Để nấu chín cơm là công dụng của bộ phận nào của nồi cơm điện?

Nồi cơm điện hiện là vật dụng không thể thiếu đối với mọi không gian nhà bếp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ vềnguyên lý nồi cơm điện để sử dụng nồi tối ưu nhất. Bên cạnh đó, việc không hiểu rõ nguyên lý hoạt động thì trong quá trình sử dụng cũng sẽ thường xuyên bị hư hỏng hơn. Nếu bạn đang gặp tình trạng trên hãy theo dõi kỹ bài viết này nhé.

Cấu tạo nồi cơm điện

Nhìn chung các loại nồi cơm điện trên thị trường đều được cấu tạo từ 6 bộ phận chính bao gồm phần vỏ, thân nồi, mâm nhiệt, ruột nồi và phần điều khiển quá trình hoạt động của nồi.

Phần vỏ nồi cơm điện

Vỏ nồi được hiểu là phần ngoài cùng của nồi cơm điện mà chúng ta nhìn thấy đầu tiên. Phần vỏ nồi thường được làm từ các loại nhựa hoặc thép không gỉ. Phần vỏ nồi cơm điện được thiết kế với mục đích chính là giữ nhiệt độ ổn định trong quá trình nấu. Vỏ nồi cơm còn giúp giữ nhiệt cho nồi cơm sau khi cơm chín.

Vỏ nồi cơm điện còn hoạt động với công dụng bảo vệ các bộ phận bên trong nồi cơm. Hơn nữa, với lớp vỏ cách nhiệt tốt sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 

Ngoài ra, vỏ nồi cơm điện còn mang các hoạt tiết bắt mắt để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Nhiều mẫu nồi cơm điện được thiết kế không chỉ tập trung vào hiệu suất sử dụng còn chú trọng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Phần nắp nồi

Nắp nồi hiện nay được phân thành 2 loại chính là nắp rời và nắp gài. Nồi cơm có nắp gài thường có giá thành rẻ và tuổi thọ lâu hơn nồi cơm nắp gài. Tuy nhiên, nồi cơm có nắp rời thường thoát nhiều hơi nước trong quá trình nấu thông qua kẽ hở của nắp. Đây là điểm mang đến nguy hiểm khi có trẻ em đến gần.

Nồi cơm sử dụng nắp gài thì thường có tính an toàn cao hơn. Tuy nhiên khó vệ sinh và dễ bị hỏng hơn so với mẫu nắp rời. 

Phần thân nồi

Thân nồi cơm hiện đại được thiết kế tích hợp 3 lớp. Theo đó, thân nồi có lớp trong cùng tiếp xúc trực tiếp với ruột nồi. Lớp này có nhiệm vụ tỏa nhiệt phân bổ đều cho phần ruột nồi.

Lớp thân nồi thứ 2 chính là lớp sức cách nhiệt. Lớp sứ này làm nhiệm vụ giữ nhiệt cho nồi cơm. Hạn chế tối đa sự tỏa nhiệt ra vỏ ngoài của thân nồi và thoát ra môi trường. 

Lớp cuối cùng chính là lớp vỏ nồi mà chúng ta vừa được tìm hiểu ở phần trên đây. 

Phân mâm nhiệt

Mâm nhiệt chính là bộ phận cung cấp nhiệt lượng chính để làm chín cơm trong nồi. Mâm nhiệt thường được thiết kế ở phần đáy nồi và tiếp xúc với ruột nồi.

Mâm nhiệt đạt tiêu chuẩn tiêu dùng phải có rãnh truyền nhiệt để phân bổ đều nhiệt lượng lên bề mặt đáy ruột nồi. Mâm nhiệt thường được thiết kế bám sát ruột nồi để gia tăng hiệu suất sử dụng.

Tùy vào mỗi loại sản phẩm sẽ có thiết kế số lượng mâm nhiệt khác nhau. Mẫu nồi cơm điện có nắp rời thường có 1 mâm nhiệt, các mẫu nắp gài thì có thể có từ 2-3 mâm nhiệt.

Phần ruột nồi

Ruột nồi là phần chứa đựng nước và gạo để nấu thành cơm. Phần ruột nồi thường được làm từ các chất liệu có tính chịu nhiệt tốt và nhẹ như hợp kim nhôm. 

Ngoài ra, phần ruột nồi còn được phủ lớp chống dính để cơm không bị dính vào nồi sau khi chín. Hơn nữa, có lớp chống dính thì có thể dễ dàng vệ sinh hơn sau khi sử dụng. 

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng các vật dụng như muôi hay thìa kim loại để vệ sinh phần ruột nồi. Điều này sẽ dễ làm hỏng lớp phủ chống dính. Nên sử dụng các vật dụng bằng nhựa và vệ sinh nhẹ nhàng thân nồi nhé.

Phần điều khiển

Hệ thống điều khiển của hầu hết các nồi cơm điện chính là rơ le chuyển đổi chế độ. Ngoài ra, đối với nồi cơm điện tử thì còn sử dụng hệ thống điều khiển bằng mạch điện tử và thông tin LCD. 

Nguyên lý nồi cơm điện hoạt động

Nguyên lý nồi cơm điện hoạt động dựa trên một bảng điều khiển đã được cài đặt sẵn. Theo đó, khi bạn cắm dây vào nguồn điện ngay lập tức nồi cơm điện nhận được điện năng và chuyển trạng thái của nồi về chế độ nấu.

Bộ điều khiển cấp điện cho mâm nhiệt. Sau khi nhận điện từ bộ điều khiển, mâm nhiệt chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng để làm nóng nồi cơm. Nhận được nhiệt năng, gạo và nước trong nồi bắt đầu được nấu chín. 

Sau gạo nở đến một mức độ nhất định đã được cài đặt sẵn thì hệ thống điều khiển cho phép nhảy nút công tắc sang chế độ hâm nóng. Để như vậy khoảng 1 thời gian là cơm chín hoàn toàn.  Van nước đóng vai trò điều chỉnh mức nước và áp suất trong quá trình nấu.  

Kết luận

Như vậy, nguyên lý nồi cơm điện hoạt động và cấu tạo nồi cơm điện đã được Thiên Hòa gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích được cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề