Dark là gì trong anime

Đã là dân Otaku, ai cũng muốn mình = bạn bè [hoặc ít nhất là = thằng bạn thân thiết chết tiệt cũng là dân Otaku] trên "mặt trận" anime/manga. Thế "ta khẳng định ta" như thế nào đây? Có nhiều Anime/Manga trong bộ sưu tập cá nhân à? "Xưa rồi diễm", cái quái đó chẳng qua chỉ chứng minh ta hơn được mọi người về lãnh vực ... tài chính thôi. Dân Otaku lần đầu đụng nhau, sau những câu chào hỏi đầu tiên, thể nào cũng có màn "kiểm tra kiến thức", để rồi đó 1/thành chiến hữu, 2/nhìn người ấy = ánh mắt nể phục, 3/ "xời, amateur một cách trầm trọng!" Vậy, chính kiến thức hiểu biết về anime/manga sẽ là yếu tố quyết định cái nhìn của mọi người [tức là dân Otaku khác đó] về bạn
Xin mở lớp dạy cấp tốc về các thuật ngữ liên quan đến manga/anime mà không phải ai cũng biết

Manga: Trong từ điển Nhật cổ, từ "manga" không hề tồn tại, mà phải đến năm 1815 nó mới được "khai sinh" bởi nghệ sĩ khắc gỗ nổi tiếng Hokusai. Lúc ấy, "manga" của Hokusai chỉ đơn thuần là những bức tranh không bố cục do ông ngẫu hứng lướt bút vẽ nên ["man" trong tiếng Hán là MẠN theo nghĩa tản mạn, ngẫu hứng; "ga" là HỌA, nghĩa là bức tranh]. Đến thế kỉ 20, ảnh hưởng văn hóa phương Tây, manga trở thành những băng tranh hài ngắn đăng trên tạp ch, bài báo [coi như phương pháp giảm xì-trét giữa những dòng tin tức thời sự căng thẵng ấy mừ]. Manga chỉ trở thành truyện tranh thật sự dưới bàn tay tài hoa của Osamu Tezuka. Ngày nay, từ "manga" đã được quốc tế hóa, chính thức trờ thành từ đại diện cho "truyện tranh Nhật Bản"

Manga-ka: Là họa sĩ vẽ manga đó.

Otaku: Fanatic - người cuồng tín. Từ lóng ám chỉ fan cứng của cái gì đó, do đó manga/amine Otaku là những người "ăn manga/anime, ngủ manga/anime, sống vì manga/anime" /heh. Từ "Mania" mang ý nghĩa gần như Otaku

Shoujo Manga: Girl's Comic. Shoujo tiếng Nhật có nghĩa là "con gái". Đây là truyện tranh dành cho con gái [6-18 tuổi], rất dễ nhận ra vì nội dung chỉ dành tập trung vào cảm xúc, tâm trạng chứ không thiên về hành động [do đó, ít khi được chuyển thể thành Anime]. Nhân vật nào cũng đẹp như tiên, ăn mặc thì mode hết cỡ. Quay trở vềground thường tơi bời hoa lá, những câu chuyện thần tiên, tình cảm lãng mạn nhẹ nhàng hay sướt mướt kiểu ...phim Hàn quốc /heh. Nói vậy chứ Shoujo cũng có truyện Fantasy, SF, kinh dị, nên lôi kéo được 1 số độc giả nam. Hầu hết tác giả shoujo là phụ nữ

Shounen Manga: Boy's Comic [shounen là mấy cậu choai choai 8-18 tuổi]. Truyện tranh dành cho con trai dĩ nhiên là đầy bạo lực, đánh đầm ầm xì, máu me chết chóc rùng rợn, còn hình vẽ thì mạnh mẽ, góc cạnh, cấm thấy có cái hoa nào /haha2. Shounen luôn đề cao sức mạnh và tính anh hùng của nhân vật chính. Đây là thể loại manga chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường truyện tranh Nhật Bản. Công thức thành công của shounen là kết hợp các yếu tố nỗ lực + tình bạn + chiến thắng trong bộ truyện tranh dài đầy các pha hành động + bi kịch + giật gân. /lose

Seinen Manga: Youth's hay Youngmen's Comic. Hầu hết nhằm vào độc giả nam giời 18-25, nhưng cũng có nhiều bác 30-40 vẫn còn mê seinen. Truyện có nhiều pha bạo lực và yêu đương nóng bỏng, xoay quanh môi trường công sở, đại học, đời thường, đặc biệt ưa chuộng các đề tài chính trị, kinh doanh, thoảng cũng có thấy vài truyện fantasy, kinh dị, giả tưởng

Josei Manga: Lady's Comic. Truyện tranh dành cho phụ nữ 20+, nhất là các bà nội trợ và các nữ nhân viên văn phòng. Một số tác phẩm thật sự hấp dẫn và sâu sắc

Komodo Manga: Children's Comic. Truyện tranh dành cho con nít từ 6-11 tuổi, cực kì lành mạnh, với nhân vật được tạo hình ngộ nghĩnh, dễ thương [Doraemon, Pokemon]. Nói 11 tuổi chứ thực ra có 1 số người lớn tướng rồi mà vẫn còn thích đọc Doraemon đấy /haha1

Jidaigeki Manga: Truyện tranh lịch sử, thiên về đánh đấm hành động

Doujinshi: Đã nhắc đến Manga, không thể không nhắc đến Doujinshi. Doujinshi theo từ điển tiếng Nhật là những mẩu truyện tranh được vẽ bởi các fan và được xuất bản [vâng, không nghe lầm chữ "xuất bản" đâu, nhưng đa phần là tác giả tự bỏ tiền túi ra in ấn và phát hành /sob]. Thường khi coi 1 Anime/Manga nào đó, không phải mọi Otaku đều đồng ý với diễn biến hay kết thúc của câu chuyện: "Tại sao thần tượng của mình lại phải chết" hay "Tại sao A yêu B mà không yêu C?" [hehe, đây có lẽ là 1 trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đấy]. Nhưng ý tác giả đã quyết vậy rồi, làm gì thay đổi được. Chỉ còn cách ... ta tự vẽ lấy /haha2. Thế là các Doujinshi tự ra đời, sử dụng nhân vật cũ [bình cũ] nhưng fan tha hồ cho nhân vật mình thích sống và hành xử theo ... ý mình [rượu mới]!. Truyện Doujinshi thường ở mức tầm tầm, nhưng cũng có không ít tác phẩm thực sự chất lượng, phát hành lên đến hàng chục ngàn bản, đủ cho tác giả sống ... khỏe !

Doujinshi-ka: Họa sĩ vẽ doujinshi. Gọi là "họa sĩ" vì nét vẽ của các doujinshika này khá đẹp và có phong cách riêng [doujinshi của họ cũng được xuất bản ra thị trường như manga gốc]. Không ít Doujinshika nổi tiếng đã chuyển sang làm Mangaka chuyên nghiệp luôn! Lại có trường hợp những Mangaka nổi tiếng lại làm việc như 1 Doujinshika, dĩ nhiên là lấy tên giả, nhại lại tác phẩm của chính mình. Các Doujinshika thường chia làm 2 trường phái vẽ: 1/ vẽ giống ý nhân vật trong Manga gốc, 2/ cũng nhân vật đó, cũng kiểu tóc đó, trang phục đó nhưng nét vẽ lại hoàn toàn khác. Nhóm các Doujinshika làm việc với nhau gọi là "Circle"

CG: Computer Graphics, tức mảng đồ họa vi tính hỗ trợ phần xử lý hoa văn, tô màu, tô bóng, v.v. cho truyện tranh, hiện đang trở thành xu hướng phổ biến trong giời Mangaka, đối lập hoàn toàn với trường phái xử lý truyện tranh = tay

Fanart: Tranh do các fan vẽ lại các nhân vật trong Manga/Amime yêu thích, tương tự như Doujinshi. Nói nghiêm túc thì fanart là 1 sự vi phạm tác quyền, nhưng do người vẽ thường vì quá yêu thích nên vẽ tặng, nên tác giả nguyên tác đành cố gắng chịu đựng, miễn là vị fan ấy không tìm cách ... kiếm tiền từ tác phẩm của mình!

Fanfic: Fan Fiction. Tuy chẳng có hình ảnh gì, nhưng cũng được coi là 1 chi trong họ hàng Amine/Manga. Lý do ra đời của nó cũng y chang Doujinshi, nhưng không phải truyện tranh mà là truyện chữ [đâu phải Fan nào cũng có khiếu vẽ, mà ai lại muốn bôi nhọ nhân vật yêu thích cũa mình = nét vẽ xấu quắc. Cho nên, chọn giải pháp "thể hiện tình yêu = chữ" xem ra an toàn, hợp lý hơn]. Hiện nay, số lượng Fanfic trên mạng đã lên tới con số khổng lồ [không đếm nổi] với không thiếu thể loại [phiêu lưu tình cảm, giả tưởng, ...] chứng tỏ sức mạnh khủng khiếp của Fan: "Không có gì là không thể" /haha1

Còn tiếp

Video liên quan

Chủ Đề