Đánh giá về vụ xét xử châu văn khảm

Nhà hoạt động nhân quyền Châu Văn Khảm vừa được chính quyền Việt Nam phóng thích sau 4 năm rưỡi tù và ông đã đoàn tụ với gia đình và bạn bè ở Sydney, Australia sáng nay [11/7], một đại diện của tổ chức Việt Tân cho VOA biết.

Ông Khảm, công dân Úc, 74 tuổi, thành viên của tổ chức Việt Tân, bị chính quyền Việt Nam bắt giam hồi năm 2019 và bị tuyên án 12 năm tù vì tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền" theo Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015.

Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện của Việt Tân tại Úc Châu, nói với VOA hôm 11/7:

“Đây quả là một tin rất mừng, không những cho gia đình ông Châu Văn Khảm, mà cho toàn thể đồng hương ở khắp nơi, tại Úc Châu cũng như trên thế giới”.

Trao đổi với VOA, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia hôm 11/7 dẫn phát biểu của Thủ tướng Australia Anthony Albanese khi đang công du Đức nói: “Australia rất hoan nghênh việc trả tự do cho Châu Văn Khảm. Đây là vấn đề mà tôi đã nêu ra trong chuyến thăm Việt Nam, đó là một chuyến thăm rất mang tính xây dựng. Và tôi cảm ơn những người bạn của chúng tôi ở Việt Nam đã lắng nghe và đồng ý trong chuyến thăm của tôi để điều này xảy ra”.

“Đây là một ví dụ về cách tham gia một cách xây dựng đạt được kết quả vì lợi ích quốc gia của Úc”, ông Albanese cho biết thêm.

Trước đó, Quyền Thủ tướng Úc Richard Marles cũng hoan nghênh việc ông Khảm được trả tự do và cảm ơn chính phủ Việt Nam.

“Điều này được thực hiện trên cơ sở nhân đạo và trên tinh thần hữu nghị giữa Australia và Việt Nam,” ông Marles nói sáng nay.

“Đây là kết quả của sự vận động thận trọng từ phía chính phủ Australia với chính phủ Việt Nam trong nhiều tháng nay, bao gồm cả chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới Việt Nam vào tháng 6”.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị bình luận về việc phóng thích ông Khảm, nhưng chưa được phản hồi.

Ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong cho biết thêm:

“Phải nói rằng trong suốt thời gian hơn 4 năm vừa qua, Bộ Ngoại giao Úc và Chính phủ Úc đã liên tục và đắc lực, đã nêu vấn đề của ông Châu Văn Khảm hơn 80 lần trong nhiều lần gặp gỡ khác nhau. Và mới đây nhất khi Thủ tướng Úc Anthony Albanese đi Việt Nam cũng đã nêu vấn đề này với cấp cao nhất ở Việt Nam để vận động cho ông Châu Văn Khảm.”

Bà Trang Châu, vợ ông Châu Văn Khảm, nói với đài ABC rằng đã hơn 4 năm rưỡi gia đình không được thăm gặp ông.

Bà cảm ơn chính phủ Úc đã đưa ông về nước.

“Hôm nay tôi rất vui… Chồng tôi đã về nhà, [anh ấy] hạnh phúc và khỏe mạnh,” bà nói.

“Chúng tôi rất vui mừng cho gia đình ông Châu Văn Khảm và ghi nhận những nỗ lực thành công của chính phủ Australia ở các cấp cao nhất để bảo đảm việc trả tự do cho ông ấy. Ông Châu Văn Khảm chỉ là một trong số hơn 150 tù nhân chính trị ở Việt Nam, bị giam giữ vì những hành vi tự do ngôn luận ôn hòa”, bà Elaine Pearson, Giám đốc Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết trong một thông cáo hôm 11/7.

Hồi năm ngoái, nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của LHQ [UNWGAD] đưa ra ý kiến về trường hợp của tù nhân chính trị Châu Văn Khảm, nói rằng việc giam giữ ông Khảm là “tùy tiện” và kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức.

Nhóm này nói rằng việc cáo buộc ông Khảm là không có cơ sở pháp lý, “lẽ ra ông không phải bị kết án” và rằng việc bắt giam, kết án ông đã vi phạm các chuẩn mực và công ước quốc tế mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.

Trong khi đó văn thư phản hồi ngày 1/3/2022 của chính quyền Việt Nam nói rằng “ông Văn Khảm đã bị bắt vì ông ấy đã vi phạm luật pháp của Việt Nam chứ không phải vì “quan điểm dân chủ” của ông ấy”.

Chính phủ Việt Nam lập luận rằng tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng [còn gọi là Việt Tân] không phải là “một tổ chức ôn hòa ủng hộ cải cách dân chủ”, mà là “một tổ chức khủng bố”.

“Mục tiêu của tổ chức này được cho là nhằm lật đổ Việt Nam sử dụng nhiều phương pháp, bao gồm các hoạt động nổi loạn và đe dọa trực tiếp đến an ninh, an toàn quốc gia và trật tự công cộng”, phía Việt Nam cho biết thêm.

Ông Châu Văn Khảm, người bị bắt giam ở TP HCM vào năm 2019 và sau đó bị kết án 12 năm tù với tội danh "khủng bố nhằm chống chính quyền", đã được trả tự do sau hơn bốn năm thụ án.

Vợ của ông Châu Văn Khảm, bà Trang, nói với đài ABC rằng đã hơn 4 năm rưỡi gia đình không được gặp ông.

Bà cảm ơn chính phủ Úc đã giúp ông trở về nước.

“Hôm nay tôi rất vui… Chồng tôi đã về nhà, [anh ấy] hạnh phúc và khỏe mạnh,” bà nói.

Ông là thành viên của Việt Tân, một nhóm vận động cho dân chủ ở Việt Nam mà chính phủ Việt Nam coi là một tổ chức khủng bố.

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết Úc "rất hoan nghênh việc Châu Văn Khảm được trả tự do", đồng thời cho biết thêm việc ông Khảm bị giam giữ là một vấn đề mà ông đã nêu lên với Việt Nam trong chuyến thăm hồi tháng trước.

“Tôi cảm ơn những người bạn của chúng tôi ở Việt Nam đã lắng nghe và đồng ý trong chuyến thăm của tôi để điều này xảy ra,” ông Albanese nói.

"Đó là một ví dụ về cách làm sao tham gia một cách xây dựng để đạt được kết quả phục vụ cho lợi ích quốc gia của Úc."

Elaine Pearson, Giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền [Human Rights Watch] nói rằng việc nhà hoạt động Châu Văn Khảm được trả tự sau hơn bốn năm do là "tin tức tuyệt vời" vì ông đã phải chịu án tù quá lâu:

"Công an Việt Nam đã bắt giữ ông vào tháng 1 năm 2019 và tới tháng 11 năm 2019, một tòa án Việt Nam đã kết án ông 12 năm tù về tội ‘khủng bố’, sau một phiên tòa kéo dài chỉ vài giờ vốn dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

"Vụ án dựa trên sự liên đới và các hoạt động của ông với một đảng chính trị đối lập, Việt Tân, hoạt động công khai và hợp pháp ở nhiều quốc gia gồm Úc, nhưng bị Hà Nội dán nhãn là 'khủng bố'. Ông ấy đã trải qua một thời gian dài bị cách ly khỏi gia đình và nhân viên lãnh sự do những hạn chế trong đại dịch.

"Chúng tôi rất mừng cho gia đình ông Châu Văn Khảm và nhìn nhận những nỗ lực thành công của chính phủ Úc ở các cấp cao nhất để bảo đảm việc trả tự do cho ông ấy," bà Pearson nói.

Tổ chức HRW cũng nhấn mạnh, ông Châu Văn Khảm chỉ là một trong số hơn 150 tù nhân chính trị khác ở Việt Nam, đang bị giam giữ vì các hoạt động tự do biểu đạt ôn hòa. Vẫn còn những người khác như nhà báo Phạm Đoan Trang và các nhà hoạt động môi trường Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách và Hoàng Thị Minh Hồng.

Những người ủng hộ nhân quyền, luật sư và gia đình ông Châu cho rằng, các cáo buộc chống lại ông là vô căn cứ và có động cơ chính trị và phiên tòa xét xử của ông là hết sức bất công.

The Guardian tường thuật rằng sức khỏe của ông Châu Văn Khảm, người vừa tròn 74 tuổi đã suy giảm nhanh chóng trong tù, thêm rằng bản án 12 năm “thực sự là một bản án tử hình”, gia đình ông cho biết.

Việc gia đình, cộng động người Việt tại Úc và các tổ chức nhân quyền vận động trả tự do cho ông Châu Văn Khảm đã diễn ra nhiều năm trời.

Trong những lần các quan chức cấp cao của Úc như Toàn quyền Úc David Hurley đến thăm Việt Nam hồi tháng 4/2023, hay chuyến đi vào tháng 6 vừa rời của Thủ tướng Úc Anthony Albanese, gia đình cùng các tổ chức xã hội dân sự ở Úc cũng kêu gọi việc giới chức Úc nên đề cập đến trường hợp của ông Khảm.

Về ông Châu Văn Khảm

Ông Châu Văn Khảm sinh ra ở Việt Nam và phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. Sau chiến tranh, ông bị đưa vào trại cải tạo trong ba năm trước khi trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền, và đến Úc năm 1983.

Tại Sydney, ông là thợ làm bánh trong nhiều năm trời. Đến năm 2010, ông gia nhập Việt Tân, làm đại diện "cơ sở đảng bộ Sydney" kiêm "Bí thư Đảng bộ Úc châu," hoạt động với bí danh Hoàng Liêm, theo cáo trạng.

Liên Hợp Quốc mô tả Việt Tân là “tổ chức ôn hòa ủng hộ cải cách dân chủ”, nhưng Việt Tân đã bị chính quyền Việt Nam chính thức liệt vào danh sách tổ chức khủng bố vào năm 2016, cho rằng đây là “tổ chức phản động và khủng bố, luôn âm thầm thực hiện các hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam ”.

Đồng thời nêu rõ: "Người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của Việt Tân; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do Việt Tân tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của Việt Tân… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam".

Năm 2019, ông Châu Văn Khảm đã tìm cách trở về Việt Nam để gặp gỡ những người ủng hộ dân chủ nhưng bị từ chối cấp thị thực.

Ông vào Việt Nam qua ngả Campuchia vào tháng 1/2019 bằng giấy tờ tùy thân giả. Cáo trạng cũng nói ông Khảm nhập cảnh trái phép vào Việt Nam hồi tháng 1/2019 để "huấn luyện" và "kết nạp" một số người vào Việt Tân, "chuẩn bị cho hoạt động chống phá".

Ông bị bắt sau khi gặp hai công dân Việt Nam là Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền, những người sau đó bị kết án lần lượt là 11 và 10 năm tù.

Chủ Đề