Đăng ký thi đánh giá năng lực đại học Sư phạm

Từ sáng sớm ngày 1.6, nhiều thí sinh đã có mặt tại điểm thi để làm thủ tục dự thi. Các thí sinh đến từ nhiều tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ. Thí sinh được tình nguyện viên hướng dẫn lên phòng thi. 
Có mặt từ sớm dự ca thi đầu tiên, Duy Khang – học sinh lớp 12A7, Trường THPT Quang Trung [TPHCM] cho biết dự thi để đăng ký vào ngành Sư phạm Toán. Khang tỏ ra khá hồi hộp vì đây là lần đầu tiên trường tổ chức kỳ thi này.
Trước khi vào phòng, giám thị sẽ quét an ninh thí sinh để đảm bảo các em không mang theo điện thoại, thiết bị điện tử. 
Thí sinh thi trên máy tính, không được mang bất kỳ vật dụng nào, trừ máy tính cầm tay.
Kiểm tra thông tin thí sinh trước khi vào phòng thi.
Thí sinh được chọn một trong sáu bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt để xét tuyển vào 21 ngành của Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Vì đây là hình thức khá mới mẻ nên thí sinh được hướng dẫn rất kỹ cách thức làm bài thi trên máy tính.
ThS Nguyễn Ngọc Trung - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho biết nội dung kiến thức sử dụng trong đề đánh giá năng lực bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, trong đó 70-80% thuộc chương trình lớp 12, còn lại thuộc lớp 10 và 11. Đề thi có độ phân hoá nhất định để xét tuyển vào đại học.
Kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Điểm bài thi đánh giá năng lực nhân hệ số 2.

Page 2

Thống kê kết quả thi HSA năm 2022: Số lượt thí sinh tham dự kỳ thi HSA là 62.633 tại 15 địa điểm thi: Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN [TKT], Trường ĐH Công nghệ ĐHQGHN [QHI], Trường ĐH Thăng Long [DTL], Trường ĐH Tài Nguyên Môi trường [DMT], Học viện Ngân hàng [NHH], Trường ĐH Kinh tế Quốc dân [KHA], Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội [DCN], ĐH Thái Nguyên [TNU], Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên [SKH], Trường ĐH Hồng Đức [HDT], Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định [SKN], Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam [HHA], Trường ĐH Vinh [TDV], Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng [DDS], Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng [SGH].

Hình 1. Thống kê dữ liệu điểm thi Đánh giá năng lực [HSA] năm 2022

Thống kê dữ liệu thu được điểm cao nhất 135/150, thấp nhất 24/150, điểm trung bình là 79,3/150, điểm trung vị tại 79,0/150, độ lệch chuẩn là 13,9. Phân bố điểm thi có dạng phân bố chuẩn. Trong số những thí sinh có đạt điểm cao có 01 thí sinh đạt 135 điểm, 17 thí sinh đạt điểm trong khoảng từ 125 - 131 trong đó có 08 thí sinh đã dự thi HSA hơn một lần trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2022. Số lượt thi đạt ≥ 75 điểm là 62%, đạt ≥ 80 điểm là 48,4%, đạt ≥ 90 điểm chiếm 23,9%, đạt ≥ 100 điểm là 8,0% và chỉ có 1,6% có điểm thi bằng hoặc cao hơn 110.

Năm 2022, phiếu báo kết quả thi HSA của thí sinh được bổ sung thêm trường thông tin thứ hạng điểm thi của từng đợt thi tương ứng. Theo đó, thứ hạng điểm thi [P%] là phép so sánh tương đối phản ánh điểm của đợt thi/kỳ thi bằng hoặc thấp hơn điểm của thí sinh trong đợt thi/kỳ thi đó. Tổng hợp thứ hạng điểm thi [P%] của 12 đợt thi vừa qua được liệt kê ở bảng dưới đây. Bên cạnh thông tin về điểm thi, phổ điểm HSA năm 2022 thì thứ hạng điểm thi là một trong những công cụ quan trọng để xét tuyển thí sinh theo năng lực cá nhân.

Dự kiến trong năm 2022, trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi ĐGNL chuyên biệt để sử dụng như một phương thức tuyển sinh của trường.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM công bố kỳ thi riêng

Xem thêm: Điểm chuẩn ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2021

Đặc biệt, kết quả thi ĐGNL chuyên biệt này có thể bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm. Kỳ thi nhằm phục vụ cho tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, được sử dụng xét tuyển theo phương thức kết hợp với kết quả học tập THPT. Cụ thể:

1. Về số lượng bài thi:

Kỳ thi ĐGNL chuyên biệt bao gồm 6 bài thi: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh. Thí sinh có thể lựa chọn một hoặc một số bài thi tùy theo ngành học mình mong muốn xét tuyển.

2. Về các bài thi:

Các bài thi Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học gồm 50 câu hỏi [35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu trả lời ngắn] trong thời gian 90 phút. Riêng bài thi Ngữ Văn bao gồm 20 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 câu nghị luận xã hội độ dài khoảng 600 từ trong thời gian 90 phút,

Bài thi Đánh giá năng lực tiếng Anh gồm 4 phần ứng với 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong thời gian làm bài 180 phút. Bài thi sử dụng hình thức đánh giá năng lực tiếng anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam.

3. Về nội dung bài thi:

Nội dung kiến thức các bài thi sẽ bám sát chương trình THPT hiện hành, kiến thức lớp 12 chiếm tỉ lệ 70-80%, phần còn lại là kiến thức thuộc phạm vi lớp 10, 11.

Đặc biệt với bài thi tiếng Anh, các chủ đề được lấy đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cung cấp các dự liệu, số liệu nhằm đánh giá năng lực suy luận, giải quyết vấn đề của thí sinh chứ không yêu cầu khả năng học thuộc lòng.

Ngoài ra, bài thi ĐGNL chuyên biệt được quy về thang điểm 10, điểm số tính lẻ đến 0,1 điểm.

4. Về hình thức thi:

Bài thi Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học được thực hiện trên máy tính, hình thức chấm tự động nên thí sinh có thể biết điểm ngay sau khi kết thúc bài thi.

Đối với phần viết luận của bài thi Ngữ Văn, bài thi được chấm với sự hỗ trợ của phần mềm để giám khảo chấm thi trên máy tính, tổ chức 2 vòng chấm thi độc lập. Kết quả dự kiến được công bố không quá 15 ngày kể từ ngày thi.

Với bài thi tiếng Anh, phần Nghe, Đọc được chấm tự động. Phần thi Nói, Viết được chấm bởi ban giám khảo theo 2 vòng chấm thi độc lập. Kết quả dự kiến được công bố không quá 15 ngày kể từ ngày thi.

Các ngành dự kiến xét tuyển dựa trên bài thi đánh giá năng lực

5. Về hình thức xét tuyển:

Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành học mình lựa chọn.

Cũng theo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung: “Các học sinh lớp 11 hoàn toàn có thể đăng ký dự thi để làm quen với tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực người học, đồng thời có thể được bảo lưu kết quả sử dụng xét tuyển cho năm sau đó”.

6. Địa điểm và thời gian đăng ký và tổ chức thi

Theo kế hoạch của ĐH Sư phạm TP.HCM, kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 sẽ được diễn ra trong các ngày từ 1/6 – 3/6 tại địa chỉ: 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM.

Thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của ĐH Sư phạm TP.HCM đợt 1 từ ngày 25/4 – 15/5 bằng hình thức trực tuyến tại địa chỉ //dkdgnl.hcmue.edu.vn/.

Lệ phí đăng ký: môn Toán học, vật lý, hóa học, sinh học: 200.000 đồng/bài thi; môn Ngữ văn: 300.000 đồng/bài thi; môn Tiếng Anh: 500.000 đồng/bài thi.

Từ ngày 20 đến 25/5, thí sinh sẽ nhận giấy báo dự thi qua email.

Từ ngày 15 đến 20/6, trường công bố kết quả thi đợt 1.

Dự kiến đợt 2 của kỳ thi diễn ra vào tháng 7/2022 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Như vậy, kỳ thi ĐGNL chuyên biệt của ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh xét tuyển đại học. Hy vọng các em tìm được hình thức thi phù hợp với bản thân.

Tham khảo đề minh họa năm 2022 của trường:

[Theo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM]

Video liên quan

Chủ Đề