Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất

16/06/2019 Từ viết tắt Đọc bài viết

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang xin báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

Page Content

Tình hình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 26/6/2018 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối [2016-2020] tỉnh Hậu Giang.

UBND huyện, thị xã, thành phố đang hoàn thiện báo cáo thuyết minh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. Riêng Kế hoạch sừ dụng đất năm 2018 cấp huyện cơ bản đã hoàn thành.

Về Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất, nhóm đất nông nghiệp ước đến ngày 31/12/2017: diện tích là 141.178,00 ha, đạt tỷ lệ 101% so với chỉ tiêu được duyệt là 139.788,00 ha, cụ thể như sau:

Đất trồng lúa 78.863,00 ha đạt tỷ lệ 100,50%, đất trồng cây lâu năm 42.840,00 ha đạt tỷ lệ 102,20%, đất rừng đặc dụng [chưa thực hiện], đất nuôi trồng thủy sản 870,50 ha đạt tỷ lệ 75,10%. Nhóm đất phi nông nghiệp ước đến ngày 31/12/2017: diện tích là 20.948,90 ha đạt tỷ lệ 93,80% so với chỉ tiêu được duyệt là 22.341,00 ha, cụ thể như sau: Đất quốc phòng 128,00 ha đạt tỷ lệ 88,27%, đất an ninh 588,00 ha đạt tỷ lệ 97,67%, đất khu công nghiệp 310,00 ha đạt tỷ lệ 63,00%, đất cụm công nghiệp 233,50 ha đạt 60,18%, đất phát triển hạ tầng kỹ thuật 9.266,50 ha đạt 92,40%, đất cơ sở tôn giáo 83,57 ha đạt 97,30%. Nhóm đất chưa sử dụng: Toàn tỉnh không còn đất chưa sử dụng.

Kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 607,59 ha đạt 46,23%, trong đó: đất trồng lúa 85,54 ha đạt 30,36%, đất trồng cây lâu năm 579,30 ha đạt 62,61%. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 300,63 ha đạt 53,90%, trong đó: đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất trồng cây lâu năm 0,50 ha đạt 4,07%, đất trồng lúa nước chuyển sang lâm nghiệp 607,59 ha đạt 46,23%.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Về những mặt đạt được, các dự án sử dụng vốn ngân sách: giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, các công trình xây dựng cơ quan hành chính, sự nghiệp được triển khai khá tốt do được hỗ trợ các nguồn vốn Trung ương.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ cấp trên đến cấp dưới, cũng như quy hoạch chi tiết xây dựng xã nông thôn mới đều đã được phê duyệt giúp cho công tác quản lý đất đai đạt hiệu quả cao.

Công tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm và ngày càng được nâng cao cho việc giải quyết hồ sơ thủ tục về đất đai cho người dân kịp thời, tạo được sự đồng thuận và tín nhiệm của nhân dân và các tổ chức đến liên hệ,...

Bên cạnh đó, còn một số tồn tại:

Chuyển dịch cơ cấu từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đang diễn ra theo hướng giảm dần đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp, nhưng có một số nơi chưa thực hiện đúng theo quy hoạch [xây dựng nhà trong đất nông nghiệp chủ yếu là khu vực nông thôn]

Giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chưa thống nhẩt về mục đích sử dụng đất, gây khó khăn trong công tác quản lý.

Còn nhiều dự án phát sinh nằm ngoài quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt do chưa dự báo chính xác, nhất là các dự án về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại, các công trình công cộng kêu gọi đầu tư xã hội hóa nên đưa vào xây dựng sớm so với kế hoạch do Doanh nghiệp thu xếp được nguồn vốn.

Các hộ dân trong dự án có nhu cầu chuyển quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất để có vốn kinh doanh, sản xuất nhưng theo quy định khi có Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh thì đất nằm trong dự án không được thực hiện các thủ tục chuyển quyền và đãng ký thế chấp quyền sử dụng đất, nên tác động ảnh hưởng đến đời sống, sản xuẩt của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng dự án.

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm mặc dù có bước phối hợp chặt chẽ trong công tác lập, thẩm định, trình phê duyệt. Tuy nhiên còn nhiều địa phương trong quá trình thực hiện còn chưa xác với tình hình thực tế trong việc rà soát, cập nhật chưa xác với điều kiện của địa phương.

Kể từ ngày 01/7/2014, Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, việc thu hồi đất để thực hiện dự án chỉ được áp dụng cho các trường hợp quy định tại Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai, các trường hợp còn lại ngoài quy định nêu trên thì nhà đầu tư phải tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Hình thức tự thỏa thuận, thương lượng đền bù khiến nhiều địa phương bị vướng do chủ đầu tư chịu trách nhiệm tự thỏa thuận, thương lượng với người dân, gây phát sinh nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do nhiều hộ hoặc chỉ 01 hộ không đồng thuận.

Theo chính sách Luật Đất đai năm 2003, một số Nhà đầu tư đã thỏa thuận, thương lượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với dân [đất trồng lủa] để thực hiện dự án, nhưng đến nay Nhà đầu tư không lập thủ tục hoặc có đến liên hệ lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì thời hạn sử dụng đất đã hết [do đất trong lúa thời hạn sử dụng đất là 20 năm]. Do đó, việc lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án chưa được thực hiện, do còn vướng thời hạn sừ dụng đất đã hết hạn.

Nhìn chung, tình hình thực hiện công trình, dự án trong năm qua trên địa bàn tỉnh chưa đạt kết quả cao do trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, công tác lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cấp huyện chưa được kịp thời, nguồn vốn thực chưa đuợc cân đối kịp thời ảnh hường đến tiến độ thực hiện dự án.

Bên canh đó, theo quy định tại Điều 63 Luật Đất đai năm 2013: căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng căn cứ vào Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Vừa qua trên địa bàn tỉnh việc lập Kế hoạch sử dụng đất hàng nãm cấp huyện do UBND huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư chưa được quan tâm kịp thời, dẫn đến việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa đủng thời gian.

CTTĐT

10.1. Đánh giá đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đã phê duyệt:

10.1.1 Quy hoạch sử dụng đất:

- Quy hoạch được phê duyệt thiếu các chiến lược xác định rõ ràng, việc thực hiện quy hoạch cũng là một thách thức vì thiếu các hướng dẫn kiểm soát phát triển và các thông số quy hoạch.

- Bảng cân bằng sử dụng đất theo quy hoạch đã phê duyệt không phản ánh sự phân phối sử dụng đất theo bản vẽ Tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất.

* Mô hình phát triển và cấu trúc không gian:

- Cân bằng phát triển sinh thái và trở thành thành phố xanh sạch, đáng sống: Sự phát triển đô thị sẽ diễn ra về hướng Tây theo hướng tuyến tính dọc theo các con sông và con đường chính, điều này đưa đến kết quả là một đô thị dàn trải và không bền vững. Vị trí Cảng mới [Liên Chiểu] đòi hỏi các nghiên cứu rộng hơn và ảnh hưởng môi trường để đảm bảo sự phát triển sinh thái.

- Đạt được sự phát triển bền vững với các nút đô thị phi tập trung cho cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông hiệu quả: Trung tâm thành phố hiện có được duy trì, tiếp tục cấu trúc đô thị đơn tâm.

- Tối ưu hóa sự phát triển và mật độ đô thị, đặc biệt là ở các khu vực có giá trị cao ở trung tâm và dọc theo bờ sông: Tuyến đường sắt được bố trí cách xa bờ biển và trung tâm đô thị hiện tại, giải phóng đất có giá trị dọc theo bờ biển và cho phép tối ưu hóa đất cho các dự án phát triển mặt sông mới. Điều này cũng đưa đến cơ hội tạo ra trung tâm đô thị mới ở Đà Nẵng.

- Tập trung vào Du lịch, công nghệ, kinh tế biển và logistics: Quy hoạch được phê duyệt đề xuất Cảng mới [Liên Chiểu] và mở rộng cụm công nghiệp công nghệ cao gần đó và cụm du lịch Bana Hill về phía Nam dọc theo bờ biển. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành kinh tế được thúc đẩy và củng cố cho thành phố Đà Nẵng như một trung tâm công nghiệp, logistics và du lịch...

Xem nội dung chi tiết ở file đính kèm!

TN&MTNghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất [SDĐ] đến năm 2020 trên địa bàn quận 9 [cũ], TP. Hồ Chí Minh để tìm ra những mặt được và những hạn chế trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phương án. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi, khắc phục những nội dung bất hợp lý, làm căn cứ phục vụ cho phương án quy hoạch sử dụng đất trong những năm tới được hiệu quả hơn. Kết quả thực hiện các công trình, dự án trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020: 58 công trình đã thực hiện, chiếm 17,52% tổng số công trình; 84 công trình đang thực hiện, chiếm 25,38% tổng số công trình; 189 công trình chưa thực hiện, chiếm 57,10% tổng số công trình.

Ảnh minh hoạ

Đặt vấn đề

Quận 9 là quận nằm ở phía Đông TP. Hồ Chí Minh, có vị trí khá thuận lợi trong phát triển KT-XH, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến nhanh và rõ nét trong những năm gần đây. Song song với xu hướng ấy là tình hình SDĐ diễn ra sôi động, biến động đất đai diễn ra nhanh chóng và khó kiểm soát. Trước tình hình đó, cần có một kế hoạch lâu dài để SDĐ đai hợp lý, tránh sự chồng chéo gây lãng phí trong việc SDĐ nhằm đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả và bền vững để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển trong tương lai. Vậy nên, công tác lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ [QH, KHSDĐ] giữ vai trò và chức năng rất quan trọng, mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức SDĐ từ trung ương đến địa phương nói chung và trong công tác quản lý, SDĐ trên địa bàn quận 9 nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin, tài liệu trên địa bàn quận 9: Phương án QHSDĐ giai đoạn 2011 - 2020; bản đồ QHSDĐ đến năm 2020; bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2020;

Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được ta tiến hành phân loại theo nhóm. Thống kê diện tích theo từng loại đất cho từng công trình đã thực hiện theo quy hoạch, chưa theo quy hoạch hoặc hủy bỏ; tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án QHSDĐ đã phê duyệt. So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án QHSDĐ.

Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ để thể hiện hiện trạng vị trí các công trình, dự án trong QHSDĐ đã thực hiện, đang thực hiện và chưa thực hiện.

Công cụ thực hiện: Chồng xếp bản đồ quy hoạch, bản đồ hiện trạng SDĐ đã được chuyển đổi từ đuôi .dgn sang đuôi .kmz lên phần mềm Google Earth Pro để xác định vị trí các công trình, dự án ở ngoài thực tế.

Kết quả nghiên cứu

Khái quát phương án QHSDĐ đến năm 2020 của quận 9: Các chỉ tiêu SDĐ theo phương án QHSDĐ đến năm 2020: Theo Quyết định phê duyệt của UBND TP. Hồ Chí Minh, các chỉ tiêu QHSDĐ đến năm 2020 của quận 9 cụ thể như sau: Tổng diện tích tự nhiên của quận 9 đến năm 2020 là 11.389,60 ha, không đổi so với năm 2010. Nhóm đất nông nghiệp: Phương án quy hoạch đến năm 2020 đã bố trí 1.490,00 ha chiếm 13,08% tổng diện tích tự nhiên, giảm 2.622,52 ha so với năm 2010. Diện tích giảm chủ yếu là đất trồng lúa với 1.258,01 ha và đất trồng cây lâu năm với 1.219,53 ha. Nhóm đất phi nông nghiệp: Phương án quy hoạch đến năm 2020 đã bố trí 9.899,60 ha, chiếm 86,92% tổng diện tích tự nhiên, tăng 2.664,87 ha so với năm 2010. Trong đó, loại đất tăng lớn nhất là đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1.316,80 ha, đất phát triển hạ tầng 854,07 ha và đất ở tại đô thị 907,87 ha. Nhóm đất chưa sử dụng: Quy hoạch đến năm 2020 diện tích Quận không còn đất chưa sử dụng, giảm 42,36 ha so với năm 2010.

Các công trình, dự án có SDĐ đến năm 2020: Theo phương án QHSDĐ đến năm 2020 của quận 9 có 331 công trình. Trong đó, công trình trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 18 công trình; công trình QP-AN 14 công trình; công trình cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 5công trình; đất phát triển hạ tầng có tổng cộng 220 công trình; công trình có di tích lịch sử - văn hóa 1 công trình; công trình bãi thải, xử lý chất thải 3 công trình; công trình đất ở tại đô thị 54 công trình; công trình tôn giáo, tín ngưỡng 6 công trình; công trình nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 3 công trình và công trình sông suối và mặt nước chuyên dùng 7 công trình.

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu SDĐ: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu SDĐ trong QHSDĐ của quận 9 đến năm 2020 được thể hiện ở bảng 2. Đến ngày 31/12/2020, diện tích đất tự nhiên quận 9 là 11.397,34 ha, tăng 7,74 ha so với chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020. Nguyên nhân do diện tích đất tự nhiên năm 2020 được tính lại dựa trên bản đồ địa chính số.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu SDĐ trong phương án quy hoạch đến năm 2020 như sau:

Đất nông nghiệp: Kết quả thực hiện chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2020 là 3.306,49 ha, giảm 806,03 ha so với hiện trạng, chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020 là 1.490,00 ha, giảm 2.622,52 ha. Đất phi nông nghiệp: Kết quả thực hiện chỉ tiêu đất phi nông nghiệp đến năm 2020 là 8.090,85 ha, tăng 856,12 ha so với hiện trạng, chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020 là 9.899,60 ha, tăng 2.664,87 ha, tỷ lệ thực hiện so với chỉ tiêu quy hoạch đạt 32,13%, cho thấy việc thực hiện theo phương án quy hoạch ở mức khá thấp.

Đất chưa sử dụng: So với hiện trạng năm 2010 là 42,36 ha, ta có chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020 là 0,00 ha, giảm 42,36 ha; kết quả thực hiện đến năm 2020 là 0,00 ha, giảm 42,36 ha. Tỷ lệ thực hiện so với quy hoạch là 100,00%, cho thấy việc thực hiện theo phương án quy hoạch là tuyệt đối.

Đánh giá chung về kết quả thực hiện QHSDĐ

Những mặt đạt được: QHSDĐ đã góp phần làm thay đổi diện mạo của quận 9, nhiều dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi, thu hút đầu tư, đảm bảo giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế theo các mục tiêu, định hướng phát triển mà Quận đã đề ra. Việc lập QH, KHSDĐ đất đã tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà Luật Đất đai quy định. Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ và thu hồi đất, cấp GCN QSDĐ ngày càng hiệu quả và chặt chẽ đã bám sát và tuân thủ QH, KHSDĐ, hạn chế tối đa tình trạng vi phạm ở các địa phương.

Hạn chế: Việc thực hiện các chỉ tiêu QH, KHSDĐ đất đạt kết quả không cao so với các chỉ tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguyên nhân chính là do quỹ đất dành cho mục đích phát triển hạ tầng kỹ thuật, công trình phúc lợi xã hội chậm triển khai. Dù đã được quy hoạch bố trí hoặc đã giao đất nhưng không xúc tiến xây dựng gây lãng phí đất đai và tạo tâm lý không tốt cho người dân.

Nguyên nhân: Nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, không thể cân đối nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án theo quy hoạch được duyệt. Ưu tiên tập trung đầu tư vào một số công trình cấp bách, trọng điểm do khó khăn chung của nền kinh tế nên khu vực đầu tư công, đầu tư của các tổ chức kinh tế chậm triển khai.

Công tác giải quyết các vấn đề về bồi thường, giải tỏa cho các hộ gia đình còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng nên số hộ dân chưa đồng thuận với chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Giải pháp nâng cao khả năng thực hiện quy sử dụng đất

Giải pháp về chính sách

Trình tự thủ tục về giao đất, cho thuê đất hiện nay do nhiều sở ngành thẩm định, xét duyệt nhưng cơ chế phối hợp không đồng bộ và chưa rõ ràng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian làm thủ tục xin giao đất, cho thuê đất. Do đó, cần tiến hành cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở ngành sao cho phù hợp, tạo điều kiện để chủ đầu tư sớm được giao đất, cho thuê đất để tiến hành đầu tư dự án.

Đề nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, nhằm thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư. Đồng thời, có chính sách điều tiết sự hưởng lợi để có nguồn thu cho ngân sách, vừa đảm bảo công bằng xã hội, nhất là việc điều tiết phần chênh lệch giá đất ở khu vực do Nhà nước đầu tư hạ tầng mà đất tăng giá, đảm bảo cho Nhà nước và nhân dân cùng có lợi.

Giải pháp về tổ chức

Căn cứ vào các chỉ tiêu phương án QHSDĐ đã phê duyệt, UBND Quận chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện đồng bộ và nghiêm túc. Phòng TN&MT có nhiệm vụ tham mưu, theo dõi và thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo diện tích các dự án, công trình có trong kế hoạch, đồng thời chuẩn bị đất để hỗ trợ tái định cư.

Phải tìm hiểu kỹ tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư trước khi cấp phép cho đầu tư trên địa bàn Quận để tránh tình trạng dự án “treo” trong khi nhân dân không có đất sản xuất. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý đất đai các cấp để giúp cho UBND các cấp làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định.

Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư: Tiếp tục tăng cường công tác phát triển quỹ đất, trên cơ sở QH, KHSDĐ, chọn những vị trí có khả năng tạo giá trị kinh tế cao, hấp dẫn nhà đầu tư, tiến hành BT - GPMB, tạo quỹ đất sạch và tổ chức đấu giá nhằm điều tiết giá trị gia tăng từ đất.

Thành phố tiếp tục kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH có liên quan đến QH, KHSDĐ. Huy động tối đa các nguồn vốn cho phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư từ nước ngoài và vốn tự có trong dân.

Giải pháp cụ thể đối với các công trình đang và chưa thực hiện: Đối với công trình đang thực hiện:

Đối với công trình, dự án đã thi công 50% - 90% nhưng tạm ngừng vì vướng BT - GPMB: Ban hành cưỡng chế, kiểm đếm bắt buộc để các dự án có thể hoàn thành đúng theo tiến độ đề ra. Đối với công trình, dự án đã hoàn thành công tác bồi thường, đang thực hiện các thủ tục pháp lý để xin giao, thuê đất, chuyển mục đích SDĐ theo quy định: Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý để sớm giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ theo quy định.

Dự án bồi thường GPMB chưa được Sở TN&MT Thành phố phê duyệt: Đề xuất UBND Quận kiến nghị Sở TN&MT sớm phê duyệt phương án bồi thường để công trình sớm đi vào hoạt động.

Đối với công trình, dự án đã ra thông báo thu hồi, đang bàn giao đất, chờ phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán: Nhanh chóng phê duyệt thiết kế, thực hiện công tác kiểm kê để lập phương án hỗ trợ tái định cư, hoàn thành dự án kịp thời.

Đối với công trình, dự án đang kiểm kê, đo đạc, điều chỉnh ranh thửa, chuẩn bị xây dựng, triển khai công tác BT - GPMB: Đẩy nhanh công tác kiểm kê, đo đạc để thực hiện công tác bồi thường và đề xuất chủ đầu tư nhanh chóng xây dựng.

Đối với các công trình chưa thực hiện: Xem xét các công trình, dự án chưa thực hiện theo phương án QHSDĐ trong giai đoạn 2011 - 2020, có những công trình dự án tuy gặp khó khăn trong vấn đề bố trí vị trí, trong vấn đề thu hồi đất, những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý nhưng vẫn có khả năng thực hiện. Đồng thời, nhận thấy tính cấp bách và nhu cầu cần thiết của các công trình, dự án đối với quá trình phát triển KT-XH, giúp đảm bảo an sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, từng bước chỉnh trang phát triển đô thị quận 9 ngày một văn minh, hiện đại hơn. Vì vậy, cần đề xuất với UBND quận 9 kiến nghị Sở TN&MT, UBND Thành phố cho phép quận 9 được chuyển tiếp 154 công trình sang quy hoạch giai đoạn tiếp theo. Hủy bỏ những dự án, công trình sau khi xem xét thấy không thật sự thiết thực, không còn phù hợp với phát triển KT-XH của địa phương.

Đối với các công trình, dự án không có trong quy hoạch vẫn được thực hiện: Trong 13 công trình, dự án không có trong quy hoạch vẫn được thực hiện có: 10 công trình, dự án đã được thực hiện và 3 công trình, dự án đang thực hiện. Giải pháp cho 3 công trình, dự án không có trong quy hoạch đang trong quá trình thực hiện là: Hoàn thiện các thủ tục về mặt pháp lý, nhanh chóng tiến hành thi công.

Kết luận

Từ những nghiên cứu và đánh giá trên, ta thấy được tỷ lệ thực hiện theo phương án quy hoạch đã đề ra còn thấp, một số công trình bị chậm tiến độ, chưa thực hiện theo đúng quy hoạch. Vậy nên, công tác thực hiện QHSDĐ trên địa bàn quận 9 trong giai đoạn 2011 - 2020 là chưa tốt, các chỉ tiêu QHSDĐ chưa phù hợp với tình hình thực tế của Quận. Do đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy cho việc thực hiện quy hoạch giai đoạn 2021- 2030 và cho các năm tiếp theo, nhằm giúp công tác lập quy hoạch được hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Minh Chiến [2020], Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch SDĐ đến năm 2020 trên địa bàn huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí TN&MT, chuyên đề Khoa học và Công nghệ II, tr49-52;

2. Tống Việt Hùng [2018], Đánh giá kết quả và tác động của việc thực hiện phương án quy hoạch SDĐ đến năm 2020 của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, khoa quản lý đất đai, trường Đại học TN&MT Hà Nội;

3. Nguyễn Thị Vòng, Trần Thị Giang Hương [2009], Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch SDĐ đên năm 2010 của tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 3, 314-322;

4. UBND quận 9, Báo cáo Quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và Kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu [2011-2015] quận 9 – TP. Hồ Chí Minh.

LÊ MINH CHIẾN

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề