Dưới bao nhiêu điểm thì thi lại đại học?

Vì nhiều lý do mà không ít thí sinh có dự tính thi lại Đại học vào năm sau. Tuy nhiên, nhiều bạn không biết rằng có phải thi lại tốt nghiệp THPT hay không và phải thi bao nhiêu môn.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số [//www.facebook.com/tuyensinhso/] để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. 

Thi lại Đại học có phải đăng ký thi tốt nghiệp không? Cần thi mấy môn?

  • Theo quy định, những thí sinh thi lại Đại học đã có bằng tốt nghiệp THPT thì khi thi lại vào năm sau chỉ cần thi đúng các môn của tổ hợp xét tuyển. Các bạn phải đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm sau nếu muốn xét tuyển vào trường ĐH nào đó theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Còn trong trường hợp không xét điểm thi tốt nghiệp thì các bạn không phải thi. 

=> Ví dụ, nếu bạn A đã tốt nghiệp và muốn xét tuyển vào trường Đại học B năm 2023 với tổ hợp C00 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 thì bạn A này sẽ phải đăng ký tham dự kỳ thi và chỉ cần thi 3 môn là Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý. Các bạn sẽ không được sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 để xét tuyển. 

  • Nếu bạn chưa đậu tốt nghiệp THPT và muốn thi lại Đại học năm sau thì trước hết bạn cần đậu tốt nghiệp THPT sau đó dùng điểm thi xét tuyển bình thường. Các bạn vẫn phải đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 nhưng phải thi lại các môn chưa đạt [trong trường hợp đã bảo lưu các điểm thi năm ngoái] để xét tốt nghiệp trước tiên. Khi đã đậu tốt nghiệp trong kỳ thi đó thì bạn có thể sử dụng điểm các môn đã thi để xét tuyển. 

Đang là sinh viên, thi lại Đại học năm sau có cần bảo lưu?

Thực trạng cho thấy rằng, không ít bạn đang theo học tại một trường ĐH nhưng cảm thấy không phù hợp, không yêu thích nữa nên muốn thi lại ĐH vào năm sau. Tuy nhiên, các bạn vẫn đang thắc mắc việc đang là sinh viên, thi lại có cần bảo lưu hay cần những thủ tục gì. 

Nếu đang là sinh viên một trường ĐH, khi muốn tham gia thi lại ĐH vào năm sau, theo quy định, bạn phải xin phép và được sự đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường nơi đang học. Nếu muốn bảo lưu, bạn phải làm thủ tục xin bảo lưu kết quả học tập. Việc có được bảo lưu các môn đã học hay không còn phụ thuộc vào ngành, kết quả học tập và quy định riêng của trường. Nhưng thông thường, nếu xin bảo lưu vì lý do cá nhân khác [không phải ốm, tai nạn, thai sản, được cơ quan có thẩm quyền điều động...], phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.

=> Việc bảo lưu giúp thí sinh thi lại "có đường lui" nếu kết quả thi lại không được như ý. Thực tế là không ít thí sinh thi lại vẫn chưa vào được ngôi trường mơ ước và quay lại học trường ĐH cũ. 

Dù quy định thí sinh đang là sinh viên khi thi lại phải xin phép trường ĐH đang theo học nhưng thực tế nhiều bạn vẫn tự ý đi thi lại với tư cách thí sinh tự do. Hoặc có nhiều bạn lựa chọn nghỉ ngang giữa chừng để tìm cơ hội mới vào năm sau. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý việc có rút được hồ sơ gồm các giấy tờ gốc tại trường ĐH đó hay không bởi khi nộp hồ sơ vào trường ĐH mới sẽ cần các giấy tờ gốc. 

Hồ sơ thi lại Đại học

Thí sinh lớp 12 sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến. Nếu không có gì thay đổi vào năm 2023 thì thí sinh đã tốt nghiệp muốn thi lại ĐH phải đăng ký dự thi trực tiếp tại các cơ sở tiếp nhận hồ sơ. 

Căn cứ Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

+ Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;

+ Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học [nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại].

- Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:

+ Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học [nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại];

+ Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;

+ Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.

+ Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.

Theo đó, học lực yếu được quy định theo Khoản 4, Khoản 5 Điều 13 Quy chế này cũng quy định học sinh đạt loại yếu, loại kém khi:
- Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
- Loại kém: Các trường hợp còn lại.

Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì việc bạn có một môn trung bình một môn dưới 3,5 có thể bạn được xếp vào loại yếu vì có trung bình một môn dưới 3,5. Tuy nhiên, để xác định bạn có thi lại hay không còn phụ thuộc vào điểm trung bình cả năm của bạn và của môn học đó, trong trường hợp điểm trung binh cả năm của bạn không trên 5,0 hoặc có 01 môn học dưới 5,0 điểm thì bạn sẽ được xếp vào trường hợp phải thi lại.

Học sinh khuyết tật có được đánh giá kết quả học tập như học sinh thường không?

Điều 14 Quy chế cũng quy định về việc đánh giá học sinh khuyết tật như sau:

1. Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

2. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.

3. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Theo đó, đối với học sinh khuyết tật trong một số trường hợp sẽ được được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập tùy theo trường hợp cụ thể.

Chủ Đề