Em hiểu như thế nào là tòa án lương tâm

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Đọc đoạn trích: “Tự trọng” có nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ [chỉ biết đến danh lợi của bản thân mình] mà là coi trọng phẩm giá/đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không cũng thường được thể hiện qua câu trả lời hay qua hành xử của anh ta qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi/xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào/hạnh phúc?”… Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước, nếu làm trái pháp luật và sự điều tiếng dư luận của xã hội, nếu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất đối với họ. Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược với lương tri của mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “toà án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”. Người tự trọng thường đối diện với lương tri và phẩm giá bản thân, đối diện với “con người bên trong” của mình để hành động hơn là đối diện với sự răn đe của luật pháp hay sự phán xét của dư luận bên ngoài. Do đó, họ sẽ khó có thể làm việc xấu, việc sai ngay cả khi việc xấu, việc sai đó rất có lợi cho mình và nếu có làm thì cũng không sao cả, vì việc xấu việc sai đó đã trở nên phổ biến và bình thường với mọi người. Người tự trọng có hạnh phúc, có tự hào khi được sự ghi nhận, mến trọng hay ngưỡng mộ của người khác dành cho mình không? Câu trả lời đương nhiên là có, rất hạnh phúc, rất tự hào. Nhưng đó chưa phải là hạnh phúc lớn nhất. Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi. Chính vì được dẫn dắt bởi nội tại của bản thân hơn là bị chi phối từ bên ngoài, người tự trọng thường rất tự do và tự trị khi hành động. [Trích Đúng việc, Giản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr. 27-28] Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. [0.5 điểm] Phong cách ngôn ngữ : Chính luận Câu 2. Theo tác giả, người tự trọng có những biểu hiện nào? [0.5 điểm] Theo tác giả người tự trọng có những biểu hiện : Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: đối với người có tự trọng, có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”? [1.0 điểm]

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ [người có lòng tự trọng] là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi không? Vì sao? [1.0 điểm]

ADSENSE

Trả lời [5]

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy

Người ta thường nói một người có thể chạy tội trước tòa án, nhưng không thể chạy tội được với lương tâm, vì tòa án căn cứ trên điều luật để xét xử, mà luật lệ do con người đặt ra và thay đổi tùy theo phong tục, tập quán của từng bộ lạc, từng quốc gia, từng dân tộc khác nhau. Vì vậy, đối với một việc, luật pháp ở chỗ này cho rằng đúng, thì chỗ khác lại cho là sai; thời kỳ này nói như vậy, làm như vậy là phải, nhưng thời kỳ sau, nói và làm như vậy lại bị coi là sai trái, phạm tội. Chính vì vậy mà chúng ta thấy trong thực tế cuộc sống có những người đương thời được tôn vinh là người lãnh đạo tốt, nhưng bị thất thế, sa cơ,  họ lại trở thành tội nhân.

Trái lại, tòa án lương tâm thì không ai trốn tránh được, mà phải đối diện với nó, vì nó là chân lý. Người làm điều trái với lương tâm thường cảm thấy bị bất an, bị dằn vặt trong lòng; đó là điều đau khổ nhất của con người trước tòa án lương tâm. Nhiều người lầm tưởng rằng có tiền tài, danh vọng, địa vị là hạnh phúc; nhưng đối với đạo Phật, có được tâm an lạc là hạnh phúc nhất và hạnh phúc này mới lâu bền. Thật vậy, người có tiền tài, danh vọng, địa vị trong xã hội, nhưng do làm việc ác mà được thì đó chính là con đường đưa họ vào địa ngục A tỳ, vì trong tâm họ luôn bị mặc cảm tội lỗi hành hạ, lúc nào cũng cảm thấy bất an, đau khổ.

HT. THÍCH TRÍ QUẢNG

      Đây là đề tài nhằm áp dụng Phật giáo vào cuộc sống hiện thực của con người. Trong Phật pháp không có danh từ tòa án, ở đây dùng danh từ tòa án để giúp chúng ta dễ nắm bắt được hiện tượng cuộc sống và phân biệt giữa tòa án trong tâm con người, thường gọi là tòa án lương tâm với tòa án ngoài xã hội.

Người ta thường nói một người có thể chạy tội trước tòa án, nhưng không thể chạy tội được với lương tâm, vì tòa án căn cứ trên điều luật để xét xử, mà luật lệ do con người đặt ra và thay đổi tùy theo phong tục, tập quán của từng bộ lạc, từng quốc gia, từng dân tộc khác nhau. Vì vậy, đối với một việc, luật pháp ở chỗ này cho rằng đúng, thì chỗ khác lại cho là sai; thời kỳ này nói như vậy, làm như vậy là phải, nhưng thời kỳ sau, nói và làm như vậy lại bị coi là sai trái, phạm tội. Chính vì vậy mà chúng ta thấy trong thực tế cuộc sống có những người đương thời được tôn vinh là người lãnh đạo tốt, nhưng bị thất thế, sa cơ,  họ lại trở thành tội nhân. Có thể thấy rõ rằng sự suy xét theo tòa án thế gian không bảo đảm đúng hoàn toàn và người ta có thể tránh tội, trốn được luật pháp, nên chúng tôi không đề cập đến.

Trái lại, tòa án lương tâm thì không ai trốn tránh được, mà phải đối diện với nó, vì nó là chân lý. Người làm điều trái với lương tâm thường cảm thấy bị bất an, bị dằn vặt trong lòng; đó là điều đau khổ nhất của con người trước tòa án lương tâm. Nhiều người lầm tưởng rằng có tiền tài, danh vọng, địa vị là hạnh phúc; nhưng đối với đạo Phật, có được tâm an lạc là hạnh phúc nhất và hạnh phúc này mới lâu bền. Thật vậy, người có tiền tài, danh vọng, địa vị trong xã hội, nhưng do làm việc ác mà được thì đó chính là con đường đưa họ vào địa ngục A tỳ, vì trong tâm họ luôn bị mặc cảm tội lỗi hành hạ, lúc nào cũng cảm thấy bất an, đau khổ.

Vị sa môn tu hành từ bỏ tất cả những gì mà người thế gian ưa thích, đắm say để sống với tâm an lạc. Họ không có tiền bạc, danh vọng, địa vị, v.v… , nhưng có tài sản quý báu nhất là tâm an lạc. Đức Phật dạy tâm an lạc là cốt lõi của cuộc sống con người. Người tu có tâm an lạc sẽ có phước báu thứ hai là sức khỏe tốt. Thực tế cho thấy người sống không an lạc, luôn lo lắng, buồn phiền, tính toán, suy nghĩ, dù họ bồi dưỡng đến mấy cũng dễ rơi vô bệnh nan y, thì cả thân lẫn tâm đều đau khổ cho đến kết thúc cuộc sống.

Tâm an lạc tạo cho chúng ta sức khỏe tốt, nhờ vậy, tuy sống đạm bạc, nhưng người tu ít bệnh tật. Và tâm an lạc, sức khỏe tốt sẽ tạo cho chúng ta có được hảo tướng, vì tâm như thế nào thì ngoại hình sẽ tương ưng như thế đó. Tên cướp chắc chắn hiện ra tướng hung ác, người ngay thẳng luôn có tướng hiền lương. Nhìn tướng bên ngoài mà biết được tâm bên trong của con người là vậy.

Do tâm an lạc, có sức khỏe tốt và hiện tướng giải thoát thì tâm vô hại ấy sẽ thu hút mọi người đến được với chúng ta, mọi loài cũng gần gũi với ta. Trong cuộc sống hàng ngày, người có tâm an lạc, khoan dung, không tính toán, thân cận họ, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu. Người có tâm ác, dù mua chuộc, người ta đến với họ cũng miễn cưỡng, hay chỉ có người ác tới với họ. Vì vậy, phước báu thứ tư là có nhiều quyến thuộc Bồ đề, hay bạn tốt. Và từ căn bản của bốn phước này, sẽ sanh ra phước báu thứ năm mà nhiều người mong ước là có tiền của và quyền thế. Nếu không có bốn phước trước, không thể tạo dựng tiền của và quyền thế và tất cả các phước báu này đều phát xuất từ tâm an lạc.

Tâm an lạc, tâm hoàn toàn trong sáng, thì tòa án lương tâm xét xử chúng ta không có tội gì; nói cách khác, chúng ta không bị mặc cảm tội lỗi giày vò, nên bốn phước kia mới hiện hữu: sức khỏe tốt, ngoại hình dễ coi, quyến thuộc, bạn bè tốt, tiền của nhiều. Nhưng nếu bốn phước này không xuất hiện trong cuộc sống, mặc dù chúng ta không có tội, thì ắt là vị phán quan  trong tâm ta đã xét xử không đúng, không công bằng hay sao. Vị phán quan trong tâm chúng ta là ai?

Theo Thế Thân Bồ tát, tâm chúng ta có hai loại: tâm vương là chủ và tâm sở là phụ. Tâm vương có tám thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại da thức. Tuy tám thức tâm vương là chủ, nhưng chúng có tính chất vô thưởng vô phạt, cho nên tòa án lương tâm được thành lập bằng 51 thành viên gọi là 51 tâm sở. Có thể hình dung 51 tâm sở gồm có viện kiểm sát buộc tội, luật sư gỡ tội và chánh án xét xử. Như vậy, tòa án lương tâm do 51 tâm sở phán định. Thử xem trong 51 tâm sở, phán quan mạnh hay luật sư mạnh.

Trong 51 tâm sở, tức tòa án lương tâm của một người bình thường gồm có: 5 biến hành [xúc, tác, thọ, tưởng, tư], 5 biệt cảnh [dục, thắng giải, niệm, định, huệ], 6 căn bản phiền não [tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến], 20 tùy phiền não [tàm, úy, phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, trạo cử, phóng dật, hối, miên, tầm, tứ] và 11 thiện tâm sở [tín, tàm, úy, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại].

Như vậy, trong thành phần nhân sự của tòa án lương tâm con người bình thường, thiện tâm chỉ có 11 thành viên mà phải đối chọi với 26 tên ác [6 căn bản phiền não và 20 tùy phiền não], cho nên tòa án lương tâm này không bao giờ quyết đoán đúng đắn.

Ngoài ra, còn có 24 bất tương ưng hành pháp luôn nói ngược lại bên kết tội; vì thế, có lúc lương tâm con người đã phủ quyết một việc không tốt, nhưng sau đó có xét lại, gọi là ngụy biện cho mình. Nói cách khác, luật sư biện hộ chỉ có 11 người mà ban kết tội quá nhiều, nên cuối cùng, trước vành móng ngựa của tòa án lương tâm, ai cũng cảm thấy bị lương tâm cắn rứt.

Nhưng khi trở thành đệ tử Phật, Đức Phật dạy chúng ta phán xét tất cả hành vi tạo tác phát xuất từ tâm là chính theo trình tự từ thấp đến cao của Tam thừa giáo: Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát. Đó là ba hạng đệ tử của Phật hành đạo, tu tập khác nhau. Hạng Thanh văn được xếp vào hạng ác nghiệp nhiều, cho nên cảm thấy quá đau khổ trên cuộc đời này mà muốn cầu thoát ly. Nghĩa là họ đã bị  sáu căn bản phiền não, 20 tùy phiền não cùng 24 bất tương ưng hành pháp luôn tác động, tâm luôn bất an, dù sống trong hoàn cảnh tốt, nhưng tâm cảm giác như ngồi trên đống lửa.

Nhằm giúp chúng ta đối trị tâm bất an này, Đức Phật đưa ra 37 trợ đạo phẩm trong Tứ Thánh đế. Thật vậy, 37 trợ đạo phẩm có công năng diệt tận gốc sáu căn bản phiền não và 20 tùy phiền não. Sáu căn bản phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến thường được triển khai thêm năm tên giặc là thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ, trở thành mười triền cái ràng buộc chúng ta trong sinh tử luân hồi và ngăn che không cho chúng ta sống an lạc.

Khổ đế và Tập đế nhằm vạch mặt tất cả những tên tội phạm nằm trong lương tâm chúng ta là phiền não. Sáu căn bản phiền não hay mười triền cái lại lệ thuộc 20 tùy phiền não. Thuở còn ngồi ghế nhà trường, nhớ lời Hòa thượng Thiện Hoa dạy, tôi luôn nhận biết rõ từng tâm một hoạt động ra sao và dùng pháp Tứ Thánh đế để luận tội, xử phạt nó. Phiền não và triền cái là tội lỗi, phải tu Đạo đế, dẹp bỏ chúng tận gốc. Tâm phiền não nào trừ được là trừ ngay, bớt được tên giặc nào đỡ cho chúng ta liền. Ý thức sâu sắc như vậy, tôi ít quan tâm đến việc người đối xử với tôi như thế nào, chỉ lo quan tâm đến những phản ứng trong tâm tôi để xử nó. Nhiều người tu sai lầm vì lo biết bên ngoài nhiều, còn giặc trong lòng mình lại nuôi lớn. Khi chúng ta đối cảnh, có người ác xấu hại ta, điều này không quan trọng, nhưng quan trọng là niệm ác xấu hiện hữu trong ta.

 Đem ác xấu bên ngoài cộng với ác xấu bên trong tâm mình, đó là sai lầm nghiêm trọng. Điều này dễ nhận thấy rõ trong thực tế cuộc sống. Đối trước việc ta không bằng lòng thì ta liền đem việc này để vào lòng chúng ta và chắc chắn nó lại tác động tâm không bằng lòng phát triển lên. Tôi còn nhớ Hòa thượng Thiện Hoa dạy rằng: "Các nhơn tự tảo môn tiền tuyết. Bất quản tha nhân ốc thượng sương". Nghĩa là mỗi người phải lo dọn dẹp tuyết ngập trước cửa nhà mình, không còn lối ra, đừng lo nghĩ đến sương rơi trên mái nhà người. Nói cách khác, phê phán người khác thì dễ, xét lại lỗi lầm của mình mới khó.

Bài viết cùng chủ đề:

Video liên quan

Chủ Đề