Đội trưởng đội nhi đồng cứu quốc đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh ngày nay là ai

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một trong những lực lượng nòng cốt của phong trào thiếu nhi cả nước. Hãy cùng META tìm hiểu về lịch sử, những lần đổi tên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì?

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh [gọi ngắn gọn là Đội] là một tổ chức cộng sản dành cho thiếu niên nhi đồng hoạt động tại Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội được coi là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Cờ Đội có nền đỏ và ảnh huy hiệu Đội ở giữa cờ. Khăn quàng đỏ là một đặc trưng của đồng phục Đội viên, được làm bằng vải hình tam giác cân, màu đỏ. Ca khúc Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được chọn làm bài hát chính thức [còn gọi là Đội ca] mang nội dung kêu gọi Đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học... Khẩu hiệu của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!”

Lời hứa của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là: Tuân theo Điều lệ Đội, giữ gìn danh dự Đội và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy gồm:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.Học tập tốt, lao động tốt.Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Lịch sử, những lần đổi tên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 với tên gọi đầu tiên là Đội Nhi đồng cứu quốc. Các thành viên đầu tiên của Đội gồm: Nông Văn Dền [bí danh Kim Đồng, đội trưởng], Nông Văn Thàn [bí danh Cao Sơn], Lý Văn Tịnh [Thanh Minh], Lý Thị Nì [Thủy Tiên], Lý Thị Xậu [Thanh Thủy]. Người phụ trách Đội đầu tiên là Đức Thanh. Đội được thành lập với mục đích chính là tham gia đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà, có nhiệm vụ làm giao thông thông liên lạc, đưa đón, bảo vệ cán bộ, canh gác cho các cuộc họp của Đảng... 

Trong quá trình hoạt động và phát triển, Đội Nhi đồng Cứu quốc đã nhiều lần thay đổi tên trước khi chính thức lấy tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như ngày nay. Những lần đổi tên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh gồm:

  • Giữa năm 1946, hai tổ chức Đội TNTP và Đội Nhi đồng cứu quốc sát nhập lại làm một và lấy tên chung là Đội Thiếu nhi cứu quốc. Đội có nhiệm vụ làm nhiệm vụ giao thông liên lạc, trinh sát góp phần cùng cha anh tham gia vào các cuộc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
  • Tháng 3 năm 1951, Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên cứu quốc đã quyết định thống nhất lực lượng thiếu nhi, lấy tên là Đội Thiếu nhi tháng Tám và thống nhất một số chủ trương mới như thiếu nhi đeo khăn quàng đỏ, bài ca chính thức, khẩu hiệu, đẳng hiệu, cấp hiệu, phiên chế tổ chức của Đội. Nhiệm vụ của Đội trong thời kỳ này là làm theo lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
  • Tháng 11 năm 1956, Đội Thiếu nhi tháng Tám được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, có nhiệm vụ là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
  • Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như ngày nay với nhiệm vụ chính là tuyên truyền, dẫn dắt Đội viên thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Sau những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ, hi sinh, tổ chức Đội đã thực sự trưởng thành về mọi mặt với bao chiến công. Nhiều tập thể Đội viên đã được khen thưởng, xứng đáng với niềm tin yêu sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Bác Hồ và nhân dân.

 >>> Xem thêm: Lời bài hát Đội ca, karaoke, nhạc MP3 và link tải

Ý nghĩa, vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ra đời với nhiều vai trò và ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử của nước nhà cũng như trong các hoạt động của Đảng ta. Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập theo nhu cầu tất yếu của lịch sử đất nước, bởi lẽ lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi Việt Nam là bộ phận hữu cơ trong lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, và lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Đội TNTP Hồ Chí Minh thành lập cho thấy thiếu niên, nhi đồng đã có tổ chức của mình, có Điều lệ và nguyên tắc hoạt động riêng của tổ chức mình. Tổ chức Đội được thành lập có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của thiếu niên nhi đồng. Việc thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh có vai trò rất đặc biệt, không chỉ với lứa tuổi thiếu nhi mà còn với nhà trường, xã hội, với sự phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đảng CS Việt Nam:

  • Đối với thiếu nhi: Đội TNTP Hồ Chí Minh là trường học giáo dục cộng sản chủ nghĩa của thiếu nhi và là nơi các em được giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện phấn đấu và trưởng thành. Đội là người đại diện quyền lợi cho trẻ em nói chung và cho thiếu niên và nhi đồng nói riêng.
  • Đối với nhà trường: Đội là người hỗ trợ tích cực, là cầu nối giữa nhà trường và xã hội và là chỗ dựa đáng tin cậy của giáo viên nhà trường, được sự hỗ trợ tích cực của nhà trường, cùng nhà trường thực hiện nội dung và mục đích giáo dục. Đội tổ chức triển khai mọi chủ trương của nhà trường, động viên cổ vũ tất cả học sinh tham gia.
  • Đối với xã hội: Đội là một lực lượng đông đảo của xã hội, một lực lượng cách mạng tham gia tuyên truyền, cổ động các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, tham gia xây dựng và quản lí xã hội với những việc làm vừa sức. Để thực hiện vai trò này, Đội không chỉ hoạt động trong trường học, ngoài giờ lên lớp, mà còn tăng cường hoạt động Đội trên địa bàn dân cư.          
  • Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam: Đội là lực lượng dự bị trực tiếp, là nguồn bổ sung chủ yếu về số lượng và chất lượng cho Đoàn Thanh niên. Về thực chất, toàn bộ công tác Đội giúp các em rèn luyện, phấn đấu để chuẩn bị cho các em Đội viên đủ điều kiện gia nhập Đoàn khi đã trưởng thành. Đó cũng là nhiệm vụ xây dựng Đoàn bằng con đường ngắn nhất và tốt nhất - xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bắt đầu từ xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh.
  • Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Đội là lực lượng dự trữ chiến lược cho Đảng, là một trong những lực lượng tạo nên những mắt xích quan trọng trong hệ thống chính trị: Đội, Đoàn, Đảng. Đội cùng nhà trường thực hiện mục tiêu và nguyên lí giáo dục của Đảng. Để thực hiện tốt vai trò này, trong công tác xây dựng Đội và giáo dục thiếu nhi phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.

Trên đây là những thông tin để bạn có thể tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, một tổ chức của Đảng dành riêng cho các bạn lứa tuổi thiếu nhi, nhi đồng. Để tham khảo thêm những thông tin khác, hãy truy cập META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

Tham khảo thêm

Xem thêm 2 bình luận

Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Đội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập, ở gần hang Pác Bó, thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Mục đích của Độ được thể hiện trong tên gọi: "Cứu Quốc".

Các thành viên đầu tiên:

Nông Văn Dèn [Bí danh Kim Đồng, đội trưởng],

Nông Văn Thàn [Bí danh Cao Sơn]

Lý Văn Tịnh [Thanh Minh],

Lý Thị Nì [Thủy Tiên],

Lý Thị Xậu [Thanh Thủy].

Nông Văn Dèn tức Kim Đồng người đội trưởng đầu tiên

Nông Văn Dèn sinh năm 1929 [Một số người quen đọc thành Nông Văn Dền] biệt danh Kim Đồng là người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Nông Văn Dèn. Dèn tiếng Tày, Nùng có nghĩa là Tiền. Có thể khi sinh Dèn, cha mẹ Dèn mong đứa con trai của mình sau này sẽ có cuộc sống tốt nên mới đặt tên như vậy.

Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin [Cao Bằng] ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi

Các lần đổi tên Đội Thiếu niên Tiền phong [TNTP]

Giữa năm 1950, hai tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong và Đội Nhi đồng cứu Quốc sáp nhập lại làm một và lấy tên chung là Đội Thiếu nhi cứu quốc.Tháng 3 năm 1951, Đội Thiếu nhi cứu quốc được đổi tên thành Đội Thiếu nhi Tháng TámTháng 11 năm 1956, Đội Thiếu nhi Tháng Tám được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".

Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và được duy trì đến ngày nay.

Ngày thành lập, nơi thành lập, biểu trưng của Đội TNTP

  • ✔ Đội TNTP Hồ Chí Minh thành lập ngày: 15/05/1941
  • ✔ Đội Thiếu niên Tiền phong HCM thành lập tại: thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
  • ✔ Tên khai sinh đội TNTP là: Đội Nhi đồng Cứu quốc
  • ✔ Người đội trưởng đầu tiên là: Nông Văn Dèn tức Kim Đồng
  • ✔ Huy hiệu Đội: hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "SẴN SÀNG". Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc
  • ✔ Cờ Đội: nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội
  • ✔ Khăn quàng đỏ: hình tam giác cân, có đường cao bằng 1/4 cạnh đáy, màu đỏ.
  • ✔ Đội ca: bài hát Cùng nhau ta đi lên của nhạc sĩ Phong Nhã

Video liên quan

Chủ Đề