Dđinh la thăng nộp bao nhiêu tiền khắc phục

Mới đây, Viện KSND Tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam [PVC].

Trong vụ án này, ông Đinh La Thăng và 11 bị can bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 8 bị can bị truy tố tội Tham ô tài sản. Riêng Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT của PVC và Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng GĐ của PVC bị truy tố cả hai tội danh trên.

Với tội Tham ô tài sản, Trịnh Xuân Thanh là người chủ mưu. Các cơ quan tiến hành tố tụng xác định, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT của PVC, Trịnh Xuân Thanh đã cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo bị can Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập hồ sơ khống để nhiều lần rút tiền từ Ban quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng –Quảng Trạch với tổng số hơn 13 tỷ đồng. Các đối tượng thực hiện rút tiền bằng cách hợp thức hóa hồ sơ, thiết kế, dự toán, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán 4 hạng mục phụ trợ của các dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng – Quảng Trạch.

Sau khi rút được tiền, Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng 4 tỷ đồng; Vũ Đức Thuận, chiếm 800 triệu đồng; Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng GĐ của PVC chiếm hơn 3,6 tỷ đồng; Lương Văn Hòa, nguyên GĐ Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC được hưởng hơn 757 triệu đồng; Bùi Mạnh Hiển - nguyên Chánh văn phòng PVC được hưởng 400 triệu đồng; Nguyễn Thành Quỳnh và Lê Thị Anh Hoa [vợ chồng] được chia gần 2 tỷ đồng [sau đó dùng 1,2 tỷ đồng nộp thuế cho Nhà nước]. Còn lại 1,5 tỷ đồng, Thanh, Thuận, Minh và Hiển sử dụng chung.

Có 3 bị can là Nguyễn Lý Hải, nguyên trưởng phòng kỹ thuật Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch; Lê Xuân Khánh, nguyên trưởng Phòng Kinh tế - kế hoạch Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch; Nguyễn Đức Hưng, nguyên trưởng phòng Tài chính, kế toán Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch là những người giúp sức cho hành vi tham ô nhưng không được hưởng lợi.

Trong quá trình điều tra, bị can Vũ Đức Thuận và gia đình đã khắc phục nộp 800 triệu đồng đã chiếm đoạt; bị can Nguyễn Anh Minh và gia đình đã nộp lại 2 tỷ 260 triệu đồng; bị can Lương Văn Hòa cùng gia đình khắc phục 2 tỷ 460 triệu đồng; bị can Bùi Mạnh Hiển cùng gia đình khắc phục 300 triệu đồng; bị can Lê Thị Anh Hoa và Nguyễn Thanh Quỳnh đã khắc phục gần 980 triệu đồng.

Như vậy trong tổng số hơn 13 tỷ đồng tham ô, số tiền khắc phục đạt 6,8 tỷ đồng. Trường hợp Trịnh Xuân Thanh, cáo trạng thể hiện chưa khắc phục đồng nào.

Khoản 4 Điều 278 tội Tham ô tài sản quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết, số tiền 4,5 tỷ đồng nộp khắc phục bồi thường cho ông Đinh La Thăng là do vợ ông này nộp.

Nhiều ý kiến chuyên gia gồm luật sư, thẩm phán... cho rằng việc thực hiện thi hành án với ông Đinh La Thăng là khó khả thi. Bởi ông Thăng ông Đinh La Thăng có duy nhất một tài sản là căn nhà chung cư của hai vợ chồng, vị trí ở khu đô thị Sudico Sông Đà, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội.

Ông Đinh La Thăng [thứ hai từ phải sang] phải bồi thường số tiền hơn 600 tỷ đồng.

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp [Đoàn Luật sư TP.Hà Nội] cho biết, theo nội dung bản án đã có hiệu lực pháp luật ông Đinh La Thăng phải bồi thường thiệt hại hơn 600 tỷ đồng, ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại cho nhà nước số tiền 200 tỷ đồng đối với bản án chưa có hiệu lực pháp luật.

Với số tiền hơn 4 tỷ đồng mà ông Thăng đã khắc phục hậu quả thì không đáng kể so với số thiệt hại mà ông Thăng đã gây ra đối với nhà nước. Bởi vậy việc bồi thường đó không có ý nghĩa trong việc xem xét đặc xá, giảm án, tha tù có thời hạn.

Số tiền bồi thường khắc phục hậu quả phải được xác định là đáng kể thì mới là căn cứ để được xem xét đặc xá, giảm án. Với thời hạn tù 30 năm, sau khi tổng hợp các bạn án và số tiền bồi thường thiệt hại rất lớn thì ông đinh la Thăng rất khó có được cơ hội có thể được đặc xá để trở về.

Trường hợp ông Thăng bồi thường được khoảng một phần ba số tiền thiệt hại và phải chấp hành tốt trong quá trình cải tạo thì may ra mới có hy vọng có ngày trở về. Trường hợp không bồi thường được số tiền đáng kể sẽ không được đặc xá.

Đối với ông Đinh La Thăng chỉ có 1 ngôi nhà thì cơ quan thi hành án sẽ kê biên, niêm phong, xử lý ngôi nhà đó. Nếu ngôi nhà này liên quan đến quan hệ tài sản vợ chồng cơ quan chức năng chỉ được thu hồi một nửa giá trị ngôi nhà thuộc phần sở hữu của ông Thăng.

"Do số lượng tiền phải bồi thường quá cao, nếu ông Thăng không tự nguyện hoặc không có khả năng chi trả thì bị cáo có thể nhờ bạn bè, người thân đóng góp, bồi thường thay. Nếu ông Thăng không có tài sản khác để thi hành án thì việc tuyên án chỉ là trên giấy tờ", luật sư Cường nói.

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, ông Đinh La Thăng phải bồi thường ít nhất 1/3 số tiền phạt mới được xem xét giảm án, đặc xá

Theo luật sư Cường, việc thi hành án liên quan đến bồi thường ảnh hưởng đến quá trình xem xét giảm án, tha thù trước thời hạn của ông Thăng.

Nếu ông Thăng bồi thường hết số tiền dân sự này và chấp hành tốt trong quá trình cải tạo, xếp loại cải tạo khá trở lên thì đó là những tình tiết xem xét, đánh giá giảm án cho bị cáo ra tù trước thời hạn.

Ngoài ra, theo nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam, nếu bị cáo không bị tuyên án tù chung thân hoặc tử hình mà chỉ bị kết án là các mức án tù có thời hạn, dù có xét xử bao nhiêu lần, thì khi tổng hợp hình phạt tòa án vẫn không thể quyết định một mức hình phạt quá 30 năm tù.

Chủ Đề