Nên khám thai định kỳ ở đâu

Khoảng từ tuần thứ 28 đến 36 của thai kỳ sẽ bao gồm các giai đoạn khám thai quan trọng, thời gian khám thai định kỳ thường là 2 tuần/lần. Kể từ sau tuần 36, bạn sẽ đi khám mỗi tuần cho đến khi sinh. Hãy cho bác sĩ biết bất cứ vấn đề sức khỏe nào mà bạn gặp như cảm giác mệt mỏi, buồn bã, co thắt, sưng, đau đầu hay phù nề hoặc có dấu hiệu xuất huyết tử cung…

Bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim của bé và đo kích thước tử cung để ước tính kích thước của thai nhi, so sánh với tuổi thai nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng của bé. Siêu âm 3D để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, mức nước ối trong tử cung và vị trí của bé [ngôi mông, ngôi ngang hay ngôi thuận].

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ vẫn kê toa cho bạn dùng viên uống chứa vi chất dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ.

1. Lần khám thai thứ 8 – 10: Từ tuần thai 28 – 36

Ở các mốc khám thai định kỳ trong giai đoạn này, ngoài các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, khám thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến các xét nghiệm như:

  • Máu
  • Nước tiểu
  • Siêu âm: Nếu kết quả siêu âm cho thấy thai ngôi mông, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn xoay ngôi thai theo cách tự nhiên. Đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra cổ tử cung để xem bạn có dấu hiệu sắp sinh hay chưa.
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được tiêm phòng uốn ván cuống rốn sơ sinh [2 mũi cách nhau 1 tháng và mũi cuối tiêm trước sanh 4 tuần ] để phòng ngừa bệnh uốn ván cho bé.
  • Xét nghiệm Non-stress [NST]: Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, nếu đánh giá thai có vấn đề cần theo dõi kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm này nhằm kiểm tra sức khỏe của bé, dựa trên sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động của thai. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp bác sĩ tìm hiểu xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Từ tuần thứ 30 trở đi, bạn lưu ý một số điều sau:

  • Đếm cử động thai: Bình thường là từ 4 lần/giờ
  • Tái khám ngay khi thấy:
    • Đau bụng
    • Ra huyết, âm đạo ra dịch
    • Thai máy ít, máy yếu
    • Có dấu hiệu bất thường.

2. Lần khám thai thứ 11 – 14: Thai từ 36 – 40 tuần

Thông thường, khi mang thai đến giai đoạn này, lịch khám thai định kỳ chuẩn sẽ là mỗi tuần một lần. Ở mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy, kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai kỳ của bạn. Ngoài ra, bạn có thể được đề nghị làm các xét nghiệm khung chậu để đánh giá xem bạn có khả năng sinh thường hay không và xét nghiệm Non-stress test.

Nếu nhận thấy bạn có dấu hiệu sa bụng [bụng bầu tụt xuống], bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện khi dấu hiệu chuyển dạ sớm xuất hiện.

3. Lần khám thai thứ 15: Tuần thứ 40 42

Nếu thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ thăm khám kết hợp với siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi. Việc này nhằm giúp bác sĩ cân nhắc liệu có nên can thiệp để bạn sinh con hay chờ đợi bạn chuyển dạ tự nhiên.

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Trong thời gian mang thai, bạn nên được chăm sóc sức khỏe và theo dõi thai kỳ một cách tốt nhất thông qua việc thực hiện đúng lịch khám thai định kỳ cũng như lịch siêu âm thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Qua đó, bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.

Qua các buổi khám thai định kỳ, bạn sẽ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi và được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài viê, việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ còn giúp bạn thực hiện đúng thời điểm các xét nghiệm thai kỳ quan trọng bởi một vài xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng thời gian nhất định.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những mẹ bầu tuân thủ các mốc khám thai quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Ngoài ra, tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không khám thai có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai.

Sau lần khám đầu tiên, bác sĩ sản khoa sẽ cho bạn lịch khám thai cụ thể của lần kế tiếp. Thông thường, thời gian khám thai định kỳ trong 6 tháng đầu là ít nhất mỗi tháng một lần. Bước qua tam cá nguyệt cuối, bạn sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn. Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ có khoảng 10 – 15 lần khám thai. Với các bà mẹ đã từng sinh con, số lần khám thai ít nhất là không dưới 7 lần.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giải đáp phần nào băn khoăn của bạn về việc khám thai định kỳ. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, khi sinh nở được mẹ tròn con vuông!

Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất

Mang thai và làm mẹ là một hành trình kỳ diệu và gian nan mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Do đại dịch mà quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày của mẹ vất vả hơn và làm cho các mẹ lo lắng nhiều hơn. Thông thường nếu không có bệnh dịch, mẹ bầu phải đi khám thai định kỳ ít nhất 14 lần trong suốt thai kỳ.

Trường hợp nếu mẹ có tiền căn sinh non, sảy thai, thiếu máu và có một số bệnh nền khác thì phải thường xuyên đến bệnh viện để tái khám hơn các mẹ bầu có kết quả khám thai bình thường. Việc di chuyển và đến bệnh viện nhiều lần trong quá trình mang thai tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm, nên các mẹ thường có tâm lý e ngại, lo sợ và không dám khám thai định kỳ. Đều này có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong quá trình mang thai.

Bác sĩ trưởng khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, BS.CKI Trần Thị Châu cho hay: “Phụ nữ mang thai phải đi khám thai định kỳ, theo dõi và kịp thời chăm sóc mẹ và bé để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu lo ngại dịch bệnh nguy hiểm, các mẹ có thể khám thai định kỳ theo các cột mốc quan trọng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cộng đồng”.

Vậy các mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu nên đi trong mùa dịch COVID-19? Sau đây, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn sẽ hướng dẫn về các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nên đi trong mùa dịch này.

1. Ba tháng đầu thai kỳ [ lúc bắt đầu mang thai đến 13 tuần 6 ngày]

Giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận vì thai sẽ bắt đầu vào làm tổ trong cổ tử cung. Lúc này thai rất bé và còn yếu ớt, nên các mẹ nên đi đứng cẩn thận, không nên chạy nhảy và cử động mạnh. 

Thường khi trể kinh tầm 1-2 tuần là mẹ bầu nên đến bệnh viện để khám và kiểm tra, nhưng trong mùa dịch thì mẹ có thể xem xét không đi khám nếu không có các triệu chứng như đau bụng, ra huyết, có tiền căn sảy thai, thai ngoài tử cung… Và mẹ có thể đợi 1,5 tháng – 2 tháng rồi đến bệnh viện khám vẫn được.

Các mốc khám thai 3 tháng đầu của thai kỳ trong mùa dịch

Trong thời gian ở nhà chưa đi khám được, mẹ có thể tự uống một số thuốc vitamin cho bà bầu, đặc biệt là vitamin có chứa acid folic 4mg 1 viên/ngày giúp chống ngừa dị tật ống thần kinh cho bé.

Nếu mẹ bầu khám thai mà bác sĩ siêu âm thai được 7-8 tuần rồi thì có thể quay lại vào giai đoạn khi thai được 11-13 tuần 6 ngày. Giai đoạn này được xem là thời gian vàng để mẹ làm một số xét nghiệm quan trọng nên các mẹ lưu ý nhé.

Vì sao gọi giai đoạn thai tuần thứ 11 – 13 tuần +/- 6 ngày là “thời gian vàng”? 

Giai đoạn này các mẹ bầu nên đi khám thai nhé.

Vì giai đoạn này mẹ cần làm các xét nghiệm dị tật thai nhi quan trọng bao gồm xét nghiệm máu cho mẹ để kiểm tra mẹ có bệnh lý hay thiếu máu không, siêu âm đo khoảng sáng sau gáy kết hợp xét nghiệm Double Test để kiểm tra điểm bất thường nhiễm sắc thể của bé đặc biệt bệnh Down. Xét nghiệm NIPT [ Non - Invasive Prenatal Test] dựa trên  ADN ngoại bào của nhau thai phóng thích vào máu mẹ nhằm phát hiện các dị tật bẩm sinh phổ biến do bất thường số lượng nhiễm sắc thể [ tam nhiễm sắc thể 21; 18 ;13 …] có thể  thực hiện khi thai nhi được  > 9 tuần tuổi , tỷ lệ chính xác > 99% các dị tật thai kể trên .Nếu mẹ thực hiện các xét nghiệm cùng với sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp mẹ có một thai kỳ tốt và yên tâm hơn. 

2. Ba tháng giữa thai kỳ [ 14 - 29 tuần]

Nếu giai đoạn tuần thứ 11-13 +/- 6 ngày các mẹ bị gián đoạn không đến khám được thì có thể đi vào tuần thứ 15 – 19. Các mẹ có thể làm xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi  Tripble test , tuy nhiên nếu phát hiện dị tật nặng xử lý khó khăn hơn vì thai lớn, nhưng cũng là cần thiết nếu mẹ bầu không đi khám được trong giai đoạn “thời gian vàng”. 

Khi đến khám thai, các mẹ bầu sẽ được siêu âm, đo chiều dài kênh cổ tử cung để tầm soát hở eo tử cung dự phòng sẩy thai, siêu âm hình thái học thai nhi 16 -18 tuần và làm xét nghiệm máu thai kỳ nếu cần. Mẹ có thể tiêm một số vaccine như vaccine ngừa uốn ván, vaccine ngừa COVID-19. 

Các mốc khám thai 3 tháng giữa của thai kỳ trong mùa dịch

Giai đoạn này các mẹ được khuyên là nên đi khám thai để siêu âm hình thái thai nhi là tốt nhất. Thai nhi lúc này đã phát triển tương đối đầy đủ nên rất dễ khảo sát toàn bộ hình thái thai nhi. Mẹ bầu cũng có thể tiêm vaccine ngừa uốn ván mũi 2, tiêm ngừa covid  

Thời gian này mẹ có thể làm xét nghiệm test dung nạp đường [75gr] mục đích phát hiện đái tháo đường thai kỳ. Mẹ lưu ý rằng, từ 22 giờ trước hôm làm xét nghiệm không được ăn uống đến sáng hôm làm xét nghiệm trừ nước lọc ,nên cố gắng đi sớm, uống 75 gram đường và thử máu 3 lần.

 Có thể làm khảo sát hình thái thai nhi nếu không được làm lúc thai 20 - 24 tuần. Mẹ bầu tiêm ngừa uốn ván, tiêm ngừa covid nếu chưa tiêm mũi 1 hay tiêm mũi nhắc.

Giai đoạn này mẹ nên đi khám để thực hiện siêu âm doppler thai mục đích phát hiện thai chậm tăng trưởng trong tử cung.

3. Ba tháng cuối thai kỳ [ > 29 tuần đến 40 tuần]

Thường từ tuần 36 trở đi, mỗi tuần mẹ phải đi khám một lần, nhưng vì mùa dịch nguy hiểm thì mẹ có thể xem xét các lần khám trước nếu không có nguy cơ gì nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, béo phì, thai suy dinh dưỡng… thì mẹ không nên đi khám mà ở nhà tự theo dõi cử động thai nhi và tùy vào lịch hẹn với bác sĩ để tái khám.

Các mốc khám thai 3 tháng cuối của thai kỳ trong mùa dịch

Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể tải app theo dõi đường huyết tại nhà và liên hệ bác sĩ để theo dõi tình trạng của mình, nếu tình trạng không ổn thì mẹ phải đến tái khám để bác sĩ kịp thời can thiệp và thay đổi chế độ điều trị cho mẹ.

Đặc biệt, đến ngày dự sinh mà bác sĩ yêu cầu tái khám thì mẹ phải đi tái khám.

Nếu có các triệu chứng dưới đây thì mẹ cần nhập viện ngay

- Ra huyết âm đạo bất kể tuổi thai.

- Đau bụng ở giai đoạn thai lớn có thể là dấu hiệu của dọa sinh non, đau bụng ở giai đoạn cuối thai kỳ, 2-3 cơn 1 tiếng và vẫn tiếp tục đau tới không ngưng thì có thể là dấu hiệu sinh cần nhập viện ngay.

- Ra nước âm đạo.

- Trong vòng 2 giờ mà bé máy yếu ít hơn 10 lần.

- Đến ngày dự sinh.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu có thể lựa chọn cho mình một lịch khám thai phù hợp trong mùa dịch COVID-19 này. Nếu mẹ có dấu hiệu hay vấn đề gì thì hãy luôn giữ bình tĩnh và gọi điện cho Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn qua hotline 0974 508 479 hoặc để lại tin nhắn trong Facebook Fanpage của bệnh viện để được nhân viên hỗ trợ và tư vấn tận tình.

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn an toàn để sớm gặp bé yêu của mình.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ SÀI GÒN LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG CỘNG ĐỒNG ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH

------------------------

Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Tổng đài tư vấn: [028]62601100

Hotline: 0974 508 479 

Hotline cấp cứu: 0901696115

Địa chỉ: 171/3 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM.

Tâm Trí Sài Gòn – Tất cả cho sức khỏe của bạn

Video liên quan

Chủ Đề