Điểm đầu vào đại học ngoại ngữ năm 2022

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2022, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 1.600 chỉ tiêu. Các phương thức xét tuyển bao gồm:

Phương thức xét tuyển 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đối với 3 nhóm đối tượng:

- Nhóm đối tượng 1: Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nhóm đối tượng 2: Xét tuyển thẳng theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Nhóm đối tượng 3: Xét tuyển thẳng các thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, ACT và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Điều kiện tiên quyết: tất cả các nhóm đối tượng đều tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội  và Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội quy định.

Phương thức xét tuyển 2: Xét bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực [ĐGNL].

Điều kiện đăng ký xét tuyển: Điểm trung bình chung 5 học kỳ môn Ngoại ngữ ≥7.0 và điểm bài ĐGNL phải đạt từ 80 trở lên.

-  Thí sinh được đăng ký xét tuyển 1 nguyện vọng. Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.

Phương thức xét tuyển 3: Xét bằng kết quả thi THPT.

Cách tính điểm xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐM: điểm môn, ƯT: ưu tiên, KV: khu vực, ĐT: đối tượng].

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Năm học 2022-2023, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh theo 2 hình thức: tuyển sinh trực tiếp theo hình thức xét học bạ và phỏng vấn; tuyển sinh thông qua hệ thống của Bộ GD cho các ngành đào tạo về khoa học – công nghệ.

-  Tuyển sinh trực tiếp: thí sinh nộp hồ sơ trực tuyến tại website nhà trường, làm bài kiểm tra kiến thức và tham dự phỏng vấn với hội đồng phỏng vấn tuyển sinh của nhà trường. 

-  Tuyển sinh theo cổng thông tin tuyển sinh của Bộ giáo dục và Đào tạo: thí sinh đăng ký thông qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tham dự kỳ kiểm tra đánh giá trình độ Tiếng Anh của nhà trường.

Trường Đại học Hà Nội

Năm 2022, Trường Đại học Hà Nội sẽ xét tuyển theo 3 phương thức, đặc biệt trường bổ sung thêm 15% chỉ tiêu xét tuyển cho những thí sinh có kết quả thi ĐGNL là 15%. Chi tiết 3 phương thức tuyển sinh như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển quy định Bộ giáo dục và đào tạo [5%].

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp theo quy định của nhà trường trường [Tổng 45%] trong đó dành 15% chỉ tiêu cho điểm thi ĐGNL. 

Tiêu chí xét chọn có thêm: Những thí sinh có kết quả thi ĐGNL của 1 trong 3 Đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Phương thức 3: Xét tuyển theo điểm thi THPT 2022 [50% chỉ tiêu].

Trường Đại học Y tế Công cộng

Năm 2022, Trường Đại học Y tế Công cộng tuyển sinh theo 3 phương thức:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022.

Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp năm 2022, nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT [học bạ].

Thí sinh theo dõi danh sách các trường đại học đã công bố đề án tuyển sinh năm 2022 TẠI ĐÂY.

Sư phạm tiếng Trung là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất nhì Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội trong một vài năm trở lại đây. Bên cạnh đó, Ngôn ngữ Hàn Quốc cũng là ngành khá thu hút thí sinh đăng ký. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!

Năm 2020, ngành Sư phạm tiếng Trung là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất vào Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội với 36,08 điểm, trong đó Ngoại ngữ nhân hệ số 2. Xếp sau đó là ngành Sư phạm tiếng Anh với 35,83. Ngành Kinh tế - Tài chính lấy thấp nhất với 24,86 điểm

Còn năm 2019, điểm chuẩn cao nhất vào trường là ngành Ngôn ngữ Anh với 35,5 điểm, sau đó là ngành Sư phạm tiếng Trung với 34,70 điểm, ngành Sư phạm tiếng Nhật với 34,52 điểm. Ngành Kinh tế - Tài chính có mức điểm chuẩn thấp nhất là 19,7 điểm.

Năm 2018, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc “hot” nhất trong tất cả ngành đào tạo với mức điểm chuẩn là 33, cao hơn 1,15 điểm so với ngành Ngôn ngữ Anh.

Ngoài điểm chuẩn Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn của tất cả các trường đại học trong cả nước TẠI ĐÂY.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin cập nhật nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!

Quỳnh Nga

Theo Vietnamnet

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Điểm chuẩn các trường ĐH ở TP.HCM sẽ biến động thế nào?

Tìm đại học phù hợp sau khi biết điểm thi tốt nghiệp 2021

ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển

ĐH Sư phạm TP.HCM: Điểm chuẩn xét học bạ cao nhất 29,75 điểm

Học viện Ngân hàng lấy điểm sàn xét tuyển là 21

Năm 2022, Đại học Ngoại ngữ xét tuyển theo ba phương thức gồm: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực và bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

phương thức xét tuyển thẳng, ngoài thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường có xét theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đó, học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên được xét tuyển thẳng nếu là thành viên đội tuyển thi Olympic quốc tế hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực và quốc tế; đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp Đại học Quốc gia Hà Nội môn Ngoại ngữ; là thành viên đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ hoặc các cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia; có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ [lớp 10, 11 và kỳ I lớp 12] đạt từ 8 và có điểm trung bình chung của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi kỳ đạt từ 8, đồng thời có kết quả thi tốt nghiệp THPT đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được xét tuyển thẳng nếu đạt một trong các tiêu chí: đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi Olympic, khoa học kỹ thuật khu vực và quốc tế; đạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp Đại học Quốc gia Hà Nội môn Ngoại ngữ; có điểm trung bình chung mỗi học kỳ trong 5 học kỳ từ 8, ba môn thuộc tổ hợp từ 8,5 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt yêu cầu.

Học sinh các trường THPT còn lại cũng được xét tuyển thẳng nếu là thành viên tham gia cuộc thi tháng "Đường lên đỉnh Olympia" và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ đạt từ 8 trở lên; đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn trong tổ hợp xét tuyển và điểm trung bình chung học tập mỗi kỳ từ 8 trở lên.

Quảng cáo

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Giang Huy

Trường còn xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ SAT, A-level, ACT và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Theo đó, thí sinh cần có chứng chỉ A-Level ba môn theo các tổ hợp trong đó bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn với mức điểm mỗi môn đạt 60/100; hoặc SAT 1.100/1.600 trở lên; hoặc ACT 22/36.

Quảng cáo

Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0, TOEFL iBT từ 79 điểm hoặc chứng chỉ VSTEP của Đại học Ngoại ngữ từ C1 trở lên và tổng điểm hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng đủ điều kiện xét tuyển thẳng. Với các chứng chỉ ngoại ngữ khác tiếng Anh, thí sinh cần đạt trình độ B2 hoặc tương đương trở lên cùng điểm thi hai môn còn lại trong tổ hợp đạt 12.

Phương thức thứ hai Đại học Ngoại ngữ áp dụng là xét bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Điều kiện đăng ký xét tuyển bằng phương thức này là điểm trung bình chung 5 học kỳ môn Ngoại ngữ từ 7 trở lên và điểm bài đánh giá năng lực phải từ 80 trở lên.

Với phương thức này, thí sinh được đăng ký một nguyện vọng. Hội đồng tuyển sinh sẽ căn cứ kết quả thi để xét từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.

Tất cả phương thức trên được dùng để xét xấp xỉ 50% trong số tổng 1.600 chỉ tiêu chương trình chuẩn. Khoảng 50% còn lại trường xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Điểm xét tuyển được tính theo công thức:

Riêng với hệ đào tạo quốc tế ngành Kinh tế - Tài chính do Đại học Southern New Hamsphire [Mỹ] cấp bằng, trường tuyển 50% trong số 350 chỉ tiêu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và 50% dựa vào học bạ.

Chỉ tiêu tuyển sinh cho từng ngành như sau:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề