Đánh giá playstation classic viet nam site tinhte.vn

Chỉ sau 10 ngày ra mắt, chiếc máy chơi game PlayStation Classic của Sony đã bị hack để chạy các ISO game chứa trong USB. Việc này giúp người chơi tiếp cận được kho game hàng ngàn tựa game của PlayStation 1, chứ không bị giới hạn bởi 20 game mà Sony cài sẵn trong máy.

Dĩ nhiên là Sony không khuyến khích người dùng bẻ khóa máy để chơi game ngoài, nhưng có lẽ với một hệ máy đã ra đời cách đây 24 năm thì có lẽ là họ cũng sẽ không quá gay gắt vấn đề bản quyền với những tựa game đã quá cũ nữa. Biết đâu "nhờ bị hack" mà doanh số của PS Classic lại tăng cao trong dịp mua sắm cuối năm nay thì sao.

Trên github có phần mềm Bleemsync để chạy game ngoài trên PS Classic, anh em có thể tham khảo ở đây.

Ít giờ đồng hồ trước Sony đã chính thức công bố đoạn trailer giới thiệu danh sách đầy đủ 20 game sẽ được phát hành cùng với chiếc máy chơi game nhỏ gọn xinh xắn PlayStation Classic dự kiến ra mắt vào cuối năm 2018 này. Điều anh em cần biết đầu tiên là phiên bản Nhật Bản sẽ có danh sách game hơi khác biệt so với danh sách các game sẽ có trên bản phát hành tại Bắc Mỹ và châu Âu. Cụ thể hơn anh em có thể đọc sau đoạn trailer "tuổi thơ dữ dội" dưới đây:

Danh sách game trên PlayStation Classic bản phương Tây:

  • Battle Arena Toshinden
  • Cool Boarders 2
  • Destruction Derby
  • Final Fantasy 7
  • Grand Theft Auto
  • Intelligent Qube
  • Jumping Flash
  • Metal Gear Solid
  • Mr Driller
  • Oddworld: Abe’s Oddysee
  • Rayman
  • Resident Evil Director’s Cut
  • Revelations: Persona
  • Ridge Racer Type 4
  • Super Puzzle Fighter 2 Turbo
  • Syphon Filter
  • Tekken 3
  • Tom Clancy’s Rainbow Six
  • Twisted Metal
  • Wild Arms

Trong khi đó đây là danh sách của PlayStation Classic bản Nhật:

  • Arc the Lad
  • Arc the Lad 2
  • Armored Core
  • Battle Arena Toshinden
  • Devil Dice [aka XI [sai]]
  • Final Fantasy 7
  • G Darius
  • Gradius Gaiden
  • Intelligent Qube
  • Jumping Flash
  • Metal Gear Solid
  • Mr. Driller
  • Parasite Eve
  • Persona
  • Resident Evil
  • Ridge Racer Type 4
  • SaGa Frontier
  • Super Puzzle Fighter 2 Turbo
  • Tekken 3
  • Wild Arms Không loại trừ khả năng phiên bản Nhật sẽ được cài ISO game tiếng Nhật vì máy sẽ chỉ được bán trong nội địa đất nước mặt trời mọc, nhưng cũng không sao vì những game hay nhất trên PS1 đều có mặt trên cả hai phiên bản như Metal Gear Solid, Final Fantasy 7 hay Tekken 3. Tuy nhiên như anh em có thể thấy, không có nhiều bom tấn khác của thời kỳ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, ví dụ như Tomb Raider chẳng hạn.

PlayStation Classic sẽ được bán ra vào quãng cuối tháng 11 tới, và có bán cả ở thị trường Việt Nam với giá 2.990.000 VNĐ như mình đã từng thông tin tới anh em.

Nếu như Nintendo từng hồi sinh các máy SNES, Famicon dưới kích thước mini thì bây giờ, Sony cũng làm điều tương tự với chiếc máy chơi game gắn liền với tuổi thơ của chúng ta: PlayStation 1. Với tên gọi PlayStation Classic, cỗ máy chơi game 25 năm tuổi mà Sony ra mắt khi xưa sẽ được làm lại với kích thước chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay, cài sẵn 20 tựa game nổi tiếng một thời như Final Fantasy VII, Tekken 3, Ridge Racer Type 4…. và sẽ được bán với giá 100 đô la vào tháng 12 năm nay.

Về hình dáng, màu sắc thì chiếc PlayStation Classic vẫn theo thiết kế của bản gốc với tông xám, cũng có “khay chứa đĩa” mở lên theo kiểu vỏ sò nhưng tất nhiên là không thể bỏ hay đọc đĩa được. Dù vậy nó vẫn có một nút “mở hộc đĩa” ở bên phải và khi nhấn vào, game cài sẵn trong máy sẽ được thay đổi một cách tuần tự. Đi kèm với máy sẽ là một bộ đôi tay cầm giống như hồi xưa, cáp HDMI kết nối với màn hình, cáp USB micro. Hiện list game đầy đủ vẫn chưa được công bố, đồng thời việc cài thêm game cũng không rõ là có được không, tuy nhiên chiếc máy này có thể sẽ có sức hút không nhỏ đối với nhiều anh em.

Raspberry Pi là một cái máy tính đa dụng, và một trong những thứ bạn có thể làm với nó là biến máy thành 1 chiếc PlayStation 1 [hoặc NES, hoặc Nintendo DS, hoặc Gameboy... nói chung là các hệ máy console xưa xưa]. Mấy hôm rảnh rỗi lôi ra làm vài ván bắn súng hay chơi Final Fantasy hay đem ra đánh Dragon Ball Z thì cũng thú vị lắm, vừa xả stress nhẹ nhàng vừa nhớ lại kỉ niệm ngày xưa. Nhà có con nít lâu lâu cho các bé chơi để biết game ngày xưa vui vẻ ra sao cũng hay đấy.

Chiếc máy mình dùng trong bài viết này là Raspberry Pi 3 Model B, bạn có thể mua con Model B+ mới nhất với cấu hình mạnh mẽ hơn. Giá của con Pi này vào khoảng 1 triệu đồng, thêm case cỡ 100k, tay cầm không dây 170k, thẻ nhớ 64GB 250k, bàn phím USB giá 200k là bạn đã có một chiếc "PlayStation Classic" với chi phí chỉ tầm 1,6 triệu, rẻ hơn nhiều so với con số 100$ của Sony bán 😁 [tất nhiên là bạn phải tự setup mày mò làm chứ không phải cắm thẳng ra chơi hehe, nhưng vui lắm, không khó đâu].

Ghi chú: mình kết nối với màn hình nhỏ cho dễ mô tả cho anh em, chứ anh em khi chơi sẽ gắn ra màn hình TV qua cổng HDMI của Raspberry Pi mà chiến.

Những thứ cần thiết

  • 1x Raspberry Pi 3 Model B hoặc B+ cho hiệu năng đảm bảo, nhưng nếu bạn dùng các model cũ hơn cũng không sao
  • 1x thẻ nhớ từ 8GB trở lên, mình chọn xài 64GB cho thoải mái
  • 1x tay cầm chơi game có cổng USB, có thể mua loại có dây hoặc không dây đều được, không cần mua loại đắt tiền
  • 1x cái bàn phím USB để setup cơ bản cho Raspberry Pi, nếu có sẵn rồi thì không cần mua.
  • 1x cái USB dung lượng to to tí để chứa game [không bắt buộc, nếu không có USB thì bạn chép thẳng game vào thẻ nhớ cũng được]
  • Download RetroPie, phiên bản hệ điều hành được điều chỉnh riêng cho việc chơi game giả lập với Raspberry Pi.
  • Phần mềm FileZilla để copy game / ROM / BIOS sang Retro Pie.

Đây là một cái tay cầm chơi game không tên tuổi, hỗ trợ không dây [đầu nhận tín hiệu gắn vào cổng USB của Raspberry Pi]. Giá 170.000 đồng, quá rẻ.​

Bắt đầu cài đặt

1. Giải nén file hệ điều hành bạn đã download ở trên, sẽ có 1 file ISO. Dùng SD Card Formatter để định dạng lại thẻ nhớ của bạn cho thật sạch sẽ rồi dùng phần mềm Etcher để flash file ISO này lên thẻ. Cách làm xem ở đây: Etcher và SD Card Formatter, công cụ flash thẻ microSD trực quan, dễ xài, ổn định cho Raspberry Pi.

2. Sau khi đã có thẻ nhớ chứa hệ điều hành RetroPie, bạn gắn thẻ nhớ vào Raspberry Pi và gắn điện vào để chạy máy lên. Kết nối bàn phím USB và tay cầm chơi game vào cổng USB trên Raspberry Pi.

3. Bạn sẽ thấy một giao diện tương tự như bên dưới hiện ra, nếu có được hỏi về việc map bàn phím với tay cầm chơi game thì cứ thực hiện theo. Trên tay cầm của mình, bạn nhấn giữ 1 phím bất kì để máy nhận diện tay cầm. Tới phần map phím để máy biết được nút nào dùng làm gì thì bạn cứ thực hiện theo. Nếu bạn gặp phím lạ mà RetroPie không nhận ra thì nhấn giữ 1 phím để skip, tí nữa chúng ta có thể cài đặt lại sau.

4. Sau khi đã vào trong hệ điều hành Retro Pi, bạn sẽ thấy màn hình giống bên dưới. Tại đây bạn cần làm 2 thứ:

  • Kích hoạt tính năng SSH để copy file vào Raspberry Pi: dùng phím mũi tên trên bàn phím vào Raspi Config > Interfacing Options > SSH > Enable > Yes. Bấm back để quay trở ra ngoài.
  • Kích hoạt Wi-Fi. Vào menu WiFi > chọn tên mạng > nhập password mạng nhà bạn > truy cập. Nhớ ghi lại địa chỉ IP của máy để tí nữa chúng ta chép game vào.

Vậy là bạn đã xong bước cài đặt, giờ tới phần tìm game và BIOS.

Tìm, chép game và BIOS

RetroPie là một hệ điều hành chứa sẵn rất nhiều trình giả lập của các máy như PlayStation 1, PSP, NES, GameBoy, GameBoy Advanced... Có tổng cộng trên 50 hệ máy được hỗ trợ, sợ chưa. Ở đây mình hướng dẫn bạn về ROM và BIOS của PlayStation 1, còn các nền tảng khác bạn chịu khó tự tìm nhé, cách làm tương tự thôi à.

1. Game của PlayStation 1 có thể tìm kiếm trên Google theo cú pháp + PlayStation 1 download. Nó sẽ dẫn bạn đến nhiều trang web khác nhau, ở đây mình không thể ghi ra vì lý do chính sách bản quyền. Nhưng nhiều chỗ cho down free lắm, ngay trang 1 Google là có. Down về bạn sẽ thấy các file với định dạng *.bin và *.cue. Định dạng *.pbp của game PSP cũng được chấp nhận.

2. Để game chạy tốt hơn, bạn cần BIOS. BIOS có thể tạm hiểu như trình điều khiển cho máy vậy đó. Ở đây chúng ta sẽ dùng BIOS SCPH1001.BIN trích xuất từ máy PlayStation 1 bản dành cho thị trường Mỹ. Lại một lần nữa, bạn sẽ phải tự Google với từ khóa SCPH1001.BIN download. Tải nó về.

3. Giờ bạn sẽ dùng phần mềm FileZilla để chép game từ máy tính sang Raspberry Pi. Bạn mở FileZilla lên, nhấn vào nút Connect > nhập địa chỉ IP khi nãy đã ghi lại, loại kết nối là SFTP, username là pi, mật khẩu là raspberry.

4. Bạn chuyển sang đường dẫn /home/pi/RetroPie, trong này sẽ thấy có thư mục BIOS và thư mục roms. Chép file BIOS bạn đã download vào thư mục BIOS, còn game thì chép vào roms/psx.

Lưu ý: trước khi chép file BIOS, đảm bảo bạn đã đổi tên file thành SCPH1001.BIN. Đúng kiểu in hoa như thế này nhé, không được khác.

5. Khởi động lại máy, nếu mọi thứ ok hết thì bạn sẽ thấy logo PlayStation 1 xuất hiện trên màn hình của RetroPie, bạn có thể dùng tay cầm chơi game để chọn vào đó và chơi game. Nếu bạn có chép game của nhiều hệ máy khác thì sẽ thấy thêm nhiều logo khác tương ứng.

Xong, chơi thôi!

Lưu ý rằng mỗi game có thể cần những đòi hỏi riêng, và không phải game PlayStation nào cũng chơi tết trên RetroPie đâu nhé. May là mấy tựa nổi tiếng thì ổn đấy :D

Nếu muốn chép game bằng USB

Cách này hữu dụng khi thẻ nhớ của bạn không có nhiều dung lượng trống, tuy nhiên nó hơi lằng nhằng hơn tí, nên thà mua thẻ nhớ dung lượng to cho rồi. Nhưng nếu bạn vẫn thích làm theo cách này thì thực hiện như sau:

1. Format bút USB của bạn ở định dạng FAT32 2. Tạo một folder tên là retropie trên đó [viết thường hết] 3. Gắn USB này vào Raspberry Pi, đợi cho máy hết chớp đèn 4. Rút USB ra, gắn vào máy tính 5. Chép ROM đã download vào đúng thư mục của hệ máy bạn muốn chơi 6. Gắn nó lại vào con Pi, đợi hết chớp đèn > rút điện con Pi rồi gắn lại là được

Video hướng dẫn:​

Tài liệu tham khảo thêm nếu bạn cần:

Đang chơi game muốn Save thì sao?

Nếu như khi chơi game PS bạn dùng MemoryCard để lưu và chỉ lưu được game khi đến một số "checkpoint" nhất định thì RetroPie làm được hơn thế. Bạn có thể lưu bất kì lúc bạn muốn. Cách làm như sau:

  • Select + DPad Left = Giảm số thứ tự của slot save game #
  • Select + DPad Right = Tăng số thứ tự của slot save game #
  • Select + Left Shoulder = Load game từ slot đang chọn
  • Select + Right Shoulder = Save game vào slot đang chọn

Cách tốt nhất là với mỗi game bạn hãy dùng một slot cố định cho nó. Ví dụ game Final Fantasy thì lưu slot

0, game đua xe thì

1, game bắn máy bay thì

2... Lần sau load game lên để chơi thì nhớ chọn đúng số slot đó nhé.

Ở đây là mô phỏng phím của 1 tay cầm.

Anh em cài thử đi, có khó khăn hay gặp lỗi gì thì post câu hỏi lên bài này nhé.

Bạn @Aurelius có làm file hướng dẫn ở đây, mình gom vào bài luôn cho anh em hào cần: //drive.google.com/file/d/1u_CTviF05uvLq5S1MLWrX8g83VskfJuz/view?usp=sharing cách làm hơi khác mình chút nhưng cơ bản hướng đi giống nhau, khác tool thôi.

Chủ Đề