Đổi chứng minh thư ở đâu

Làm CCCD gắn chíp ở đâu? Có được làm ở nơi tạm trú không? [Ảnh minh họa]

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT  giải đáp như sau:

Theo điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận thì nguyên tắc tiếp nhận làm CCCD như sau:

- Cơ quan quản lý CCCD Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.

- Cơ quan quản lý CCCD Công an cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ CCCD đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

- Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân có yêu cầu và các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Trong đó, các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ CCCD như sau:

- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.

Có được làm CCCD gắn chíp ở nơi tạm trú không?

Hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn chưa thu thập đầy đủ thông tin nên việc làm thẻ CCCD được quy định như sau:

 - Nếu công dân đã được cấp CCCD mã vạch hoặc CMND 12 số thì thông tin đã được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, công dân có thể đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh ở bất cứ tỉnh, thành nào để làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục cấp căn cước công trong trường hợp này gồm: Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; Chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ [nếu có].

- Trường hợp được cấp CMND 9 số hoặc chưa từng được cấp CMND/CCCD thì phải quay về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm CCCD gắn chíp.

Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân đã đi vào vận hành thì công dân có thể đến bất kỳ cơ quan quản lý căn cước công dân nào để làm thủ tục cấp căn cước công dân.

Trong trường hợp của bạn Thùy Linh, nếu bạn đang sử dụng CMND 12 số hoặc CCCD mã vạch thì bạn có thể làm CCCD gắn chíp tại TP HCM theo quy định trên. Nếu bạn đang sử dụng CMND 9 số hoặc chưa từng được cấp CMND/CCCD thì bạn phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm CCCD gắn chíp.

Xem thêm:

>> Có nên đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp trước 01/7/2021?

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Your browser does not support the audio element.

Những qui định về cấp chứng minh nhân dân

28/11/2018

Khi đời sống kinh tế, xã hội ngày càng phát triển thì ý thức, nhận thức, kiến thức pháp luật trong các tầng lớp nhân dân cũng được nâng cao hơn. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều và trình độ hiểu biết pháp luật có nơi, có lúc, trên một số lĩnh vực và ở một bộ phận người vẫn còn hạn chế.

Thiết thực nhất, gần gũi nhất, liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của cá nhân là việc làm chứng minh nhân dân [CMND] nhưng vẫn còn có một số người chưa xem trọng, nhất là ở nông thôn.

Chính vì vậy, đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn Cảnh, Phó trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội  Công an tỉnh sẽ cung cấp những qui định cụ thể về việc cấp CMND hiện nay và một số nội dung liên quan.

Hỏi: Kính thưa Thượng tá Nguyễn Văn Cảnh, những quy định về cấp CMND, đến hiện nay, vẫn không có nhiều thay đổi, nhưng cũng còn nhiều người chưa thật sự tường tận, xin Thượng tá cung cấp 1 số thông tin về đối tượng được cấp mới và các trường hợp được cấp đổi, cấp lại CMND ?

Thượng tá Nguyễn Văn Cảnh [TT NVC] :

  • Đối tượng cấp mói: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có nghĩa vụ đến cơ quan Công an cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND theo quy định tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999.

Hiện nay, tại Công an các huyện, thành phố, thị xã tổ chức cấp CMND tại trụ sở các ngày trong tuần. Đồng thời, có tổ chức cấp CMND lưu động ở các xã, phường, thị trấn, trường học theo lịch đã thông báo trước và gửi Giấy mời cho những người từ đủ 14 tuổi, đồng thời cấp cho tất cả các đối tượng cấp mới, cấp đổi, cấp lại.

  • Đối tượng cấp đổi: Những công dân đã được cấp CMND mới theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 và giấy CMND theo Quyết định 143/CP được đổi lại trong các trường hợp sau:

+ Quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp;

+ CMND rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin đã ghi trên CMND;

+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh. Những thay đổi này phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Những người đã cấp CMND nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển ĐKHHTT trong phạm vi tỉnh, thành phố mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại CMND;

+ Thay đổi đặc điểm nhận dạng là những trường hợp đã qua phẩu thuật thẩm mỹ chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.

  • Đối tượng cấp lại: Những công dân đã được cấp CMND theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 và giấy CMND theo Quyết định 143/CP nhưng bị mất.
  • Đối với các trường hợp cấp đổi, cấp lại ngoài quy định cấp tại Công an các huyện, thành phố, thị xã cũng có thể đến phòng Cảnh sát QLHC về TTXH để làm. Ngoại lệ, đối với những trường hợp già yểu, bệnh tật không đi lại được thì công dân làm đơn có xác nhận của Công an cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú việc không đi lại được gửi đến Công an cấp huyện hoặc phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [CSQLHC về TTXH]. Trên cơ sở đơn trình bày cơ quan tiếp nhận sẽ cử cán bộ trực tiếp đến tận nhà làm thủ tục.
  • Thời gian trả CMND: Theo quy định Nghị định 106/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, quy định:

+ Đối với Công an thành phố, thị xã: Trường hợp cấp mới, cấp đổi không quá 07 ngày làm việc; cấp lại không quá 15 ngày làm việc.

+ Đối với Công an các huyện: thời gian trả không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Hỏi: Thưa Thượng tá, về  thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại CMND gồm có những gì?

TT NVC:

  • Xuất trình hộ khẩu thường trú [Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Giấy chứng nhận hộ khẩu tập thể].
  • Chứng minh nhân dân cũ [đối với trường hợp cấp đổi]
  • Đơn trình bày rõ lý do đối với trường hợp cấp đổi CMND hoặc cấp lại [mất giấy], có xác nhận của Công an cấp xã nơi đăng ký thường trú, dán ảnh vào đơn và đóng dấu giáp lai.
  • Những trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi.
  • Các thủ tục cấp CMND có niêm yết công khai tại nơi tiếp công dân của các đơn vị có thẩm quyền cấp CMND.
  •  

Hỏi :  Hiện nay, có những quy định mới về ghi ngày, tháng sinh và ảnh chân dung trên CMND. Cụ thể thì những quy định đó như thế nào ?

TT NVC:

  • Về quy định ghi đầy đủ ngày, tháng sinh trên giấy CMND:

Theo quy định của Bộ Công an, Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp CMND. Cơ sở để tính tuổi là theo ngày, tháng, năm sinh ghi trên sổ hộ khẩu, phù hợp với ngày, tháng, năm sinh ghi trên giấy khai sinh.

Và thông tin về ngày, tháng, năm sinh ghi trên giấy CMND phải đảm bảo chính xác, phù hợp với ngày, tháng, năm sinh ghi trên sổ hộ khẩu và giấy khai sinh.

Chính vì vậy, khi đến cơ quan Công an đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại CMND, tùy trường hợp, công dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh cùng các giấy tờ pháp lý cá nhân để làm căn cứ đối chiếu nhằm ghi hoặc bổ sung đầy đủ ngày, tháng, năm sinh trên CMND.

Trường hợp cả sổ hộ khẩu và giấy khai sinh của công dân đều không ghi ngày, tháng, năm sinh thì cơ quan Công an hướng dẫn công dân đến UBND cấp xã nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc UBND xã nơi cư trú đề nghị đăng ký, thay đổi, bổ sung hộ tịch theo quy định của pháp luật. Sau đó, bổ sung ngày, tháng sinh trong sổ hộ khẩu.

Sau khi công dân đã thực hiện đăng ký, thay đổi, bổ sung hộ tịch và điều chỉnh thông tin về ngày, tháng sinh trong sổ hộ khẩu thì cơ quan Công an tiến hành làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại CMND cho công dân theo quy định.

  • Về quy định phông ảnh chân dung trên CMND:

Trước đây, ảnh chân dung làm CMND sử dụng phông nền màu xanh. Nhưng, kể từ ngày 01/01/2018, ảnh chân dung làm CMND là ảnh màu, sử dụng phông nền trắng.

Lưu ý: Ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh làm CMND, ảnh không qua chỉnh sửa photoshop. Riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt và hai tai.

Hỏi : Các bước để bổ sung hộ tịch:

TT NVC:

  • Đối với những người chưa có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi ngày, tháng sinh thì ngày, tháng sinh được xác định theo lời khai của người yêu cầu bổ sung có xác nhận của người làm chứng.
  • Đối với những người đã có hồ, giấy tờ cá nhân như: học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên mà trong các hồ sơ, giấy tờ đã ghi thống nhất về ngày, tháng sinh thì xác định theo ngày, tháng sinh đó. Trường hợp ngày, tháng sinh ghi trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên.
  • Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh theo hướng trên thì ngày, tháng sinh là ngày 01/01.
  • Trường hợp công dân không có điều kiện để trở về UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký sinh trước đây để đề nghị cấp lại Giấy khai sinh thì có thể ủy quyền cho người khác. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoăc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần có văn bản ủy quyền.

Sau khi có giấy khai sinh đã được bổ sung ngày, tháng sinh thì công dân đến Công an nơi đăng ký thường trú bổ sung vào sổ hộ khẩu và đề nghị làm thủ tục cấp CMND theo quy định.

Hỏi: Có nhất thiết phải đổi CMND để bỗ sung ngày, tháng sinh hay không ?

TT NVC:

Hiện nay, theo quy định của Bộ Công an cần phải bổ sung ngày, tháng sinh khi cấp CMND để từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ việc cấp thẻ căn cước công dân và thống nhất các loại giấy tờ từ khai sinh, hộ khẩu, CMND, bảo hiểm y tế và các giấy tờ khác. Vì vậy, những công dân khi đến làm thủ tục cấp CMND nếu chưa có ngày, tháng sinh thì cần phải bổ sung ngày, tháng sinh vào khai sinh, hộ khẩu mới cấp được CMND. Những công dân chưa cần thiết đổi CMND thì không phải bắt buộc.

Xin cảm ơn Thượng tá!

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Tương phản

Video liên quan

Chủ Đề