Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 30 và R2 50 mắc song song điện trở tương đương là

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

* Bài tập định luật Ôm áp dụng cho 1 vật dẫn [1 điện trở]

Phương pháp giải: Áp dụng định luật Ôm: U = I.R

Quảng cáo

* Mạch điện nối tiếp đơn giản

Phương pháp giải: Áp dụng các tính chất của định luật Ôm đối với đoạn mạch nối tiếp

* Tính chất:

1. I chung

2. U = U1 + U2 + .... + Un.

3. R = R1 + R2 + ... + Rn.

* Đoạn mạch song song đơn giản

Phương pháp giải: Áp dụng các tính chất của định luật ôm với đoạn mạch song song.

* Tính chất:

1. U chung

2. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng trổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 + ... + In

3. Nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của các điện trở thành phần:

Quảng cáo

Bài 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6 A. Hỏi nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 48V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu ?

Đáp án: I' = 1,6 A

Hướng dẫn giải:

Áp dụng định luật Ôm ta có: U = I.R

Cách 1:

Khi U = 18 V thì I = 0,6 A vậy điện trở R là:

Vậy khí U = 48 V thì cường độ dòng điện là:

Cách 2:

Định luật Ôm cho ta:

Vậy I tỉ lệ thuận với U khi R không đổi.

Khi U = 18 V thì I = 0,6 A; khi U = U' = 48 V thì I có giá trị I'. Ta có tỉ số

Quảng cáo

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 12Ω và R2 = 6Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 36 V.

Hãy xác định

a] Cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở

b] Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi điện trở

Đáp án: a] I = I1 = I2 = 2A; b] U1 = 24V; U2 = 12V.

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ mạch điện R1 nt R2.

Điện trở tương đương của mạch là Rtd = R1 + R2 = 12 + 6 = 18 Ω.

a] Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch, cường độ dòng điện chạy trong mạch là

Vì đoạn mạch điện nối tiếp nên I = I1 = I2 = 2A

b] Hiệu điện thế hai đầu R1 là U1 = I1.R1 = 2.12 = 24 V

Hiệu điện thế hai đầu R2 là U2 = I2.R2 = 2.6 = 12 V

Bài 3: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết R1 = 6 Ω và R2 = 3 Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 12 V.

Hãy xác định

a] Cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở và qua mạch chính

b] Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi điện trở

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ mạch điện R1 // R2.

Vì mạch điện song song nên ta có U = U1 = U2 = 12 V

Áp dụng định luật Ôm cho mỗi mạch nhánh ta có:

Cường độ dòng điện trong mạch chính là I = I1 + I2 = 2 + 4 = 6A

Cách khác:

Điện trở tương đương của mạch là:

Cường độ dòng điện trong mạch chính là:

Bài 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế là 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6A. Nếu hiệu thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?

A. 1,2 A      B. 0,8 A

C. 0,4 A      D. 1,8A

Hiển thị đáp án

Bài 2: Khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện giảm đi 3 lần. Hỏi hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn đã thay đổi thế nào ?

A. giảm 3 lần      B. tăng 3 lần

C. không thay đổi      D. không xác định được

Hiển thị đáp án

Bài 3: Đặt hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40 Ω và R2 = 80 Ω mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này là bao nhiêu?

A. 0,1A      B. 0,15A

C. 0,45A      D. 0,3A

Hiển thị đáp án

Bài 4: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 = 1,5R1 mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này thì thấy hiệu điện thế hai đầu R1 là 3V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?

A. 1,5V      B. 3V

C. 4,5V      D. 7,5V

Hiển thị đáp án

Bài 5: Cho hai điện trở R1 = 40 Ω, R2 = 50 Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế. U = 220V. Tính I1

A. 5,5A      B. 1A

C. 6A      D. 3,5A

Hiển thị đáp án

Bài 6: Biết điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở R1, R2 mắc song song với nhau là 10 Ω. Biết cường độ qua mạch là 2,5A. Tính U1.

A. 12 V      B. 3V

C. 25V      D. 30V

Hiển thị đáp án

Bài 7: Cho hai điện trở R1, R2 và ampe kế A mắc nối tiếp vào hai điểm A, B

a] Vẽ sơ đồ mạch điện

b] Cho R1 = 15 Ω, R2 = 20 Ω, ampe kế chỉ 0,4A . Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB

c] Đặt vào hai đầu AB của đoạn mạch một hiệu điện thế khác U' = 60 V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Tóm tắt:

R1, R2 và ampe kế A mắc nối tiếp vào hai điểm A,B

a] Vẽ sơ đồ mạch điện

b] Cho R1 = 15 Ω, R2 = 20 Ω, ampe kế chỉ 0,4A . Tính UAB

c] U' = 60 V. Tính I qua mỗi điện trở.

Hiển thị đáp án

a] Sơ đồ mạch điện

b] Điện trở tương đương của mạch điện là

Rtd = R1 + R2 = 15 + 20 = 35 [Ω]

Ampe kế cho biết cường độ dòng điện chạy qua mạch là 0,4 A.

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là

UAB = I.RAB = 0,4. 35 = 14 [V]

c] Vì đoạn mạch nối tiếp nên I' = I1 = I2

Ta có:

Đáp án: b] 14 V; c] 1,71 A

Bài 8: Cho ba điện trở mắc nối tiếp với nhau. Biết R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω, R3 = 25 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 75 V.

a] Tính điện trở tương đương của mạch

b] Tính cường độ điện qua mạch

c] Tính hiệu điện thế qua mỗi điện trở

Tóm tắt:

R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω, R3 = 25 Ω mắc nối tiếp với nhau. U = 75 V.

a] Tính điện trở tương đương của mạch

b] Tính cường độ điện qua mạch

c] Tính hiệu điện thế qua mỗi điện trở

Hiển thị đáp án

a] Điện trở tương đương của mạch điện là

Rtd = R1 + R2 + R3 = 10 + 15 + 25 = 50 Ω.

b] Cường độ dòng điện qua mạch là

c] Hiệu điện thế qua mỗi điện trở là

U1 = I.R1 = 1,5.10 = 15 V

U2 = I.R2 = 1,5.15 = 22,5 V

U3 = I.R3 = 1,5.25 = 37,5 V

Đáp án: a] Rtd = 50 λ; b] I = 1,5 A; c] U1 = 15 V; U2 = 22,5 V; U3 = 37,5 V

Bài 9: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch có sơ đồ như trên hình sau, trong đó điện trở R1 = 4 Ω, R2 = 5Ω.

a] Cho biết số chỉ của ampe kế khi công tắc K mở và khi K đóng hơn kém nhau 3 lần. Tính điện trở R3.

b] Cho biết U = 5,4V. Số chỉ của ampe kế khi công tắc K mở là bao nhiêu?

Hiển thị đáp án

Khi K đóng thì mạch nối tắt qua R3 nên Rtd1 = R1 + R2 = 9 Ω.

Số chỉ của ampe kế khi K đóng là:

Khi K mở thì điện trở tương đương là Rtd2 = R1 + R2 + R3 = 9 + R3

Số chỉ của ampe kế khi K mở thì

Khi K đóng và khi K mở thì ampe kế hơn kém nhau 3 lần, ta có

⇒ R3 = 18 Ω

b] Khi K mở, U = 5,4 V, cường độ dòng điện là

Đáp án: a] R3 = 18 Ω; b] I = 0,2 A

Bài 10: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch có sơ đồ như trên hình sau. Khi đóng công tắc K vào vị trí 1 thì ampe kế có số chỉ I1 = I, khi chuyển công tắc này sang vị trí số 2 thì ampe có số chỉ là I2 = I/3, còn khi chuyển sang vị trí số 3 thì ampe kế có số chỉ I3 = I/8. Cho biết R1 = 3Ω, hãy tính R2 và R3.

Hiển thị đáp án

Khi K đóng vào vị trí 1 thì mạch chỉ gồm R1.

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là U = I1.R1 = I.3

Khi K đóng vào vị trí 2, mạch gồm R1 nối tiếp với R2. Điện trở tương đương của mạch là: R12 = R1 + R2 = 3 + R2

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là U = I2.R12 = I/3.[3 + R2]

Ta có:

Khi K đóng vào vị trí 3, mạch gồm R1, R2 và R3 mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của mạch là: R123 = R1 + R2 + R3 = 9 + R3

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là U = I3.R123 = I/8.[9 + R3]

Ta có:

Đáp án: R2 = 6 Ω; R3 = 15 Ω

Bài 11: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 9 Ω; R2 = 6 Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 7,2V.

a] Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b] Tính cường độ dòng điện trong mỗi đoạn mạch rẽ và cường độ dòng điện trong đoạn mạch chính.

Hiển thị đáp án

a] Điện trở tương đương của đoạn mạch:

b] Cường độ dòng điện trong mạch chính là:

Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là:

Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2 là:

Đáp án:

a] Rtd = 3,6 Ω

b] I = 2A; I1 = 0,8 A; I2 = 1,2 A

Bài 12: Cho mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 25 Ω, R2 = R3 = 50 Ω mắc song song với nhau.

a] Vẽ sơ đồ mạch điện, tính điện trở tương đương của mạch.

b] Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu thế không đổi U = 37,5V. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở và dòng điện trong mạch kín.

Hiển thị đáp án

a] Sơ đồ mạch điện

Điện trở tương của đoạn mạch

⇒ Rtb = 12,5 Ω

b] Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là

Cường độ dòng điện qua điện trở R2 và R3 là

Cường độ dòng điện qua mạch chính là: I = I1 + I2 + I3 = 3A.

Đáp án:

a] Rtd = 12,5 Ω

b] I1 = 1,5 A; I2 = I3 = 0,75 A; I = 3A.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề