Đường biên giới Việt Lào bao nhiêu km?

Sự giao lưu giữa Lào và Việt Nam, theo Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim có từ thời vua Lý Thái Tông [1028-1054], song theo sử sách Trung Hoa thì mối quan hệ này có từ thời Mai Hắc Đế năm 722.

Cuốn sách đầu tiên ghi nhận cương giới giữa Đại Việt với Lào có lẽ là cuốn Dư Địa chí của Nguyễn Trãi.

Biên giới Việt-Lào dần ổn định và cơ bản không thay đổi cho đến khi Pháp tới Đông Dương. Pháp tổ chức lại hành chính của Trung Kỳ, Ai Lao và Cao Miên, tuỳ tiện điều chỉnh, cắt đất từ xứ này sang xứ khác.

Tỉnh Kon Tum trước kia thuộc Việt Nam được Pháp chuyển cho Ai Lao quản lý từ năm 1895, sau 1905 mới chuyển lại về Việt Nam. Biên giới Việt-Lào, dù chưa được xác định cụ thể, đã là xương sống của hai nước, dựa vào nhau giúp đỡ nhau trong kháng chiến, là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt.

Ngay sau khi thống nhất đất nước, hai nước đã nhanh chóng đàm phán giải quyết vấn đề biên giới.

Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam-Lào năm 1977 thống nhất nguyên tắc xác lập biên giới phù hợp với luật quốc tế và căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở chấp nhận các đường ranh giới hành chính do thực dân Pháp vẽ và in trên các bản đồ vào thời điểm hai nước giành được độc lập năm 1945 và trước hoặc sau đó một vài năm gần thời điểm đó nhất.

Nỗ lực vượt bậc

Trên cơ sở đó, hai bên đã thoả thuận xong toàn bộ 2.095 km đường biên giới giữa hai nước trên 48 mảnh bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000, trong đó có 812 km được biên vẽ trên cơ sở kết quả đo đạc tại thực địa [chiếm 38,7%], còn lại 1.282,8 km được biên vẽ trên cơ sở ảnh chụp từ máy bay chưa đo đạc ở thực địa [chiếm 61,3%].

Đây là nỗ lực lớn vì bản đồ của Pháp có tỷ lệ quá nhỏ, cũ, có nhiều chỗ thể hiện không phù hợp với địa hình, nhiều chỗ không chính xác.

Trong 48 mảnh bản đồ, có 7 đoạn đường ranh giới với tổng chiều dài khoảng 4,5 km được thể hiện ở các khu vực chưa có địa hình [địa hình để trắng] và có 8 đoạn chưa vẽ đường biên giới.

Bản đồ của Pháp tái bản nhiều lần, sau mỗi lần tái bản đều có sửa chữa nên các mảnh bản đồ cùng ký hiệu nhưng năm in khác nhau thì có đường ranh giới thể hiện khác nhau.

Trong vòng 15 tháng, hai bên đã hoàn thành giai đoạn hoạch định biên giới quốc gia. Đây là thời gian kỷ lục nếu so với 8 năm đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam-Trung Quốc[1991-1999], 6 năm đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam-Campuchia [1979-1985].

Đường biên giới Việt Nam-Lào dài hơn, địa hình phức tạp hơn song đã hoàn thành giai đoạn hoạch định trong thời gian sớm nhất. Điều này chỉ có được giữa hai nước anh em có tình hữu nghị đặc biệt, cùng kề vai sát cánh bên nhau trong chiến tranh cũng như hòa bình. Đây là cơ sở cho quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa.

Năm 1986, Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc biên giới quốc gia Việt Nam-Lào được ký kết. Tuy nhiên, một số khu vực địa hình hiểm trở chưa thể khảo sát phải tiếp tục tiến hành cho đến 2007 mới kết thúc.

Hai nước lại tiếp tục dự án tăng dày tôn tạo mốc giới, thay thế các mốc cũ cắm trong thời gian 1977-1986 bằng các mốc mới hiện đại và thống nhất toàn bộ hệ thống mốc giới giữa Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia.

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với an ninh của nhau, có lịch sử văn hoá phát triển lâu đời, có mối quan hệ và lợi ích kinh tế - xã hội gắn bó, có chung số phận phải chiến đấu chống ngoại xâm trong nhiều thời kỳ lịch sử.

Đội tuần tra chung biên giới Việt Nam và Lào tiến hành tuần tra chung.

Hai nước có chung đường biên giới với tổng chiều dài khoảng 2.067 km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào là Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Xê-kông và Ăt-tạ-pư. Điểm khởi đầu của đường biên giới ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc [Điện Biên], kết thúc ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia [Kon Tum]. Phía Việt Nam có 153 xã, 36 huyện biên giới, 94 đồn biên phòng.

Vùng biên giới Việt Nam - Lào là một vùng hoàn toàn đồi núi. Ở phía Bắc, vùng này đ­ược tạo thành bởi những đỉnh núi độ cao trung bình 1.500 - 1.800 m. Nhiều sông suối chảy qua những thung lũng cắt ngang tạo ra một quang cảnh chia cắt. Vùng địa lý tiếp theo về phía Nam tạo ra một vùng khó qua lại của dải Trường Sơn, có những núi cao 2.000 m. Đoạn cuối của biên giới Việt - Lào thấp dần. Toàn vùng biên giới chịu sự chi phối của gió mùa điển hình ở Đông Nam á,  nên biên giới miền Trung khắc nghiệt vào mùa hè. Đ­ường sá và vận tải chủ yếu nối liền các khu trung tâm của Việt Nam với trung tâm các tỉnh của Lào, nh­ư đường quốc lộ 7, 8,  9, còn các đ­ường khác giao l­ưu qua lại rất ít. 

Dân cư­ sinh sống ở khu vực biên giới chủ yếu là dân tộc thiểu số. Sự phân bố dân cư các xã biên giới Việt Lào mang tính đặc thù của vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, phức tạp và hiểm trở. Nhìn chung, cư dân dọc tuyến rất thư­a, chủ yếu tập trung ở thị trấn, thị xã và ven đ­ường quốc lộ.

Các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới biên giới Việt - Lào sinh sống ở các vùng núi cao từ lâu đời, có nhiều quan hệ gắn bó với nhau và với đồng bào Kinh tạo thành một cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng bào các dân tộc hai bên biên giới có quan hệ dòng họ với nhau từ lâu. Tính đa dạng về sắc tộc và mối quan hệ thân thiết giữa các nhóm cộng đồng dân tộc đã tạo cho khu vực biên giới có nền văn hoá đa dạng và là những điều kiện để phát triển khu vực biên giới hợp tác và hữu nghị đặc biệt.

Sản xuất của cư­ dân dọc tuyến biên giới mang tính chất phân tán, tự cung, tự cấp, tự sản, tự tiêu, có rất ít sản phẩm trở thành hàng hóa. Do điều kiện kinh tế và xã hội thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ cao, tôn giáo có chiều h­ướng phát triển và diễn biến phức tạp.

Biên giới Việt - Lào đã hình thành từ thế kỷ XIV, nh­ưng chỉ giới hạn ở vùng biên giới, ch­ưa được xác định thành đ­ường biên giới. Tr­ước năm 1945, Việt Nam và Lào đều là xứ bảo hộ nằm trong Đông D­ương thuộc Pháp, ranh giới giữa xứ Ai Lao và các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ là ranh giới hành chính. Vấn đề biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia ch­ưa được đặt ra.

Sau khi giành đ­ược độc lập, Việt Nam và Lào đều trở thành các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ranh giới hành chính trước đây đương nhiên trở thành biên giới thực tế giữa hai n­ước, đ­ược chính quyền và nhân dân hai bên thừa nhận và tôn trọng. Do cả hai n­ước đều phải dựa vào nhau, đoàn kết hỗ trợ nhau cùng tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; cả Đông D­ương là một chiến trường nên hai nước đều chưa đặt ra vấn đề quản lý biên giới lãnh thổ.

Sau năm 1975, vấn đề biên giới không những có điều kiện giải quyết mà còn là yêu cầu chung của hai n­ước. Hai Bộ Chính trị đã họp tại Hồ Tây [Hà Nội] tháng 2/1976 để cho ý kiến về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới hai nước và ngày 18/7/1977 hai n­ước ký Hiệp ước hoạch định biên giới.

Để có cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc quản lý biên giới, xây dựng biên giới hữu nghị lâu dài giữa hai n­ước góp phần bảo vệ an ninh biên giới, tăng c­ường đoàn kết và tạo thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống của nhân dân hai bên biên giới, ngày 1/3/1990 hai n­ước ký Hiệp định về quy chế biên giới. Thi hành hiệp định đó, hàng năm hai bên có các cuộc họp về biên giới giữa hai n­ước với sự có mặt của các Bộ, ngành có liên quan và các tỉnh biên giới của hai n­ước để kiểm điểm việc thi hành Hiệp định về Quy chế biên giới.

Biên giới Việt Nam Lào có bao nhiêu cột mốc?

Trải qua nhiều năm, vượt qua các khó khăn về vật chất, nhân lực, hai nước Lào-Việt Nam đã hoàn thành cắm mốc biên giới ở 1.002 điểm, xây dựng 905 cột mốc và hoàn tất việc lập bản đồ biên giới Lào-Việt Nam tỷ lệ 1/50.000, bình quân cứ mỗi 2.6km biên giới hai nước sẽ một điểm mốc.

Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc dài bao nhiêu km?

Biên giới phía Bắc của Việt Nam giáp với Trung Quốc có chiều dài trên đất liền là 1.350 km. Sau đây là danh sách các địa phương thuộc 7 tỉnh của Việt Nam có chung đường biên giới với các tỉnh phía Trung Quốc, xếp theo vị trí từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam.

Tỉnh Quảng Trị có bao nhiêu km đường biên giới đất liền tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào?

Quảng Trị có đường biên giới đất liền với nước bạn Lào dài trên 187 km, bao gồm 2 huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông với trên 16.000 hộ dân thuộc 3 tộc người Kinh, Pa Cô [nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi], Vân Kiều [tên gọi khác của dân tộc Bru-Vân Kiều].

Đường biên giới đất liền của nước ta dài bao nhiêu km?

Diện tích Việt Nam là 330.000 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây.

Chủ Đề