Điện khẩn là gì

Chiều 2-5, trang Chinhphu.vn cho biết Bộ Y tế vừa có công điện khẩn số 583/CĐ-BYT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế cho biết, hiện nay nước ta đã ghi nhận một số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại một số tỉnh, thành phố và có nguy cơ lây lan ra các địa phương khác trên cả nước.

 Tuy nhiên, trong những ngày qua vẫn còn nhiều tỉnh, thành phố còn để xảy ra hiện tượng tập trung đông người tại các khu vực công cộng [như bãi biển, khu vui chơi, du lịch...] mà chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 [biện pháp 5K] theo hướng dẫn của Bộ Y tế.


Theo Bộ Y tế, việc tập trung đông người trong các ngày lễ qua tại các bãi tắm khu du lịch... mà không tuân thủ đúng các biện pháp 5K làm nguy cơ dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: Bãi Sau Vũng Tàu chiều 30-4. Ảnh: TK 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để tiếp tục triển khai nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng; Bộ Y tế [Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia] điện để nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo chỉ đạo triển khai, thực hiện các nội dung sau:

Không tổ chức các hoạt động tập trung đông người không cần thiết [các lễ hội, khu phố đi bộ, chợ đêm...]; trường hợp tổ chức phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm các biện pháp dự phòng theo đúng quy định, đặc biệt phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và tại nơi công cộng.

Xem xét chỉ đạo dừng một số dịch vụ không thực sự cần thiết [quán bar, karaoke, vũ trường, game] có nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19.

 Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông thực hiện thông điệp 5K [khẩu trang, khoảng cách, không tập trung, khử khuẩn, khai báo y tế ] theo hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch COVID-19.

 Tăng cường việc kiểm tra , giám sát việc thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tại các nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19; thực hiện xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Theo chinhphu.vn

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Công điện là Điện tín do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền gửi cho các cơ quan, tổ chức có liên quan về vấn đề phát sinh trong tình huống đặc biệt. Tình huống đặc biệt đó có thể dẫn đến sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị và trật tự xã hội.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:21/12/2021

 Công điện  Văn bản hành chính

Công điện được hiểu như thế nào, liệu có phải là một văn bản hành chính hay không? Xin được gửi thắc mắc đến ban biên tâp?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Công điện được hiểu là: Do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền gửi cho các cơ quan, tổ chức có liên quan về vấn đề phát sinh trong tình huống đặc biệt. Tình huống đặc biệt đó có thể dẫn đến sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị và trật tự xã hội.

    Công điện liệu có phải là một loại văn bản hành chính?

    Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định:

    Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết [cá biệt], quyết định [cá biệt], chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

    Như vậy, chúng ta thường thấy thông thường, trước tình huống đặc biệt đó có thể dẫn đến sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị và trật tự xã hội thì công điện là 1 loại của văn bản hành chính sẽ được ban hành.

    Do đó, đối với Công điện được xem là văn bản hành chính theo quy định pháp luật nêu trên.

    Trân trọng!


Công điện [Public electricity] là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Thẩm quyền ban hành và thể thức của công điện khẩn?

Công điện là một văn bản có giá trị rất qua trọng đặc biệt là trong những hoàn cảnh cấp bách như thiên tai, bão lũ hay dịch bệnh. Mục đích của những văn bản này chính là truyền tải những thông tin cần thiết đến những cơ quan liên quan để kịp thời ứng phó. Vậy Công điện là gì? Thẩm quyền ban hành và thể thức của công điện khẩn? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Công điện là gì?

Công điện được hiểu là một văn bản điện tín do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và gửi đến cho các cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung cần truyền tải và thông thường những nội dung này sẽ liên quan đến những tình huống đặc biệt.

Một số trường hợp đặc biệt chúng ta có thể hiểu đó chính là dịch bệnh, bão lũ, thiên tai, hỏa hoạn, bảo vệ chủ quyền biển bảo…

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh

Công điện được dịch sang tiếng anh như sau: Public electricity

3. Thẩm quyền ban hành và thể thức của công điện khẩn

Thứ nhất, thẩm quyền ban hành công điện khẩn

Thâm quyền ban hành công điện khẩn sẽ do các cơ quan sau đây có thâm quyền ban hành, cụ thể:

Một, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển. Bao gồm tất cả các tỉnh thành phố ven biển khi xảy ra trường hợp khẩn cấp có thể ban hành công điện khẩn để quy định về những biện pháp phòng chống thiên tai như sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm, hoặc kêu gọi tàu thuyền vào tránh bão…

Hai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền ban hành công điện khẩn trong phạm vi quản lý của mình cho các cơ quan chuyên ngành cấp dưới.

Ba, Bộ Quốc Phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng sẽ ban hành những công điện liên quan đến việc kiểm soát tàu thuyền làm nghề thủy sản khi xuất, nhập bến, kiên quyết không cho tàu cá ra khơi khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, các thiết bị đảm bảo an toàn…hoặc ban hành công điện yêu cầu phối hợp với các cơ quan chức năng để cứu nạn khi thiên tai…

Tư, Bộ Công an sẽ có thẩm quyền chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm hành vi môi giới, đầu tư cho tàu á, ngư dân,…kịp thời xử lý những hành vi mua bán trái phép, buôn lậu…

Năm, Bộ Ngoại giao ban hành công điện liên quan đến những công việc bảo vệ tốt công tác bảo hộ ngư dân, thông tin kịp thời tình hình tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, phối hợp với Bộ Quốc Phòng cung cấp các bằng chứng các nước trong khu vực bắt giữ trái phép tàu cá…

Thứ hai, về thể thức của công điện khẩn

Một, một số quy định chung về thể thức trình bày

– Khổ giấy: Khổ A4 [210 mm x 297 mm].

–  Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.

– Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trái 30 – 35 mm, cách mép phải 15 – 20 mm.

-. Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.

– Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.

– Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.

Hai, mẫu công điện theo quy định

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN1

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC2

Số:…/CĐ-…3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…4…, ngày… tháng… năm…

CÔNG ĐIỆN

…………5…………..

……………………………………………………….6 điện:

– ………………………….7………………………….;

– ………………………………………………………..

 ……………………………………………………………….8…………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………../.

Nơi nhận:

– …………..;

– …………..;

– Lưu: VT,…9…10.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

[Chữ ký của người có thẩm quyền,

dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức]

Họ và tên

Ghi chú:

1 Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp [nếu có].

2 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công điện.

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công điện.

4 Địa danh.

5 Trích yếu nội dung điện.

6 Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh của người đứng đầu.

7 Tên cơ quan, tổ chức nhận điện.

8 Nội dung điện.

9 Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu [nếu cần].

10 Ký hiệu của người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành [nếu cần].

Ba, các thành phần thể thức chính

Thể thức văn bản hành chính cụ thể là công điện thì sẽ có các thành phần chính như sau:

Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

Số, ký hiệu của văn bản.

Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

Nội dung văn bản.

Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

Nơi nhận.

1. Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.

– Tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối [-], có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.

– Hai dòng chữ Quốc hiệu và Tiêu ngữ được trình bày cách nhau dòng đơn.

2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp [nếu có].

Đối với tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở. Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được viết tắt những cụm từ thông dụng.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày cách nhau dòng đơn. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp dài có thể trình bày thành nhiều dòng.

3. Địa danh và thời gian ban hành văn bản

a] Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở.

Đối với những đơn vị hành chính được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó.

Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

b] Thời gian ban hành văn bản

Thời gian ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành. Thời gian ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số thể hiện ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả Rập; đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 phía trước.

c] Địa danh và thời gian ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4 Mục IV Phần I Phụ lục này, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy [,]; địa danh và ngày, tháng, năm được đặt dưới, canh giữa so với Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

4. Nội dung văn bản

a] Căn cứ ban hành văn bản

Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và các văn bản quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản. Căn cứ ban hành văn bản được ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản [riêng Luật, Pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành].

Căn cứ ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chẩm phẩy [;], dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm [.].

b] Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản [đối với Luật và Pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của Luật, Pháp lệnh]; trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.

c] Bố cục của nội dung văn bản: Tùy theo tên loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định.

d] Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều thì phần, chương, mục, tiểu mục, điều phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

đ] Cách trình bày phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm

Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

Từ “Mục”, “Tiểu mục” và số thứ tự của mục, tiểu mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục, tiểu mục dùng chữ số Ả Rập. Tiêu đề của mục, tiểu mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, lùi đầu dòng 1 cm hoặc 1,27 cm. Số thứ tự của điều dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm [.]; cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn, kiểu chữ đứng, đậm.

Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm [.], cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn, kiểu chữ đứng. Nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn, kiểu chữ đứng, đậm.

Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn, kiểu chữ đứng.

e] Nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, được canh đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào 1 cm hoặc 1,27 cm; khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về công điện là gì? Thẩm quyền ban hành và thể thức của công điện khẩn? Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ Luật Dương Gia để được giải đáp cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề