Doanh thu xuất khẩu là gì

Thời điểm xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là thời điểm nào? Có phải là ngày bạn xuất hóa đơn tài chính, hay ngày trên hóa đơn thương mại, hay ngày trên tờ khai hải quan thông quan.

Ngoài ra liên quan đến thời điểm xác định doanh thu xuất khẩu còn có khá nhiều câu hỏi tương tự như:

  • Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu?
  • Thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu?
  • Doanh thu tính thuế hàng xuất khẩu được ghi nhận tại thời điểm nào?…

Sở dĩ có nhiều thắc mắc như vậy là do văn bản pháp luật chưa rõ ràng về câu chữ. Do có sự trồng chéo quy định giữa các văn bản. Do quy định của về kế toán và thuế chưa thống nhất nhau…

Cục thuế Hà Nội đã có công văn trả lời doanh nghiệp như sau:

Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính như sau:

“7. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.

Vậy “Ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan” được hiểu là ngày như thế nào?

Cơ quan thuế trả lời như sau:

Thời điểm xác định DT xuất khẩu

Như vậy “Ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan” là “Ngày thông quan trên tờ khai hải quan”

Ok xong nhé các bạn.

Xem thêm về xuất khẩu:

  • Tỷ giá tính thuế xuất khẩu
  • Tỷ giá hạch toán doanh thu xuất khẩu
  • Hạch toán hàng xuất khẩu
  • Học kế toán tổng hợp thực tế online từ A-Z

Tỷ giá hạch toán doanh thu xuất khẩu là tỷ giá nào? Tỷ giá mua vào hay bán ra, của ngân hàng nào? Có phải chỉ cần 1 tỷ giá duy nhất là hạch toán được cho nhiều lần xuất khẩu của cùng một người mua không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

Xem lại các bài trước:

  • Thời điểm xác định doanh thu xuất khẩu
  • Xuất khẩu dùng hóa đơn nào
  • Tỷ giá tính thuế xuất khẩu là tỷ giá nào

+ Tỷ giá tính thuế xuất khẩu: được thực hiện theo quy định của Hải quan và làm căn cứ tính thuế xuất khẩu.

+ Tỷ giá hạch toán DT xuất khẩu: thực hiện theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, làm căn cứ hạch toán doanh thu, ghi sổ kế toán [tài khoản 511].

Tỷ giá hạch toán DT xuất khẩu được quy định như sau:

Căn cứ điểm 3, khoản 4, điều 2, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 27, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định, “Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước…

3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản [nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh].
-…..

Như vậy tỷ giá hạch toán doanh thu xuất khẩu là Tỷ giá giao dịch thực tế mua vào của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.

Vấn đề là quá trình thanh toán có thể xảy ra:

  • Nhận tiền trước xuất khẩu sau, hoặc
  • Ngày xuất khẩu và ngày nhận tiền trùng nhau, hoặc
  • Xuất khẩu trước thu tiền sau, hoặc
  • Nhận trước một khoản tiền sau đó xuất khẩu hàng và phần còn lại thu sau.

Mỗi một thời điểm như vậy thì tỷ giá mỗi ngày lại khác nhau.

Tỷ giá hạch toán DT xuất khẩu

Quy định thêm về tỷ giá hạch toán DT xuất khẩu liên quan đến quá trình thanh toán.

Căn cứ gạch đầu dòng thứ nhất, tiết a, điểm 1.5, khoản 1 điều 69, thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp:

1.5. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán

a] Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:

– Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua [không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập].

Như vậy, tỷ giá hạch toán DT xuất khẩu cụ thể trong các trường hợp như sau:

+ Thu tiền trước, xuất khẩu sau: Tỷ giá hạch toán doanh thu là tỷ giá của ngày nhận tiền trước.

+ Xuất khẩu trước, thu tiền sau: Tỷ giá hạch toán doanh thu là tỷ giá của ngày xuất khẩu.

+ Ngày xuất khẩu và ngày nhận tiền là một: Là tỷ giá của ngày đó luôn thôi :]]

+ Thu trước một phần tiền hàng xuất khẩu:

  • Đối với phần doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước của người mua, thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước tiền.
  • Đối với phần doanh thu chưa thu được tiền, thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh [ngày xuất khẩu].

Hy vọng các bạn đã nắm được quy định về tỷ giá hạch toán doanh thu trong quá trình xuất khẩu bán hàng ra nước ngoài.

Bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của quá trình xuất khẩu. Xin cảm ơn!

Bạn có thể tham gia học kế toán online tổng hợp để được hỗ trợ nhiều hơn nhé:

  • Kế toán online cho người mới bắt đầu
  • Kế toán online cho người đã biết kế toán
  • Kế toán xây dựng online
  • Kế toán thương mại online
  • Kế toán sản xuất online

Chủ Đề