Đánh giá cách để học tốt các môn tự nhiên

Đọc kỹ lý thuyết và dành nhiều thời gian làm bài tập nhưng điểm số của bạn vẫn chưa cải thiện bao nhiêu. Có lẽ bạn chưa có được một phương pháp tốt nhất để học tốt những môn khô khan này. Đừng nản chí, vì khi bạn đã quyết tâm, chỉ cần đi đúng con đường, bạn sẽ thành công. …

PHƯƠNG PHÁP HỌC
1.Học với thái độ tích cực
Bước vào bàn học với tâm lý ngao ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích nuốt vào bụng mớ công thức đầy số và chữ cái Latinh – bạn đang có thái độ học rất tiêu cực, bị động đấy! Bạn sẽ mau chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu ấy thôi.
Hãy tạo cho mình thái độ học tập tích cực. Bạn hãy tự hỏi mình rằng bạn học những môn đó để làm gì? Nếu câu trả lời là để sau này thi đỗ đai học rồi là bác sĩ, kĩ sư thì bạn sẽ biết rằng mình phải học tốt để đạt được cái đích đó. Nếu không phải vậy, bạn cũng nên nghĩ rằng mình học tốt những môn này để thi đậu các kì thi học kì, thi tốt nghiệp. Hãy suy nghĩ về những ích lợi mà các môn này mang lại cho bạn như khả năng tư duy logic, óc phân tích, sự chính xác, những kiến thức thực tế có thể áp dụng… thay vì ngồi than vãn về những khó khăn.
2. Cách thức “nạp” thông tin vào bộ não
Não người gần như không có giới hạn, thế nhưng nó chỉ xử lý được từ 3-5 luồng thông tin một lúc và cần phải có thời gian, sự lặp đi lặp lại để lưu tất cả vào bộ nhớ. Nếu bạn chỉ dùng mắt để ngốn hết bài giảng vào đầu thì e rằng bạn đang ép não làm việc quá sức đấy. Hãy nhờ đến sự trợ giúp của giấy nháp, viết. Kiên trì đọc chầm chậm từng dòng sách giáo khoa, viết ra những gì cần suy nghĩ, tự chứng minh những gì còn chưa hiểu. Đó là cách tốt nhất để kiến thức đi vào đầu và mãi mãi nằm lại trong đó.
3. Hãy bắt đầu từ ngày hôm qua
Các môn tự nhiên luôn được giảng dạy theo trình tự logic, cái dễ trước, cái khó sau, cái sau phải vận dụng cái trước. Vì vậy, nếu chưa hiểu rõ bài ngày hôm qua, làm sao bạn có thể hiểu được ngày hôm nay thầy giảng về cái gì. Hãy bắt đầu từ những vấn đề cơ bản nhất, dễ nhất. Có thể là bắt đầu từ trang đầu tiên của sách giáo khoa. Đừng sợ mất thời gian vì cái tháp nào cũng phải xây từ mặt đất mà lên.
4. Học thầy không tày học bạn
Ngại đem những gì chưa hiểu để hỏi bạn bè, thầy cô là sai lầm chết người dễ dẫn đến mất căn bản nhất. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng ta không thể một mình hiểu hết tất cả những gì từ thầy cô và sách giáo khoa. Cần phải có đồng đội trong học tập. Không có ai thành công mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Bạn có thể lập một nhóm bạn, không cần phải cùng trình độ nhưng nghiêm túc trong học tập để học nhóm định kỳ. Học nhóm tăng sự hứng khởi, làm não tiếp thu nhanh hơn, có động lực cạnh tranh làm bạn cố gắng hơn. Tuy vậy, chú ý đừng nói chuyện đùa giỡn quá trớn sẽ làm phản tác dụng của những buổi học nhóm đấy nhé.
5. Cần có thời gian và sự kiên trì
Cho dù bạn có cố gắng bao nhiêu đi nữa, thành công không thể đến với bạn ngay trong ngày mai. Có thể bạn sẽ tiếp tuc lãnh điểm xấu, tiếp tục không hiểu bài nhưng đừng bỏ cuộc. Người ta thường ví cậu học sinh chăm học như con ong cần mẫn. Và người ta cũng hay nói chỉ có mười phần trăm thành công của thiên tài là do trời phú, còn chín mươi phần trăm là do nỗ lực bản thân. Như vậy cũng đủ hiểu sự chăm chỉ quan trọng như thế nào trong việc học tập. Có thể mảnh ghép cuối cùng để bạn học tốt đến từ chính sự siêng năng, cần cù của bản thân bạn. Có thể bạn còn quan tâm nhiều đến những vấn đề khác ngoài những công thức khô khan kia. Tập trung và cố gắng dành nhiều thời gian và khoảng trống trong đầu cho việc học bạn nhé.

B.KINH NGHIỆM HỌC
Giải đáp 1:
Bất cứ môn nào bạn cũng phải học kĩ lý thuyết.Không phải là học vẹt đâu nhá.Làm nhiều bài tập là cách nhớ lí thuyết hiệu quả đấy!
Sau mỗi một buổi học,bạn nên tự rút ra kinh nghiệm cho mình về cách làm bài thì sẽ nhớ rất lâu.
Thứ 2 là phải cẩn thận.Mình có giỏi đến đâu nhưng cách trình bày lộn xộn không khoa học,rõ ràng thì công cốc đấy.Phải cố
Giải đáp 2:
Để học tốt, làm tốt bất kỳ điều gì thì không khó, quan trọng là bạn có quyết tâm và yêu thích nó hay không thôi.
Muốn học tốt các môn tự nhiên, trước hết cần phải biết mình học để làm gì, nó dạy về vấn đề gì và mình cần phải vận dụng nó ra sao.
Đối với tôi, học Hóa là học về các chất hóa học, chúng cấu tạo như thế nào, phản ứng với nhau ra sao. Tôi học hóa là để có kiến thức, vận dụng kiến thức này vào đời sống hay công việc để giúp đỡ mọi người.Cũng vậy đối với các môn Toán, Lý hay Sinh…
Mỗi môn đều có cái hay riêng của nó, giúp ích rất nhiều cho mình.
Ban đầu tôi cũng dở Tự nhiên lắm nhưng cố gắng chăm chỉ siêng năng 1 tí thì dần cũng khá thôi.
Giải đáp 3:
bất kì môn nào cũng vậy, muốn giỏi thì trước tiên phải đam mê nó trước đã. chỉ có đam mê mình mới có động lực học tập, tìm hiểu và tất nhiên là sẽ tìm được phương pháp để học tốt môn đó. bạn sợ rằng mình ko đủ đam mê? đừng lo, hãy cứ bắt tay vào học môn học đó, học hết sức bạn có thể. đối với các môn tự nhiên thì điều cần thiết là phải hiểu bản chất của vấn đề thì mới giỏi được. muốn hiểu thì việc đầu tiên là đọc kỹ lý thuyết, phân tích, nhớ và sau đó liên tưởng, ứng dụng thực tế. bạn cần phải làm nhiều bài tập thì mới có thể nắm chắc và hiểu rõ bài học. hơn nữa, làm nhiều sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giải các bài tập tương tự, và thế là tạm ổn rồi! nhưng bạn phải ôn tập lại thường xuyên nhé, điều này sẽ giúp bạn củng cố kiến thức, nhớ lâu, không còn ngần ngại với các môn tự nhiên nữa. chúc bạn học tốt!
Giải đáp 4:
Học lý thuyết bạn phải học bài, còn học tự nhiên thì bạn phải làm bài tập. Không có cách thứ hai nào khác. Bạn có làm bài tập cho nhiều thì mới giỏi được. Và muốn nhớ lâu và ứng dụng được thì phải đi vào thực tế. Ví dụ, khi chúng ta học định lý nào đó thì chúng ta thử suy nghĩ trong cuộc sống nó ứng dụng trong lĩnh vực nào và hiện tại nó đã ứng dụng để làm gì.
Ông bà ta nói "văn ôn võ luyện" không sai tí nào đâu bạn ơi. Không chăm chỉ thì không thể nào giỏi được. Bạn có thấy ai đậu ĐH mà lười biếng đâu
C. ĐỐI VỚI TỪNG BỘ MÔN
I.Cách học tốt môn Toán:
Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, nhưng những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác. Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh A.
Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả. Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập. "Trăm hay không bằng tay quen". Khi đến 1 khu phố lạ ta bị lạc đường nhưng 1 đứa bé 10 tuổi có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào mà không lạc, đó chính là do "quen".
Để hiểu hết 1 cuốn sách toán ta cần hiểu từng trang, để hiểu hết 1 trang ta chỉ cần hiểu từng dòng và để hiểu mỗi dòng có lẽ là không khó lắm. Thật ra học toán là chúng ta học tại sao có dấu bằng ? Tại sao có dấu lớn hơn ? Tại sao có dấu nhỏ hơn? Tại sao có dấu suy ra và tại sao có dấu tương đương ? Để hiểu một bài toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản chứa đựng trong định nghĩa và định lý. [Để nhớ các định nghĩa và định lý ta cần làm nhiều bài tập].
Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.
Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.
Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :
– Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.
– Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.
– Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.
– Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.
– Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.
Đặc biệt khi làm bài thí sinh không nên sa đà vào những bài tập quá khó sẽ mất rất nhiều thời gian; hãy bắt đầu bằng những bài mình có thể làm được; và trong những bài đó lại bắt đầu bằng những bài ngắn nhất để kiếm từng 0,25 điểm một.
Quy tắc vàng khi làm bài là: Từng giây từng phút trong phòng thi và từng 0,25 điểm đều rất quý.
Yêu cầu của bài làm của thí sinh: Giải bài tập ngắn nhưng phải đủ và đúng [nhiều thí sinh làm bài 1 điểm, do ẩu chỉ đạt 0,5 điểm].
Trong quá trình ôn thi, thí sinh cần luyện tập cho mình những kỹ năng sau:
– Trình bày: Đặt điều kiện cho bài toán có nghĩa; sau khi giải phải kiểm tra kết quả thu được.
– Luyện và học các phương pháp giải cơ bản: giải các dạng phương trình, sử dụng đạo hàm, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất…
– Sau khi làm nhất thiết phải thử lại các nghiệm xem đúng hay sai.
Trong các sách tham khảo đều có các dạng toán cơ bản, thí sinh cần học cách giải. Cuốn sách tham khảo đáng tin cậy mà thí sinh cần đọc là “Các phương pháp giải Toán sơ cấp” của Khoa Toán – Cơ – Tin, ĐH Tổng hợp cũ [nay là ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội] xuất bản.
Nội dung thí sinh cần lưu ý:
– Đại số: Khảo sát và vẽ đồ thị; giải toán tiếp tuyến; các câu hỏi về cực trị của các dạng đường cong cơ bản phụ thuộc tham số; sử dụng đồ thị; sử dụng đạo hàm giải bài toán cực trị; tìm các nguyên hàm cơ bản; tích phân xác định và tổ hợp; các dạng phương trình, hệ phương trình chứa căn, mũ và lô-ga; bất đẳng thức.
– Lượng giác: Chứng minh các đẳng thức lượng giác và các công thức lượng giác trong tam giác; giải các phương trình lượng giác cơ bản.
– Hình học: Hình học giải tích gồm: Đường thẳng, mặt phẳng, đường tròn, mặt cầu, các đường cô-nic. Hình học không gian: Các bài toán song song, vuông góc; các bài toán về tính chất song song, vuông góc trong các khối đa diện [tứ diện, lăng trụ, hộp chữ nhật].
Tiêu đề: Phương pháp học tốt môn Toán
Đặc biệt khi làm bài thí sinh không nên sa đà vào những bài tập quá khó sẽ mất rất nhiều thời gian; hãy bắt đầu bằng những bài mình có thể làm được; và trong những bài đó lại bắt đầu bằng những bài ngắn nhất để kiếm từng 0,25 điểm một.
Quy tắc vàng khi làm bài là: Từng giây từng phút trong phòng thi và từng 0,25 điểm đều rất quý.
Yêu cầu của bài làm của thí sinh: Giải bài tập ngắn nhưng phải đủ và đúng [nhiều thí sinh làm bài 1 điểm, do ẩu chỉ đạt 0,5 điểm].
Trong quá trình ôn thi, thí sinh cần luyện tập cho mình những kỹ năng sau:
– Trình bày: Đặt điều kiện cho bài toán có nghĩa; sau khi giải phải kiểm tra kết quả thu được.
– Luyện và học các phương pháp giải cơ bản: giải các dạng phương trình, sử dụng đạo hàm, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất…
– Sau khi làm nhất thiết phải thử lại các nghiệm xem đúng hay sai.
Trong các sách tham khảo đều có các dạng toán cơ bản, thí sinh cần học cách giải. Cuốn sách tham khảo đáng tin cậy mà thí sinh cần đọc là “Các phương pháp giải Toán sơ cấp” của Khoa Toán – Cơ – Tin, ĐH Tổng hợp cũ [nay là ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội] xuất bản.
Để làm tốt bài thi trắc nghiệm môn toán, các em nên:
-Tập đọc nhanh đề bài
-Nên vẽ hình hoặc tóm tắt đề bài ra giấy, nếu tìm được câu đúng thì trả lời ngay
-Nếu không tìm được thì có thể dùng phương pháp thử sai và phương pháp loại trừ
-Gặp câu quá khó có thể bỏ qua, để làm tiếp. Cuối giờ sẽ quay lại.
Em thử áp dụng phương pháp tìm hướng giải một bài toán như sau nhé:
-Bước 1: Đặt 3 câu hỏi:Tôi có gì?Tôi muốn gì?Tôi cần làm gì?
-Bước 2: Thám hiểm bài toán [Có thể vẽ hình , phân tích câu hỏi phức tạp thành câu đơn giản]
Bước 3: Lưạ chọn hướng giải
Bước 4: Tiến hành giải bài toán
Bước 5:Kiểm tra, thử lại
Phương pháp học tốt môn toán nói chung, các em cần:
1/ Nắm vững các công thức và khái niệm toán
2/ Rèn luyện các kỹ năng giải toán
3/ Làm nhiều bài tập để lấy kinh nghiệm
4/ Thường xuyên bồi dưỡng lòng ham thích
II. Cách học tốt môn Vật lý:
Ai đã học vật lý thì điều đầu tiên là muốn học tốt vật lý , phải vậy không , kỳ thi quốc gia , đại học cũng đang đến gần rồi vấn đề học làm sao cho giỏi vật lý càng trở nên cáp bách . Vật lý là một môn khoa học quan trọng, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, hỗ trợ đa số nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người. Hơn nữa, nó còn giúp cho con người hiểu biết thêm về vũ trụ vốn nhiều bí ẩn. Vật lý trong nhà trường là một môn hoc lý thú, giúp ta bước đầu nhập môn khoa học này.
-Trước phải nói đến các giáo trình [tài liệu]vật lý để học !
+ Phải có tài liệu tốt , chuẩn của các nhà xuất bản có uy tín sẻ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong quá trình học tập.
-Vấn đè tiếp theo đấy chính là hành trang để bước vào con đường gian nan này , bạn đã muốn học giỏi vật lý thì không thể không nhớ vật lý bát nguồn từ cơ học , mà đã nói đến cơ học tức là toán học , bạn phải học toán cho giỏi [ chí ít thì bạn cũng phải biết thế nào là hệ phương trình , thế nào là tích phân , vi phân ,…..] nó thục sự là cần thiết đấy !
tiếp theo tôi phải nói đến phương tiện để bạn đi trên con đường này , vật lý là môn học về tự nhiên về vũ trụ , về mọi vật , như vậy bạn cần có một suy nghĩ hinh tượng , bạn phải phác thảo được mọi việc phải diễn ra như thế nào , đấy là điều quan trọng , bạn phải nhìn được mối quan hệ của các sự vật hiện tượng , từ cái đơn lẻ cho đến cái tổng quát , phải thấy được trong cái tĩnh có cái động , và khi mâu thuẫn đã đến giới hạn nó sẽ chuyển sang trạng thái khác , bạn phải thấy được các sự thay đổi về chất và lượng đó !
Cuối cùng tôi phải nói đến phương pháp để đi trên con đường đó , bạn đã có luật của trò chơi , bạn đã có phương tiện , …. nhưng vấn đề chính là bạn sử dụng chúng như thế nào , đây là vấn đề chung của mọi người , vấn đề này xin mời mọi người cùng đóng góp ý kiến của mình !
Để học giỏi môn Vật lý trong nhà trường, theo ta cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý :
– Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…
– Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học đều tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán – vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.
Một số kinh nghiệm học tập môn Vật lý như sau:
1/. Trước hết, cần xây dựng cho chúng ta lòng yêu thích môn học – có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Bằng cách nào? Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải – và như vậy dần dần bạn sẽ tìm thấy được những cái hay, cái đẹp của bộ môn này mà yêu thích nó.
2/. Rèn luyện cho chúng ta một trí nhớ tốt vì có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó. Rèn luyện như thế nào? Đó là : trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Như thế sẽ mất nhiều thời gian chăng? Câu trả lời là "Không" vì những bài đó chúng ta đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn. Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên [hoặc không hiểu] một thuật ngữ nào đó thôi là mất điểm ngay.
3/ Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo [chứ không phải là sách giải bài tập]. Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.
4/ Nếu có điều kiện, các bạn nên thành lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh. Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao – không chỉ riêng môn vật lý mà các môn khác cũng vậy.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ . Mong rằng bài viết này sẽ giúp được ít nhiều cho các bạn. Chúc các bạn thành công!
III.Cách học tốt môn Hoá học:
1. Học các vấn đề lý thuyết của hóa học :
Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm – định luật trên.
2. Bài học về các chất :
Cách học từng phần :
Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất [một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế].
Lí tính : thông thường ta chu ý nhớ trạng thái [rắn, lỏng , khí], màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …
Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
Hóa tính :
– Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên à tính chất chung cho loại hợp chất đó.
– Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào.
Điều chế :
– Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
– Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.
3. Bài tập hóa học :
a. Các bài tập áp dụng :
Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ? [
Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất [đối với dạng khó], nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.
Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …
b. Giải bài toán hóa như thế nào :
Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán [áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …].
– Liệt kê các dữ kiện của đề bài [các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …] yêu cầu của đề bài.
– Đặt ẩn số [thường là số mol , đặt công thức chung]
– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. [nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có]
– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
– Sử dụng các thủ thuật tính toán [phương pháp trung bình, ghép ẩn,…] áp dụng các định luật cơ bản của hóa học [định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …] để giải quyết vấn đề.
IV. Cách học tốt môn Sinh học:
1. Phương pháp học:
Nên học theo phương pháp "Tái hiện kiến thức", phương pháp học này gồm 3 bước :
a. Đi nghe thầy giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ.
b. Về nhà sau một thời gian ngắn ăn uống và nghỉ ngơi, học viên ngồi vào bàn học tái hiện lại kiến thức [nghe giảng buổi sáng – tái hiện buổi chiều, nghe giảng buổi chiều – tái hiện ngay buổi tối].
– Với bài tập: Che bài giải của thầy cô, đọc đề để giải lại.
– Với kiến thức giáo khoa: Lập dàn ý chi tiết để dễ học.
c. Một tuần sau, đúng giờ học bộ môn sinh, học viên lấy bài cũ đọc lại một lần.
2. Cách học:
a. Với phần lý thuyết:
– Nhìn chung những đề tuyển sinh các năm gần đây phần giáo khoa cho rất sát chương trình, không đánh đố. Nhưng điều đó không có nghĩa là học thuộc lòng thì sẽ làm được.
– Để làm được buộc học sinh phải hiểu, nhớ.
Ví dụ: Câu thuộc lòng trong SGK là: tính bổ sung của ADN [gen]. Nhưng đề thi 2005 lại cho câub hỏi là: gen có tỉ lệ A+T / G+X = 1, 5 và có 3.109 cặp nu. Hỏi số nu từng loại => vì thế phải hiểu được lý thuyết thì mới làm được câu này.
– Để hiểu và nhớ giáo khoa, học viên phải khái quát – tổng kết về chương trình học của mình, nắm vững các ý chính của từng bài. Điều này sẽ giúp hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy mông lung, rối lên vì nhiều kiến thức. Để hệ thống hóa kiến thức, thí sinh có thể làm các bước sau:
+ Nắm vững 14 chương của chương trình giáo khoa lớp 12.
+ Nắm vững số bài trong 1 chương [VD chương 1: Cơ sở vật chất cơ chế di truyền ở cấp phân tử có 7 bài].
+ Nắm vững số ý chính trong 1 bài [VD : bài ADN có 5 ý chính].
+ Nắm vững số ý phụ trong mỗi ý chính.
+ Nắm vững những ví dụ chứng minh trong sách giáo khoa.
b. Với phần bài tập
– Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị: những bài tập này thuộc khoa học chính xác như toán, hóa, lý. Do đó, thí sinh phải nắm được công thức mới giải được. Ví dụ: số nu môi trường cần cung cấp cho 1 gen có 3000 nu nhân đôi 3 lần = [23 – 1]. 3000
– Bài tập qui luật di truyền [bài tập lai] thuộc khoa học thực nghiệm. Học viên sử dụng lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài [biện luận và viết sơ đồ lai]. Để biện luận 1 bài tập lai ta tiến hành theo 5 bước:
+ Xác định tính trội, tính lặn
+ Quy ước gen
+ Xác định quy luật di truyền
+ Xác định kiểu gen bố mẹ
+ Viết sơ đồ lai [nếu có hoán vị gen ta tính tần số hoán vị trước khi viết sơ đồ lai].
Sau khi làm xong ta kiểm tra kiểu hình qua sơ đồ lai đúng với đề bài tập thì ta đã biện luận chính xác.
3. Nội dung chương trình sinh học cần ôn tập:
Trích dẫn
Gồm 3 phần :
a. Di truyền và biến dị
– Cơ sở vật chất di truyền và biến dị
– Hiện tượng di truyền và biến dị
– Quy luật di truyền và biến dị
– Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất.
b. Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa.
c. Bài tập di truyền và biến dị

Chủ Đề