Đánh giá thực trạng tuyển sinh 2023 năm 2024

Sáng ngày 09/12, tại Hội trường B2 cơ sở 2, Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh năm 2023 và phương hướng công tác tuyển sinh năm 2024 đã khép lại cùng với những thành tích đạt được trong công tác tuyển sinh năm qua. Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và sự đoàn kết, trách nhiệm của toàn thể viên chức, NLĐ Nhà trường hy vọng trong năm học tới với những phương hướng, mục tiêu đã đề ra cùng sự hỗ trợ kết nối từ quý lãnh đạo các đơn vị trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh, và các Trung tâm liên kết công tác tuyển sinh của trường Cao đẳng Công Thương miền Trung sẽ thuận lợi hơn nữa và vượt chỉ tiêu trong công tác tuyển sinh đã đề ra.

VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2023 có 4 điểm mới trong xét tuyển đại học, tạo thuận lợi cho thí sinh, dành phần khó khăn cho bộ ngành, địa phương.

Chiều 5/8, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] Hoàng Minh Sơn cho biết, năm nay, việc tổ chức cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học có một số điểm mới được tổng kết trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm từ năm 2022.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm 2022, Bộ đã thực hiện đổi mới một số quy chế trong đó có việc tập trung các phương thức xét tuyển trên cùng hệ thống và cho thí sinh thực hiện tất cả các quy trình trong tuyển sinh từ việc đăng ký nguyện vọng, trả lệ phí, xác nhận nhập học đều thực hiện trực tuyến.

Mặc dù có một số khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng cơ bản thuận lợi là đã đạt thành công, được thí sinh, trường đại học, cả xã hội đánh giá cao.

[Ảnh minh họa]

Trên cơ sở này, năm nay Bộ GD-ĐT không điều chỉnh cơ chế tuyển sinh mà sửa đổi một số phần kĩ thuật để thuận lợi hơn cho thí sinh. Thứ nhất, năm 2023, Bộ GD-ĐT đã tích hợp vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh thêm dữ liệu phục vụ xét tuyển, từ kết quả thi THPT cho đến kết quả học tập THPT, học bạ, dữ liệu thi, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường đại học hay đại học quốc gia [Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm và trường năng khiếu]; kết quả xét tuyển sớm của các trường tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh vào các trường đại học.

Thứ hai là xác nhận cũng như là đưa vào điều kiện ưu tiên, đối tượng khu vực ưu tiên năm nay dựa trên dữ liệu kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư của Bộ Công an. Thứ ba là thí sinh không phải lựa chọn phương thức xét tuyển.

“Năm nay, thí sinh không phải đi xin xác nhận ở các nơi mà có thể xem trực tiếp, các nơi sẽ duyệt trực tiếp khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên trên đó. Với việc lựa chọn phương thức xét tuyển, năm ngoái, có một số khó khăn các thí sinh nhầm lẫn, khi chọn một ngành tại một trường đưa ra nhiều mức xét tuyển khác nhau hay nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau. Năm nay, Bộ GD-ĐT chỉ để các thí sinh chọn ngành, chọn trường, còn việc xét theo nguyện vọng nào, phương thức nào thì phần mềm tự làm để tối ưu hoá, tìm ra tổ hợp nào tối ưu nhất cho thí sinh thì chọn”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, điểm mới thứ tư là năm nay, Bộ GD-ĐT phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các ngân hàng, kênh thanh toán để rà soát kênh thanh toán trực tuyến. Vì vậy kênh thanh toán hoàn toàn thông suốt, không có vấn đề gì xảy ra, từ thủ tục đăng ký, trả lệ phí. Đến 17h chiều 5/8, 91% hoàn thành lệ phí.

“Đây là những điểm mới cơ bản, còn khó khăn thì không có, chúng ta dành thuận lợi cho thí sinh, dành phần khó khăn cho bộ ngành, địa phương, đặc biệt là chuyển vào phần mềm, phần mềm trên hệ thống chuyển đổi số thực hiện thay cho thí sinh việc này. Chúng ta sẽ mất công nhiều công sức nâng cấp, chỉnh sửa phầm mềm. Tuy nhiên, vẫn có một số các thí sinh sai sót không hoàn thiện được quá trình đăng ký, việc này rất quan trọng, phải làm rất cẩn thận. Sau ít ngày nữa Bộ sẽ tập hợp dữ liệu để Bộ, các trường tổ chức xét tuyển và công bố kết quả, chậm nhất là 22/8”, ông Sơn nói thêm.

Liên quan đến học phí, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, trong thời điểm hiện nay, việc không tăng học phí giúp người dân giảm được gánh nặng trong việc trả học phí cho con em mình. Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện lại dự thảo Nghị định 81, phối hợp xin ý kiến các bộ, ngành để trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

“Tuy nhiên, cũng phải nói đây là thách thức lớn cho ngành giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình”, lãnh đạo Bộ GD-ĐT nói.

Với quy mô hơn 2 triệu học sinh từ bậc mầm non tới trung học phổ thông [THPT], các kỳ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội luôn "nóng". Ngoài lý do thiếu trường lớp trong nội đô, tuyển sinh tại Hà Nội còn "nóng" vì nhu cầu lớn ở nhóm các trường chuyên, trường chất lượng cao, trường tư thục có uy tín.

Năm 2023, Hà Nội tái diễn cảnh phụ huynh thức đêm xếp hàng nộp hồ sơ vào lớp 1 "trường điểm" cho con. Đáng nói, tình trạng này phát sinh với lớp 10, tạo nên một hiệu ứng lan rộng ra nhiều trường THPT thuộc khối công lập tự chủ và tư thục.

Những câu chuyện quanh tuyển sinh đầu cấp là các điểm "nóng" thi cử năm 2023 tại thủ đô.

Xếp hàng xuyên đêm giành suất học cho con

Từ 19h ngày 24/2, hàng chục phụ huynh đã tập trung trước cổng Trường Marie Curie chờ nộp hồ sơ vào lớp 1 cho con.

Nhà trường chỉ phát 360 hồ sơ. Giờ phát hành hồ sơ theo thông báo là 0h ngày 25/2. Do đó, phụ huynh phải đến trường từ chập tối nếu thực lòng muốn con theo học ở đây.

Với cách thức tuyển sinh này, cảnh cha mẹ xếp hàng xuyên đêm nộp hồ sơ vào lớp 1 tại Trường Marie Curie đã trở nên quen thuộc từ nhiều năm qua.

Năm học 2023, không chỉ Trường Marie Curie, Trường Tiểu học Vạn Bảo - Hà Đông xảy ra tình trạng tương tự. Một ông bố bị chen lấn tới rách một mảng lưng áo cũng không từ bỏ vị trí để mong giành được suất hồ sơ sớm vào ngôi trường chất lượng cao này.

Phụ huynh chen lấn xếp hàng vào lớp 1 Trường Tiểu học Vạn Bảo, Hà Đông [Ảnh: NVCC].

Hàng trăm phụ huynh mang ghế ra trước cổng trường ngồi từ chiều tối 12/6 chờ đến 8h sáng hôm sau. Chính quyền địa phương phải bố trí lực lượng an ninh ra túc trực để đảm bảo trật tự.

Tuy nhiên, công xếp hàng xuyên đêm mùa hè oi bức trở nên vô nghĩa khi tình trạng chen lấn vào buổi sáng trở nên gay gắt. Cuối cùng, nhà trường đưa ra quyết định xếp hàng lại từ đầu, gây ra phản ứng mạnh của các phụ huynh đã chờ hơn 12 giờ đồng hồ.

Việc tuyển sinh bằng xét hồ sơ theo thứ tự trước sau của Trường Vạn Bảo gây tranh cãi. Nhiều phụ huynh cho rằng nhà trường nên thi tuyển để đảm bảo chất lượng học sinh và không ai phải xếp hàng.

Tuy nhiên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] quận Hà Đông Phạm Thị Lệ Hằng cho biết ngành giáo dục quận không chủ trương thi tuyển, tránh tạo áp lực học hành không đáng có với các con khi mới bước vào lớp 1.

Một tháng sau đó, tình trạng phụ huynh thức hàng xuyên đêm để nộp hồ sơ cho con xảy ra với bậc THPT tại một loạt trường: THPT Phan Huy Chú, THPT Tạ Quang Bửu, THPT Hoàng Cầu… Khoảng 30 ngàn học sinh lớp 9 đối mặt với việc không được vào lớp 10 khiến phụ huynh áp lực tìm một suất học cho con.

Phụ huynh thức xuyên đêm trước cổng Trường THPT Hoàng Cầu để chờ nộp hồ sơ vào lớp 10 cho con [Ảnh: Sơn Nguyễn].

Tại Trường THPT Hoàng Cầu, một cụ bà hơn 70 tuổi 12h đêm ra trước cổng trường xếp hàng thay con dâu để nộp hồ sơ cho hai cháu nội song sinh vào đây.

Trước tình trạng căng thẳng này, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT rà soát báo cáo đầy đủ, chính xác về công tác tuyển sinh vào lớp 10 hệ công lập năm học 2023 - 2024 của Hà Nội. Ngay sau đó, Hà Nội bổ sung thêm hơn 3000 chỉ tiêu về 34 cơ sở giáo dục để "hạ nhiệt".

Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương yêu cầu tất cả các trường học trên địa bàn chuẩn bị tốt các điều kiện để tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến từ năm 2024. Tuyệt đối không có bất kỳ trường học nào để xảy ra tình trạng phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ như mùa tuyển sinh năm vừa qua.

Nội dung này được lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đặc biệt lưu ý khối các trường ngoài công lập. Sở GD&ĐT sẽ không giao chỉ tiêu với đơn vị để xảy ra chuyện này.

Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2023-2024, quy mô giáo dục của toàn thành phố là 2.875 trường với gần 2,3 triệu học sinh từ mầm non tới THPT. Số lượng trường học tăng 35 trường so với năm học 2022-2023, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, đặc biệt ở quận nội thành.

Bình quân mỗi năm, Hà Nội tăng 50.000-60.000 học sinh, tương ứng với việc cần phải xây mới 30-40 trường học. Để giải quyết trước mắt, Hà Nội đề nghị các cấp xem xét, cho phép nâng tầng các trường học ở khu vực nội thành.

Hà Nội đã phê duyệt xây và thành lập mới 16 trường THPT, cung cấp thêm khoảng 10.000 chỉ tiêu lớp 10 công lập. 7 trường trong số này sẽ đi vào hoạt động năm 2025. Tuy nhiên theo dự báo, số học sinh vào lớp 10 tại Hà Nội của 4 năm tới tăng thêm 59.000.

Bài toán giải quyết trường học phổ thông tại Hà Nội vẫn chưa có đáp án khi dân số cơ học của thủ đô vẫn có xu hướng tăng mạnh.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 công lập

Tháng 2/2023, Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Số lượng môn thi giảm từ 4 xuống 3 gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ.

Đây được xem là thay đổi quan trọng của ngành giáo dục thành phố, được học sinh, phụ huynh và dư luận xã hội ủng hộ.

Trước đó, các phụ huynh có con sinh năm 2008 đồng loạt đăng lên mạng xã hội thông điệp đề nghị ngành giáo dục rút số môn thi xuống 3 để giảm áp lực thi cử cho học sinh.

Phụ huynh đưa con đi thi vào lớp 10 [Ảnh: Mạnh Quân].

3 năm trở lại đây, số môn thi vào lớp 10 của Hà Nội không giữ ổn định. Năm học 2020-2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Hà Nội tổ chức thi 3 môn. Năm 2021-2022, Hà Nội quay trở về thi 4 môn như thông lệ. Năm học 2022-2023, dù học sinh đi học trực tiếp cả năm do đại dịch đã qua, Hà Nội vẫn chốt thi 3 môn.

Hiện Hà Nội chưa công bố phương án thi lớp 10 công lập năm 2024. Tuy nhiên, nguyện vọng của phần lớn học sinh, phụ huynh là thi 3 môn. Các giáo viên cũng cho rằng, với lứa học sinh lớp 9 cuối cùng của chương trình giáo dục phổ thông 2016, việc giữ ổn định 3 môn thi như kỳ thi năm 2023 là cần thiết và nhân văn.

Lỗi in ấn đề thi môn toán vào lớp 10

Cũng trong kỳ thi lớp 10 công lập tại Hà Nội, một sự cố hi hữu đã xảy ra với đề thi môn toán. Theo đó, ngay sau ngày thi 11/6, nhiều phụ huynh phản ánh trên mạng xã hội về việc đề thi toán của con bị in mờ ở dấu gạch ngang phân số 2/x-3 thuộc ý 1 câu III. Dấu gạch này bị đứt 1 đoạn nhỏ khiến thí sinh hiểu nhầm có dấu trừ trước phân số và đã giải bài theo phương án phân số [-]2/x-3.

Phụ huynh tập trung nộp đơn kiến nghị tại Sở GD&ĐT Hà Nội [Ảnh: Hoàng Hồng].

Trước kiến nghị của gần 40 phụ huynh, lãnh đạo Sở đã quyết định chấp nhận kết quả giải bài theo phương án phân số âm. Quyết định này gây ra tranh cãi trong dư luận. Tuy nhiên phần đông giáo viên cho rằng đây là một quyết định nhân văn.

Sự cố in ấn của Hà Nội khiến Bộ GD&ĐT lưu ý đặc biệt khâu in ấn đề thi tại các địa phương trong kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra sau đó 3 tuần. Thậm chí nhiều địa phương đề xuất bổ sung vào bộ phận in sao đề thi một nhân viên kỹ thuật phụ trách máy in.

Tuy nhiên đề xuất này không được lãnh đạo Bộ chấp nhận.

Tranh cãi điều kiện tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, 35 hồ sơ học bạ toàn 10 đã bị trả về khiến phụ huynh bức xúc. Câu chuyện xuất phát từ tiêu chí tuyển sinh không thực sự rõ ràng của nhà trường.

Cụ thể, ngoài tổng 17 đầu điểm bắt buộc phải đạt tối thiểu 167 điểm, công văn đề xuất phương án tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam năm học 2023-2024 ghi rõ:

"Học bạ tiểu học của học sinh được đánh giá thực hiện theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo, cụ thể: Học bạ cuối năm lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 của học sinh được đánh giá "Hoàn thành tốt các nội dung học tập và rèn luyện trở lên".

Phụ huynh đưa con đi thi vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam [Ảnh: Hanoiedu].

35 hồ sơ bị trả về đều đạt tiêu chí "Hoàn thành tốt các nội dung học tập và rèn luyện trở lên" ghi trong học bạ cuối năm. Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh không chỉ căn cứ vào đánh giá cuối năm mà rà từng môn học cụ thể trong suốt 5 năm, nếu có 1 nội dung học tập và rèn luyện chỉ đạt mức hoàn thành sẽ loại hồ sơ.

Nếu bám theo công văn hướng dẫn tuyển sinh mà nhà trường công bố tháng 4/2023, phụ huynh không cảm thấy thuyết phục.

Phụ huynh cho rằng, nhà trường phải bổ sung điều kiện tuyển sinh để phụ huynh hiểu rõ hơn và tự kiểm tra hồ sơ ngay từ đầu.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế

Năm 2023, ngành giáo dục của Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh giỏi quốc gia quốc tế.

Mới đây nhất, tại kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế, Hà Nội được chọn đại diện cho Việt Nam tham gia và cả 6 học sinh đi thi đều đạt huy chương.

Tại kỳ thi Olympic thiên văn và vật lý thiên văn quốc tế [IOAA], 4/5 học sinh Việt Nam giành huy chương đều là học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Học sinh đạt giải Olympic khoa học trẻ quốc tế 2023 trong lễ vinh danh tại Sở GD&ĐT Hà Nội [Ảnh: Hoàng Hồng].

Tại kỳ thi Olympic Hóa học ứng dụng quốc tế năm 2023 tổ chức tại Indonesia, học sinh Hà Nội đã giành 3 huy chương…

Tính riêng năm học 2022-2023, Hà Nội có 8 học sinh đạt giải quốc tế, 141 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đạt giải trong các cuộc thi quốc gia và quốc tế.

Chủ Đề