Đánh giá chuong tring dạy am nhạc tiểu hoc

Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học tập đa dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; có đời sống tinh thần phong phú với những phẩm chất cao đẹp, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc và phát triển các năng lực chung của học sinh.

H. Chương trình môn Âm nhạc [cấp Tiểu học] hướng đến những mục tiêu chung nào?

Chương trình môn Âm nhạc cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu [yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm] và các năng lực chung [tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo].

H. Chương trình môn Âm nhạc [cấp THCS] hướng đến những mục tiêu chung nào?

Chương trình môn Âm nhạc cấp trung học cơ sở giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động trải nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; tiếp tục hình thành một số kĩ năng âm nhạc cơ bản, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; góp phần phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành từ cấp tiểu học.

H. Chương trình môn Âm nhạc [cấp THCS] hướng đến những mục tiêu chung nào?

Chương trình môn Âm nhạc cấp trung học phổ thông giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc, những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành từ cấp trung học cơ sở; định hình thị hiếu thẩm mĩ; mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội, biết trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào đời sống; có định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân.

H. Chương trình môn Âm nhạc góp phần hình thành và phát triển những năng lực đặc thù nào?

Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực âm nhạc biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học tập đa dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; có đời sống tinh thần phong phú với những phẩm chất cao đẹp, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc và phát triển các năng lực chung của học sinh Năng lực âm nhạc bao gồm các thành phần năng lực sau: – Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức và phong cách. – Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể; biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc. – Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác.

H. Để đạt được mục tiêu, môn Âm nhạc cần có những yêu cầu như thế nào về trang thiết bị?

- Cần bố trí phòng học riêng cho môn Âm nhạc, vị trí cách biệt với các phòng học khác hoặc ở tầng cao nhất để cách âm. Phòng học Âm nhạc cần sử dụng loại bàn ghế dễ di chuyển, dễ xếp gọn, tạo không gian cho học sinh vận động, tham gia các hoạt động âm nhạc hoặc biểu diễn; có tủ, giá để cất giữ các thiết bị dạy học; có bảng viết, các phương tiện nghe nhìn [máy tính, máy chiếu, màn hình,… ], thiết bị phòng cháy và chữa cháy; có nội quy phòng học. - Về nhạc cụ, chương trình môn Âm nhạc xác định loại nhạc cụ được dạy cho tất cả học sinh là nhạc cụ tiết tấu. Nhà trường có thể lựa chọn dạy học nhạc cụ tiết tấu bằng: nhạc cụ gõ Việt Nam [trống nhỏ, song loan, thanh phách,...], nhạc cụ gõ nước ngoài [bell, maracas, tambourine, triangle, wood guiro, xylophone,...], bộ gõ cơ thể hoặc nhạc cụ tự làm. Nhạc cụ giai điệu là nội dung không bắt buộc. Chương trình khuyến khích các trường thực hiện khi đủ điều kiện về thiết bị dạy học, năng lực của giáo viên,... Nhà trường có thể lựa chọn dạy học nhạc cụ giai điệu bằng nhạc cụ Việt Nam [sáo trúc, đàn t'rưng,...] hoặc nhạc cụ nước ngoài [kèn phím, đàn phím điện tử, recorder, ukulele, guitar,...]. Tất cả yêu cầu cần đạt về nhạc cụ giai điệu chỉ áp dụng với học sinh được học nội dung này. Học sinh cần một trong số nhạc cụ như kèn phím, sáo recorder, đàn ukulele,... để chơi giai điệu và hoà âm. Để đảm bảo vệ sinh, những loại kèn, sáo của học sinh cần do gia đình trang bị, học sinh tự quản lí nhạc cụ của mình. Những học sinh có năng khiếu hát, chơi piano, violon, guitar,... cần được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài trường, vừa hỗ trợ tập thể, vừa phát triển các kĩ năng xã hội.

H. Đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Âm nhạc chúng ta cần phải chú ý vấn đề nào?

Chương trình môn Âm nhạc thực hiện phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và phát triển tiềm năng hoạt động âm nhạc. Giáo viên chủ động xây dựng môi trường học tập thân thiện để học sinh có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải nghiệm, tìm tòi kiến thức và phát huy tiềm năng âm nhạc; linh hoạt kết hợp nhóm phương pháp dùng lời với nhóm phương pháp tổ chức hoạt động thông qua sử dụng dụng những nhạc cụ có âm thanh chuẩn giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe và hát đúng nhạc; tăng cường cho học sinh trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua học trong lớp, xem biểu diễn ca nhạc, tham quan di sản văn hoá, giao lưu với nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân; dành thời gian thích hợp cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc thực hiện vai trò hạt nhân và phát triển năng lực âm nhạc trong giai đoạn tiếp theo. Căn cứ vào nội dung dạy học, yêu cầu cần đạt và điều kiện thực tế, giáo viên vận dụng linh hoạt các hoạt động dạy học âm nhạc đặc thù [nghe, đọc, tái hiện, phản ứng, trình diễn, phân tích, đánh giá, ứng dụng, sáng tạo] cho phù hợp và hiệu quả; sử dụng những nhạc cụ có cao độ chuẩn để giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe và hát đúng nhạc.

H. Việc đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc dựa trên nguyên tắc nào?

Việc đánh giá kết quả giáo dục trong môn Âm nhạc nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh; hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Trong môn Âm nhạc, giáo viên đánh giá phẩm chất và năng lực dựa vào những yêu cầu cần đạt; kết hợp đánh giá định tính thông qua quan sát, nhận xét về hành vi, thái độ, tình cảm của học sinh khi tham gia các hoạt động âm nhạc với đánh giá định lượng thông qua các kĩ năng thực hành hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, biểu diễn; chú trọng đánh giá chẩn đoán nhằm thu thập thông tin về kiến thức, kĩ năng, nhu cầu âm nhạc, điểm mạnh của từng học sinh kết hợp với đánh giá quá trình học tập, luyện tập, biểu diễn, sáng tạo âm nhạc để thấy được sự tiến bộ của học sinh về ý thức, về năng lực âm nhạc.

Chủ Đề