Dân tộc nào có số dân đông nhất năm 2024

Các kết quả nghiên cứu khoa học liên ngành cho thấy từ thời sơ sử, Việt Nam là nơi tụ cư của nhiều thành phần cư dân, thuộc các bộ lạc khác nhau. Các cư dân đó là chủ nhân của văn minh nông nghiệp [kinh tế sản xuất, trồng trọt chăn nuôi, đánh cá, làm thủ công…], thoát dần cuộc sống săn bắt, hái lượm [kinh tế chiếm đoạt…] tiến tới cuộc sống định cư. Kết quả khảo cổ học cho thấy, ở các khu vực khác nhau trên đất nước ta xuất hiện các nền văn hóa tiền sử, phản ánh tính đa dạng, thống nhất của các nhóm cư dân buổi đầu của lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đấu tranh, thích ứng với tự nhiên và chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài để sinh tồn, những cư dân khác nhau về nguồn gốc, tiếng nói, tập quán và văn hóa -tiền thân của nhiều thành phần dân tộc hiện nay [trong đó có dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số] đã ý thức quần tụ nhau lại, cố kết trong một cộng đồng dân tộc quốc gia.

Tây Nguyên hiện nay gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Khu vực diện tích tự nhiên 54,477 km2 [chiếm 16,8% diện tích cả nước], dân số gần 5 triệu người. Toàn vùng hiện có 60 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó 3 thành phố, 6 thị xã và 51 huyện; 75 phường, 48 thị trấn và 592 xã, 7.186 thôn buôn [2.525 buôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số].

  • D 6

2. Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa?

  • A 1
  • B 2 Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 độ C, điều hoà quanh năm, biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 độ C. Khí hậu vùng này có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.
  • C 3
  • D 4

3. Dân tộc thiểu số nào có dân số đông nhất Tây Nguyên?

  • A Gia Rai Người Gia Rai [hay JRai] là một trong 54 dân tộc của Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và phía bắc tỉnh Đắk Lắk. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho biết, cộng đồng này có trên 411.000 người, là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất Tây Nguyên.
  • B K'ho
  • C Xê Đăng
  • D Ê Đê

4. Gia đình người Gia Rai theo chế độ gì?

  • A Mẫu hệ Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc kết hôn. Khi cô gái có tình ý với ai đó, gia đình sẽ nhờ người mai mối đến nhà trai hỏi ý. Nếu được chấp thuận, nhà gái sẽ đưa sang một vòng tay cầu hôn, chọn ngày, chuẩn bị lễ vật rồi tổ chức đám cưới. Sau lễ cưới, chàng trai người Gia Rai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái người Gia Rai đều theo họ mẹ. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn.
  • B Phụ hệ
  • C Song hệ
  • D Không phân biệt tử hệ

5. Cách dựng nhà sàn của người Gia Rai có điểm gì đặc biệt?

  • A Dùng 100 cây đinh sắt
  • B Dùng 100 dây thép
  • C Dùng 100 thanh gỗ
  • D Không dùng bất cứ kim loại nào Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nét độc đáo trong dựng nhà của người Gia Rai là "không dùng đến một chiếc đinh sắt hay dây kim loại". Khi làm nhà mới hay sửa chữa, kể cả nhà ở và nhà rông, người dân không dùng cưa hay đục mà sử dụng duy nhất chiếc búa có lưỡi ở cả hai đầu, lưỡi to dùng để chặt, vạc; lưỡi nhỏ để đục, dùi lỗ...

6. Người Gia Rai thực hiện lễ tạ ơn cha mẹ khi nào?

A

Khi cha mẹ còn sống

Những người con dân tộc Gia Rai sau khi lập gia đình, việc phấn đấu đầu tiên không phải xây được căn nhà to hay mua được xe đắt tiền mà là chuẩn bị tài sản để làm lễ Tạ ơn cha mẹ trước dân làng, người thân quen. Đây là nét đẹp mang đậm tính truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc của cộng đồng.

Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, người Tày [còn gọi là người Thổ] ở Việt Nam có khoảng 1,85 triệu người, là dân tộc đông thứ 2 tại Việt Nam sau dân tộc Kinh - khoảng 82 triệu người.

Xếp sau đó là dân tộc Thái với khoảng 1,82 triệu người; dân tộc Mường với khoảng 1,45 triệu người và dân tộc H’Mông với khoảng 1,39 triệu người…

Hiện nay, người Tày có mặt ở tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước.

2. Dân tộc này chủ yếu sinh sống ở đâu?

  • Vùng núi Đông Bắc
  • Vùng núi Tây Bắc
  • Tây Nguyên
  • Nam Trung Bộ

Chính xác

Người Tày chủ yếu sinh sống tại vùng núi Đông Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn... Thời gian gần đây, nhiều người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.

Người Tày thường tập trung cư trú thành bản ở ven các thung lũng, triền núi thấp. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Ngôi nhà truyền thống của người Tày thường là nhà sàn, mái lợp tranh hoặc ngói.

3. Người Tày tập trung nhiều ở tỉnh nào?

  • Lạng Sơn
  • Cao Bằng
  • Bắc Kạn
  • Tuyên Quang

Chính xác

Theo điều tra dân số năm 2019, người Tày ở Lạng Sơn chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam với khoảng 282.000 người. Xếp sau đó là Cao Bằng với 216.000 người, chiếm 41% dân số toàn tỉnh và 25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam.

Tại Bắc Kạn, dù chỉ có khoảng 150.000 người thuộc dân tộc này nhưng cũng chiếm hơn một nửa dân số trong toàn tỉnh.

4. Trang phục cổ truyền của người Tày là gì?

  • Áo cóm, váy đen
  • Áo chàm/ đen
  • Áo dài
  • Áo tứ thân

Chính xác

Trang phục của người Tày tương đối đơn giản, sử dụng màu chàm/đen là phổ biến. Bộ y phục cổ truyền được làm từ vải bông tự dệt, hầu như không có hoa văn giống trang phục của các dân tộc thiểu số khác.

Phụ nữ Tày thường mặc áo dài đến bắp chân, quấn thắt lưng để thả dài theo tà áo. Trang sức đi kèm là xà tích, vòng ở cổ, tay, khuyên tai… chủ yếu bằng bạc.

Trong khi áo chàm của nam giới Tày có hai loại là áo ngắn cài cúc dọc theo ngực, có hai túi và áo dài năm thân, cổ tròn đứng, cài cúc vải sát cổ phía trái và cạnh bên trái. Trang phục của nam giới không có thắt lưng mà để thân áo xuôi theo dáng người tạo nét khỏe khoắn, mạnh mẽ.

5. Loại nhạc cụ nào có mặt trong mọi sinh hoạt văn hóa của người Tày?

  • Đàn nhị
  • Đàn tính
  • Đàn hồ
  • Đàn bầu

Chính xác

Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tày. Với người dân tộc này, chiếc đàn tính cùng điệu hát Then là một phần không thể thiếu trong đời sống.

Cây đàn tính gồm ba bộ phận chính là bầu vang, cần đàn và dây đàn. Bầu vang là bộ phận tăng âm được làm bằng nửa quả bầu khô. Vì vậy, kích thước phụ thuộc vào quả bầu lớn nhỏ khác nhau. Để có độ vang, âm sắc chuẩn, người ta thường chọn quả bầu tròn và dày đều.

Một cây đàn tính hát Then thường có ba dây. Theo người dân tộc Tày, ba dây này tượng trưng cho cha, mẹ và đất nước.

Dân tộc Kinh đứng thứ mấy Việt Nam?

Dân số các dân tộc Việt Nam hiện nay Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam chia theo ngôn ngữ thì có 8 nhóm. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số.

2023 Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

CỘNG ĐỒNG 54 DÂN TỘC VIỆT NAM.

Dân tộc Hoa đứng thứ mấy Việt Nam?

Qui mô dân số các dân tộc Việt Nam năm 2019.

Dân tộc đông thứ 2 Việt Nam là dân tộc gì?

Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, người Tày [còn gọi là người Thổ] là dân tộc đông thứ 2 tại Việt Nam với khoảng 1,85 triệu người, sau dân tộc Kinh - khoảng 82 triệu người.

Chủ Đề