So sánh tín phiếu và kỳ phiếu

Hối phiếu và kỳ phiếu là các phương tiện thanh toán quốc tế được sử dụng như một chứng từ cam kết cho việc thanh toán.

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của Hối phiếu và kỳ phiếu, cùng Xuất nhập khẩu online thực hiện so sánh trong bài viết dưới đây:

\>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt Nhất?

1. Hối phiếu là gì

Hối phiếu là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền một người khác bằng cách yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó được quy định trên hối phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho một người nào đó hoặc trả cho người cầm hối phiếu.

Về phương diện pháp lý, hối phiếu được sử dụng phổ biến trong thanh toán thương mại quốc tế nên ngoài những quy định riêng, hối phiếu còn chịu sự điều chỉnh của các luật mang tính chất quốc tế. Trên thế giới hiện nay có hai luật khác nhau điều chỉnh việc phát hành và sử dụng hối phiếu.

  • Luật thống nhất về hối phiếu [Uniform Law for Bill of exchange – ULB 1930] do các nước tham gia Công ước Geneve [Geneva Convention of 1930 – 1931] để ra năm 1930.
  • Luật hối phiếu của Anh năm 1882 [Bill of Exchange Act of 1882 – BEA 1882] và Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 [Uniform Commercial Code – UCC 1962].

Ngoài hai luật cơ bản trên, Văn kiện A/CN 9/211 ngày 18/2/1982 về hối phiếu và kỳ phiếu [International Bills 01 Exchange and Promissory Notes, document No. A/CN 9/211 to February 1982] do Uỷ ban Luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc ban hành cũng được sử dụng để điều chỉnh quá trình sử dụng hối phiếu trong thanh toán thương mại quốc tế.

Mặc dù không phải là thành viên tham gia ký kết Công ước Geneve 1930 nhưng trong quan hệ với các nước, Việt Nam vẫn sử dụng hối phiếu trong khuôn khổ của ULB 1930.

Nội dung cơ bản của hối phiếu:

Để hối phiếu có hiệu lực phải ghi đầy đủ các nội dung sau:

  • Tiêu đề của hối phiếu: Tiêu đề “Hối phiếu” [Bill of Exchange]
  • Số hiệu của hối phiếu: Được ghi ở góc phía trên, bên trái của hối phiếu.
  • Địa điểm ký phát hối phiếu
  • Ngày tháng ký phát hối phiếu
  • Lệnh trả tiền vô điều kiện
  • Số tiền của hối phiếu
  • Thời hạn trả tiền hối phiếu
  • Địa điểm trả tiền hối phiếu
  • Người hưởng lợi hối phiếu
  • Người trả tiền hối phiếu
  • Người ký phát hối phiếu
  • Số bản của hối phiếu

2. Kỳ phiếu là gì?

Kỳ phiếu hay Promissory Note là giấy cam kết trả tiền trong đó người ký phát, cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi có ghi trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác.

Khác với hối phiếu, kỳ phiếu do người trả tiền, trong thương mại quốc tế là người nhập khẩu, ký phát để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, thường là người xuất khẩu. Với tính thụ động như vậy nên trong thanh toán thương mại quốc tế, kỳ phiếu không thông dụng bằng hối phiếu.

Kỳ phiếu là một phương tiện thanh toán thương mại quốc tế nên cũng có đầy đủ những đặc điểm của một phương tiện thanh toán quốc tế. Trên kỳ phiếu cũng không chỉ rõ lý do trả tiền, kỳ phiếu cũng mang tính bắt buộc trả tiền và có khả năng chuyển nhượng.

So sánh với hối phiếu, về cơ bản, các điều luật áp dụng cho hối phiếu cũng có thể áp dụng cho kỳ phiếu. Tuy nhiên, giữa hối phiếu và kỳ phiếu cũng có một số điểm khác biệt cơ bản.

\>>>> Xem thêm: khóa học khai báo hải quan ở đâu tốt

Nội dung cơ bản của kỳ phiếu:

Để kỳ phiếu có hiệu lực phải ghi đầy đủ các nội dung sau:

  • Tiêu đề: “kỳ phiếu” [Promissory Note], tuy nhiên tiêu đề đối với kỳ phiếu không bắt buộc.
  • Số tiền phải trả
  • Thời hạn trả tiền
  • Địa điểm trả tiền
  • Người hưởng lợi
  • Thời gian và địa điểm ký phát
  • Tên và chữ ký của người ký phát.
    Hối phiếu và kỳ phiếu có nhiều điểm khác biệt như sau:
  • Khác với hối phiếu, kỳ phiếu không nhất thiết chỉ sử dụng cho một hành vi thương mại mà có thể sử dụng cho một hành vi dân sự. Nghĩa là kỳ phiếu có thể được sử dụng như một phương tiện thanh toán cho các giao dịch dân sự trong nước và nước ngoài.
  • Khác với hối phiếu, kỳ phiếu không nhất thiết phải là một hành vi thương mại mà có thể là một hành vi dân sự.
  • Hối phiếu là mệnh lệnh đòi tiền, có thể là trả ngay hoc”. sau một kỳ hạn nhất định, còn kỳ phiếu là cam kết trả tiền và kỹ hạn được ghi rõ trên kỳ phiếu.
  • Hối phiếu chỉ do một người ký phát trong khi kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi.
  • Đối với kỳ phiếu không áp dụng nghiệp vụ chấp nhận, vì trong kỳ phiếu người ký phát chính là người trả tiền.
  • Hối phiếu thường gồm 2 bản còn kỳ phiếu chỉ có một bản duy nhất.
  • Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hay công ty tài chính, sự bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán cho kỳ phiếu.

– Về luật điều chỉnh, văn bản pháp luật có liên quan đến kỳ phiếu là Công ước Geneva năm 1930-1931, tuy nhiên trong thực tế, người ta thường dùng phần lớn các văn bản pháp luật về hối phiếu áp dụng cho kỳ phiếu.

Hy vọng bài viết của Xuất nhập khẩu online chia sẻ về việc So Sánh Hối Phiếu Và Kỳ Phiếu Trong Thanh Toán Quốc Tế tại doanh nghiệp sẽ hữu ích tới bạn.

Nếu bạn đang có mong muốn tìm hiểu về nghiệp vụ tài trợ thương mại cũng như khóa học thanh toán quốc tế, bạn có thể tham khảo bài viết Review học khóa học thanh toán quốc tế ở đâu tốt của chúng tôi.

Chủ Đề