Đánh giá biếu hiện tự diễn biến tự chuyển hóa

Đảng bộ huyện Thọ Xuân tổ chức hội nghị lần thứ 13, nhiệm kỳ 2020-2025 với nhiều nội dung quan trọng về công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ.

Theo quy định, việc kiểm điểm đảng viên cuối năm sẽ giúp tất cả những thành viên đứng trong hàng ngũ của Đảng đánh giá chính bản thân, nêu lên quan điểm cá nhân và có được cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động trong 1 năm. Tại xã Xuân Lai [Thọ Xuân], thực hiện Quy định 132-QĐ/TW về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, đồng chí Lê Văn Sâm, Bí thư Đảng ủy xã đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm của bản thân và đã đăng ký vào sổ “Học tập và làm theo Bác”, cam kết khắc phục. Đồng chí chia sẻ: “Với vai trò là Bí thư Đảng ủy xã, bản thân tôi cũng nhận phần trách nhiệm trước những mặt hạn chế trong công tác lãnh chỉ đạo dẫn đến công tác tham mưu còn lúng túng, thiếu chủ động, bao quát; công tác quản lý, điều hành ở một số mặt vẫn còn hạn chế”.

Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Đảng bộ huyện Thọ Xuân xác định việc thực hiện Chỉ thị 05 phải gắn với Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII]. Trong đó chú trọng bám sát cơ sở, tập trung tháo gỡ những vấn đề phát sinh, nổi cộm tại cơ sở; tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên sai phạm; làm trong sạch bộ máy tổ chức cơ sở đảng, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Thông qua công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hàng năm; đồng thời, khẩn trương chỉ đạo việc khắc phục kịp thời các khuyết điểm, thiếu sót được chỉ ra sau kiểm điểm và rà soát, bổ sung những việc cần làm ngay... 9 tháng năm 2022, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra từ huyện đến cơ sở kiểm tra 111 lượt tổ chức đảng, 274 lượt đảng viên; giám sát chuyên đề 94 lượt tổ chức đảng, 606 lượt đảng viên; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 1 tổ chức đảng và 28 đảng viên [giảm 25 đảng viên so với cùng kỳ năm 2021]. Qua kiểm tra, giám sát đã thi hành kỷ luật 30 đảng viên do vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, vi phạm quản lý đất đai... và căn cứ vào quy trình công tác cán bộ, ban thường vụ cấp ủy các cấp đã đưa ra khỏi quy hoạch nhân sự nhiệm kỳ mới đối với đảng viên vi phạm.

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 10, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã xem xét quyết định thi hành kỷ luật và khai trừ ra khỏi Đảng đối với 5 đảng viên, gồm: Nguyễn Thị Nga, nguyên cán bộ Phòng Kinh doanh, Chi bộ Công ty CP Lương thực Thanh Hóa, đã bị Tòa án Nhân dân [TAND] tỉnh tuyên phạm tội “đánh bạc”, xử phạt 24 tháng tù; Nguyễn Sáng, đảng viên Chi bộ Chi nhánh Xây lắp 5, Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa - CTCP, đã bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên phạm tội “đánh bạc”, xử phạt 21 tháng tù; Nguyễn Trọng Phong, đảng viên, nguyên kế toán trưởng Kho bạc Nhà nước huyện Nông Cống thuộc Đảng bộ Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa, đã bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, xử phạt 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Đỗ Thị Giang, đảng viên Chi bộ Phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ, Đảng bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, bị TAND TP Thanh Hóa tuyên phạm tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, xử phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; La Đức Dũng, đảng viên Chi bộ Phòng Giáo dục thường xuyên và Ngoại ngữ - Tin học, thuộc Đảng bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh bị TAND TP Thanh Hóa tuyên phạm tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, xử phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Song, không phải đến bây giờ việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên mới cần được đề cao và cần cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến những tiêu cực nảy sinh trong nội bộ Đảng, chính quyền và trong xã hội, như là những biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng, cá nhân chủ nghĩa... Tiếp nối tư tưởng của Người, Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ tiếp tục khẳng định sự cấp thiết và là nhiệm vụ then chốt. Theo đó, mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 4 đề ra là nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về nguy cơ và đề ra các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kết hợp hài hòa chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài, lấy “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột phá...

Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] đã chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Mặc dù vậy, còn rất nhiều biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên [CB, ĐV] khi thực thi nhiệm vụ, đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận thấu đáo, nhận diện, phát hiện và kiên quyết đấu tranh.

Trước hết, một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị tương đối dễ nhận diện đó là “tranh công, đổ lỗi”. Khi công việc được hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả cao thì cố gắng tranh giành đó là công lao của mình, còn gặp khó khăn, thất bại thì tìm mọi cách đổ lỗi cho một cá nhân khác hoặc do yếu tố khách quan. Song hành cùng biểu hiện này còn có biểu hiện khác là “đùn đẩy, né tránh trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ”. Biểu hiện này thường thấy ở việc không có cơ quan, đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính trong công tác phối hợp, luôn cho rằng nhiệm vụ đó không phải là nhiệm vụ chính của cơ quan, đơn vị mình và đơn vị chỉ có trách nhiệm phối hợp thực hiện, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, hoặc “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” đối với những công việc có sự tham gia phối hợp của nhiều đầu mối đơn vị...

Bên cạnh đó, một biểu hiện khác nghiêm trọng hơn biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm là “thực hiện công việc nửa vời, không đến nơi đến chốn”. Đó là việc cá nhân đã ý thức được việc làm của mình, thấy trước được kết quả, nhưng làm cho có và không mang lại hiệu quả. Mặt khác, có một bộ phận CB, ĐV “lười nghiên cứu chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật để phục vụ công tác”. Đây là biểu hiện suy thoái dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng do thực hiện không đúng, không đủ các quy định của pháp luật, chủ yếu ra các quyết định thông qua bộ phận tham mưu, không xem xét, kiểm tra trước khi quyết định. Nghiêm trọng hơn, CB, ĐV có biểu hiện suy thoái này thường đùn đẩy trách nhiệm, hoặc sợ sai không dám làm vì không nắm chắc các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.

Ngoài những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị nêu trên, một biểu hiện hết sức nguy hại khác đang diễn ra khá phổ biến ở không ít nơi, đó là “trọng dụng người không đủ năng lực, không đủ tài, đức và ưa dùng người xu nịnh”. Với việc đánh giá và sử dụng cán bộ như vậy khiến cho những người có năng lực, trình độ, có tinh thần cống hiến mất niềm tin, không còn động lực phấn đấu và gây mất đoàn kết nội bộ trong cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng.

Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, một bộ phận CB, ĐV đã có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống mà phổ biến nhất trong thực tiễn đó là “lợi dụng việc mua sắm, đầu tư công để hưởng lợi tư”. Không ít người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc mua sắm, đầu tư công để móc nối, cấu kết với các đơn vị nhà thầu hưởng phần trăm chênh lệch, tiền “hoa hồng”, “lót tay” để phục vụ mục đích cá nhân.

Một biểu hiện khá phổ biến khác đó là “sử dụng thời gian làm việc hành chính để phục vụ mục đích cá nhân”. Biểu hiện này được thể hiện thông qua việc không tập trung vào chuyên môn, không xem nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ chính mà chú tâm vào các mối quan hệ bên ngoài, “tham nhũng” thời gian làm việc công để tranh thủ làm việc riêng, tạo thu nhập cá nhân... Cùng với biểu hiện trên, “thiếu đạo đức nghề nghiệp” cũng được xem là biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống. Trong đó, người mắc biểu hiện này chỉ chú trọng đến lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm mà đi ngược lại với đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội...

NGUYỄN HẢI HÀ [giảng viên Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ]

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.

Kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 3-10-2017 của Ban Bí thư về tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ

Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 3-10-2017 của Ban Bí thư ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ [sau đây gọi là Quyết định số 99-QĐ/TW] đã đạt được kết quả tích cực.

Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" Ánh sáng soi đường trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, các lực lượng tham gia cần kết hợp nghiên cứu khoa học để nắm vững nguồn gốc, bản chất của các trào lưu tư tưởng sai trái, cơ hội, xét lại để vạch trần cho quần chúng nhân dân nhận diện rõ bản chất và tác hại của chúng trên các phương tiện thông tin. Đồng thời, bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.

Tọa đàm đánh giá chất lượng cán bộ chính trị và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của sĩ quan cấp phân đội

Sáng 9-5, Trường Sĩ quan Chính trị [SQCT] phối hợp với Sư đoàn 3 [Quân khu 1] tổ chức hội nghị tọa đàm, trao đổi khoa học đánh giá chất lượng học viên tốt nghiệp Trường SQCT công tác tại đơn vị và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của sĩ quan cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Văn Chung, Phó hiệu trưởng Đào tạo, Trường SQCT và Thượng tá Nguyễn Công Khuê, Phó Chính ủy Sư đoàn 3 đồng chủ trì hội nghị.

Chủ Đề