Đền thờ hùng vương ở đâu

12:31 | 09/04/2021

Từ bao đời nay, trong tâm thức người dân Việt Nam luôn tưởng nhớ, thành kính tri ân công đức các Vua Hùng, tổ tiên đã có công dựng nước, lập nên Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng còn là thể hiện lòng yêu nước, là bản sắc văn hóa và tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Và ngày 06-12-2012 Tổ chức UNESCO cũng đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại”. 

Chính vì thế, vào ngày 18/06/2019, TP. Cần Thơ đã vô cùng vinh dự, khi được chọn là nơi xây dựng đền thờ tưởng nhớ các Vua Hùng ở khu vực phía Nam. Công trình tọa lạc tại đường Võ Văn Kiệt, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; Thể hiện lòng thành kính, thiêng liêng hướng về cội nguồn dân tộc; Là nơi để con cháu các thế hệ học tập, tiếp nối và giữ gìn truyền thống yêu nước đã có từ ngàn đời nay. Công trình này cũng trở thành điểm nhấn văn hóa cho TP Cần Thơ. 

Song song với một số hoạt động chuẩn bị cho Lễ dâng hương vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ, lãnh đạo TP Cần Thơ cũng đã thực hiện nghi thức lễ rước Linh khí thờ cúng vua Hùng do lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cung tiến.

Cảng HKQT Cần Thơ vinh dự được đón và phục vụ chuyến bay vận chuyển Linh khí thờ cúng Vua Hùng từ Phú Thọ về TP Cần Thơ vào lúc 18g30 ngày 7/4/2021. Trong buổi đón tiếp trang trọng tại Cảng HKQT Cần Thơ, lãnh đạo TP Cần Thơ đã gửi lời cảm ơn sâu sắc cùng những bó hoa tươi thắm đến lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, đồng thời tiến hành tiếp nhận Linh khí từ lãnh đạo và sau đó tiến hành di chuyển Linh khí đến an vị tại Đền thờ Vua Hùng tọa lạc ở trung tâm Quận Bình Thủy – TP Cần Thơ

Công trình đền thờ Vua Hùng tại Quận Bình Thủy – TP. Cần Thơ

Linh khí đã được an vị tại đền thờ Vua Hùng TP. Cần Thơ

Cảng HKQT Cần Thơ


Đền thờ Hùng Vương ở Công viên Tao Đàn [giữa trung tâm quận 1, TP.HCM].

PTĐT - Thờ cúng các Vua Hùng không chỉ là một hoạt động tín ngưỡng dân gian cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an mà còn mang ý nghĩa gắn kết con người Việt Nam đoàn kết, tạo nên nguồn sức mạnh giúp đất nước trường tồn và phát triển. Truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đã được những người con của đất Sài Gòn - Gia Định - TP. HCM tiếp nối qua nhiều thế hệ. 

Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, rất nhiều đền thờ Vua Hùng đã được người dân xây dựng rải rác tại nhiều quận, huyện ở TP.HCM và có thể kể tên một số đền thờ như: Đền Hùng Vương tại 261/3, đường Cô Giang [quận Phú Nhuận], đền thờ Hùng Vương ở 166/3 đường Đoàn Văn Bơ [quận 4], đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương tại số 22/93 đường Trần Bình Trọng  [quận 5], đền thờ Vua Hùng ở Thảo cầm viên Sài Gòn [quận 1], đền thờ Hùng Vương ở Công viên Tao Đàn [quận 1] đền thờ Hùng Vương ở 94 Nguyễn Thái Sơn [quận Gò Vấp], đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc [phường Long Bình, quận 9]... Về cơ bản, các đền thờ Hùng Vương đều lấy ý tưởng hoặc nguyên mẫu từ khu đền thờ các Vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ nên đều mang đậm nét kiến trúc phương Đông, được chạm khắc hoa văn tinh xảo, có cả những bức phù điêu mô tả đời sống văn hóa của thời Vua Hùng. Ngoài giá trị văn hóa thì một số đền có giá trị kiến trúc như đền thờ ở Thảo cầm viên được xây dựng dưới triều Nguyễn [khoảng năm 1930-1932] nên mang phong cách kiến trúc cung đình Huế với bình đồ hình vuông, họa tiết trang trí có hình rồng, phượng theo lối cung đình và các bậc đá lên xuống các cửa, hai bên đều có đôi rồng chầu [đá].  Trước đây, các hoạt động chính như dâng hương tưởng niệm, biểu diễn văn hóa - nghệ thuật truyền thống [biểu diễn võ thuật, ca múa nhạc] trong ngày Giỗ Tổ hay Tết Nguyên đán đều diễn ra ở đền thờ Hùng Vương trong Thảo cầm viên. Tuy nhiên do không gian hành lễ hẹp, không có quảng trường cho người tới dự lễ nên sau đó TP. HCM đã quyết định quy hoạch, đầu tư xây dựng Công viên Văn hóa lịch sử dân tộc với khuôn viên rộng đến 60ha, trong đó có đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương nằm trên đỉnh đồi Viễn và là khu đền thờ có quy mô lớn nhất ở các tỉnh Nam bộ nên từ năm 2009 mỗi dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương [10/3 AL] hàng năm, Thành ủy - UBND- UBMTTQ TP. HCM đều tổ chức nghi lễ dâng hương ở Công viên Văn hóa lịch sử dân tộc. Cùng thời điểm, tại các đền thờ Hùng Vương khác trên địa bàn thành phố mang tên Bác, các nghi thức diễu hành rước lễ, dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ công đức các Vua Hùng cũng diễn ra trong không khí thành kính, trang nghiêm.  Tuy vậy, do nằm xa trung tâm thành phố [khoảng 22km] nên nơi đây ít được người dân lẫn du khách viếng thăm nên nếu xét về độ phổ thông và thu hút khách - được nhiều người dân lẫn du khách viếng thăm, thắp hương tưởng nhớ nhiều nhất vẫn là đền thờ Hùng Vương ở Công viên Tao Đàn [tên đầy đủ là Đền Tưởng niệm các Vua Hùng]. Công trình Đền thờ Hùng Vương ở Công viên Tao Đàn được xây dựng năm 1992 nằm trong một không gian rợp bóng cây xanh có kiến trúc truyền thống kết hợp hiện đại nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố cốt lõi trong văn hóa thờ cúng Hùng Vương được “nhân bản” từ Phú Thọ như phù điêu Lạc Long Quân và Âu Cơ, phù điêu Thánh Gióng đánh giặc Ân, phù điêu Sơn Tinh - Thủy Tinh, phù điêu dưa hấu An Tiêm, phù điêu tích Trầu Cau… Ngay bên ngoài ngôi đền là một ao sen dài cách điệu, tô điểm thêm cho mặt tiền của ngôi đền, màu sơn của đền màu vàng tươi nổi bật giữa màu xanh của cây cối xung quanh - cũng là màu của thần quyền trong văn minh nông nghiệp, bước qua bên trong cổng du khách sẽ gặp Trụ đá thề tương truyền là của Vua Hùng Vương thứ 18 truyền lại cho An Dương Vương và sau đó An Dương Vương đã cho lập Cột đá thề trên núi Nghĩa Lĩnh để nhớ ơn công đức của các Vua Hùng và ghi tạc lời thề: “Giữ non sông đời đời bền vững” từ tay Vua Hùng. Gian chính diện có 3 bức tượng đồng, ở giữa thờ Vua Hùng, bên trái thờ Quốc mẫu Âu Cơ và bên phải thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và án ngữ ngay gian chính thờ Vua Hùng là 2 con chim Lạc cỡ lớn “canh gác” tạo cho đền thờ có một không gian văn hóa đặc biệt. Có thể kể thêm bức trướng xây ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại đoàn quân Tiên Phong trên đường về tiếp quản thủ đô “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.  Do nằm ở vị trí trung tâm quận 1, nên đền thờ ở Công viên Tao Đàn ngày nào cũng đón đông đảo du khách thăm viếng. Khách có thể là nước ngoài, trong nước nhưng quý nhất, là chính người dân sinh sống tại TP. HCM vẫn thường xuyên đến đền. Chúng tôi rất xúc động khi chứng kiến nhiều cháu bé vừa đạp xe dạo chơi trong khuôn viên, được bố mẹ hướng dẫn để xe ở ngoài tranh thủ vào thắp hương tưởng niệm các Vua Hùng. Đây chính là nét văn hóa, thể hiện tấm lòng thành kính “uống nước nhớ nguồn” rất đáng quý và rất cần được nhân rộng. 

Một nét đặc trưng của các Đền thờ Vua Hùng ở TP. HCM chính là được xây dựng ở các công viên công cộng hay các khu du lịch có khuôn viên rộng, rợp bóng cây xanh, có nhiều dịch vụ giải trí thu hút nhiều người đến vui chơi như ở Công viên Tao Đàn, Thảo cầm viên, Công viên Văn hóa Suối Tiên... Và chính đặc điểm này đã đáp ứng được nhu cầu thăm viếng, tâm linh, vui chơi của người dân ở một thành phố đông dân nhất nước, qua đó góp phần gìn giữ, duy trì và phát triển Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ đời này qua đời khác.

 Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân - giống Rồng và mẹ Âu Cơ - giống Tiên, đã có công dựng lên nhà nước Văn Lang cổ đại, thuộc vùng đất Phú Thọ ngày nay. Đối với cộng đồng các làng xung quanh đền Hùng, Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. 

Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, hết thế hệ này qua thế hệ khác, người Việt ở vùng đất Tổ Phú Thọ, nơi có Đền Hùng linh thiêng và nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước, cùng đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài, đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ, mong Ngài phù hộ cho quốc thái dân an, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia [đợt 1] và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng [quần thể di tích gồm Đền thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Mẫu Âu Cơ, Lăng mộ …] trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Việc thực hành tín ngưỡng này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là điểm tựa tinh thần tạo sức mạnh đoàn kết các dân tộc Việt Nam. 

Ngoài di tích lịch sử đền Hùng ở Phú Thọ, còn rất nhiều địa điểm khác ở các tỉnh, thành phố để mọi người có thể đến dâng hương.

1. Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc [Quận 9 - TP. HCM]

Đền tưởng niệm các vua Hùng ở công viên lịch sử - văn hóa dân tộc.

Công viên Lịch sử - văn hóa dân tộc tọa lạc tại phường Long Bình, quận 9, TP.HCM và một phần thuộc thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương có đền thờ các Vua Hùng với kiến trúc hoành tráng, độc đáo, đẹp mắt. Đây cũng là nơi diễn ra các nghi lễ của TP.HCM vào ngày giỗ Quốc Tổ hàng năm.

Ngôi đền rộng hàng ngàn mét vuông được xây dựng trên một quả đồi, bao gồm đền tưởng niệm các vua Hùng hoành tráng, với biểu tượng “Chim Lạc vươn cánh bay về phương Bắc” thấm đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Chính giữa lầu 1 là mái đình được xây dựng uy nghi, bên trong là phiên bản trống đồng Hoàng Hạ [có niên đại từ 2.000 đến 2.500 năm]. Bàn thờ Quốc tổ Hùng Vương được đặt chính giữa, bên cạnh đó là bàn thờ các đời Vua Hùng, lạc dân, lạc tướng…

2. Đền thờ Vua Hùng ở công viên Tao Đàn [Quận 1 - TP.HCM]

Đền thờ Vua Hùng ở công viên Tao Đàn [55C Nguyễn Thị Minh Khai, P.Bến Thành, Quận 1, TP.HCM] hay có tên đầy đủ là Đền tưởng niệm các vua Hùng được xây dựng vào năm 1992 và được trùng tu vào cuối năm 2011.

Đền thờ Vua Hùng ở công viên Tao Đàn

Ngôi đền được xây dựng theo kiến trúc truyền thống kết hợp với một số yếu tố hiện đại, nằm trong một khoảng không gian tràn ngập bóng mát cây xanh.

Chính điện của đền gồm có 3 gian: gian giữa là nơi thờ Quốc Tổ Hùng Vương, gian bên trái thờ Mẫu Âu Cơ, gian bên phải thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong sân đền có một phiên bản cột đá Thề dựa trên nguyên mẫu ở đền Hùng Phú Thọ.

3. Đền thờ Vua Hùng trong Thảo Cầm Viên [Quận 1 - TP.HCM]

Đền thờ Hùng Vương ở trong Thảo Cầm Viên là một trong những ngôi đền có lịch sử lâu đời nhất tại Sài Gòn. Ngôi đền được xây dựng vào khoảng năm 1930 - 1932, với kiến trúc và lối hoa văn trang trí tinh xảo trên nền kiến trúc đẹp truyền thống của phương Đông.

Đền thờ Vua Hùng trong Thảo Cầm Viên

Đền thờ Hùng Vương trong khuôn viên Thảo Cầm Viên [quận 1] do Pháp xây dựng vào năm 1926 để tưởng niệm những người Việt đi lính cho Pháp chết trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Lúc đầu, đền có tên là Kỷ Niệm [Temple de Souvenir].

Sau năm 1954, Pháp rút khỏi Việt Nam, đền được chuyển sang thành đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Trong đó, ngoài việc thờ vua Hùng, còn thờ một số nhân vật lịch sử khác như Trần Hưng Ðạo, Tả quân Lê Văn Duyệt.

Mỗi tuần, đền mở cửa cho khách đến thăm từ ngày thứ 3 đến ngày chủ nhật. Ðặc biệt, vào ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, nơi đây đều có tổ chức lễ giỗ trọng thể, để ghi nhớ công ơn dựng nước Việt của các vua Hùng. Lễ gồm 2 phần: lễ dâng hương và lễ hội.

4. Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng [Quận Gò Vấp - TP.HCM]

Gian thờ Bà Âu Cơ ở tầng trệt của tổ đình Lạc Hồng

Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng có địa chỉ ở số 94, đường Nguyễn Thái Sơn, phường 3, quận Gò Vấp với diện tích khoảng 200 m2. Nơi đây chủ yếu thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ và Hùng Vương.

Hiện nay, Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng có ba ngày lễ chính trong năm: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 âm lịch, lễ giỗ Lạc Long Quân vào ngày 1/1 âm lịch và ngày giỗ Mẫu Âu Cơ vào ngày 5/5 âm lịch.

5. Đền Hùng [Ngô Quyền, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng]

Lễ giỗ tổ ở Đền Hùng, Lâm Đồng

Đền Hùng nằm ở số 93 Ngô Quyền thờ 18 Đức Hùng Vương chi linh vị, Đức Quốc Tổ Khảo Kinh Dương Vương chi linh vị, Đức Quốc Tổ Tỷ Lang Thượng Ngàn chi linh vị và một số các anh hùng, liệt sĩ dân tộc.

Đền tổ chức lễ hội vào 10/3 và 23/10 âm lịch.

6. Đền thờ Vua Hùng [Bà Rịa - Vũng Tàu]

Người dân đến dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Đền Hùng tọa lạc dưới chân núi Lớn, số 25/5 đường Bạch Đằng, phường 5, thành phố Vũng Tàu. Trước cửa tòa có ghi 4 chữ: Thập Bát Thánh Vương [nơi thờ 18 đời vua Hùng]. Tiếp đến là tòa chánh điện, bàn thờ ở gian giữa thờ Quốc Tổ Hùng Vương.

Hàng năm vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch nhân dân thành phố Vũng Tàu về đây dự lễ hội dâng hương, tưởng nhớ các vua Hùng tại đền thờ Quốc Tổ.

7. Đền thờ Vua Hùng [Đồng Nai]

Nghi thức đọc chúc văn trong lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương tại đền thờ Hùng Vương, thành phố Biên Hòa

Đền thờ vua Hùng được lập ở các huyện Long Thành, Xuân Lộc, Định Quán và thành phố Biên Hòa.

Gian chính điện đặt bàn thờ Bác Hồ, 2 gian hai bên đặt bàn thờ ghi công đức các vị Trưởng lão có công đóng góp lớn cho hội đền; phần hậu cung là nơi dành riêng đặt tượng thờ vua Hùng Vương thứ 18 [Hùng Duệ Vương].

Ngoài dịp 10/3 âm lịch, hàng năm đến ngày 19/5 tại Đền Hùng Vương còn tổ chức lễ mừng ngày sinh nhật Bác Hồ.

8. Bảo Lộc Linh Từ [TP. Đà Lạt, Lâm Đồng]

Lễ dâng hương ngày giỗ tổ Hùng Vương 

Tọa lạc tại số 40 đường An Dương Vương, khu phố 4, ấp Mỹ Lộc, phường 2, TP. Đà Lạt, đền có 2 tòa nhà và 6 gian, phía trên chính giữa là khung hình lớn Quốc Tổ Hùng Vương.

Ngoài ra, nơi đây còn thờ các vị tướng của Trần Hưng Đạo như Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão… Hàng năm đền có 2 lễ chính, giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 và giỗ Trần Hưng Đạo vào ngày 10/8 âm lịch.

Rất nhiều đền thờ Hùng Vương được xây dựng ở các tỉnh thành trên cả nước đã khẳng định tinh thần dân tộc, ý thức cội nguồn của đồng bào Nam Bắc. Chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng.

Xem thêm >>>

Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng năm 2018

 Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

Video liên quan

Chủ Đề