Em hiểu quy luật tự nhiên ra đời của một chú bướm là như thế nào

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Hãy viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của câu chuyện CÁI KÉN BƯỚM

Các câu hỏi tương tự

Câu 1 :

Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để trở thành một chú bướm trưởng thành, có thể tự do bay khắp nơi.

Câu 2 :

Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách có một chàng trai nhìn thấy chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi kén nhưng không có tiến triển gì nên đã lấy kéo rạch lỗ cho to thêm để chú thoát ra dễ dàng.

Câu 3 :

Theo em, điều đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhún, thân hình căng phồng và không bao giờ bay được nữa.

Câu 4 :

Em rút ra được bài học từ câu chuyện trên là phải tự mình nỗ lực, phấn đấu hết sức để vượt qua khó khăn, giúp mình trưởng thành hơn.

`#Tâm`

Có em bé nào mà không phấn khích khi nhìn thấy một con bướm mà đuổi theo nó? Vậy có bao giờ bé thắc mắc xem con vật xinh đẹp và lộng lẫy nhất trong thế giới côn trùng này sinh ra và lớn lên như thế nào không? Bướm trải qua kiểu biến đổi hoàn toàn gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

- Trứng: bướm bắt đầu cuộc đời trong một quả trứng, trứng thường được bướm mẹ đẻ trên lá.

- Ấu trùng: ấu trùng [sâu bướm] nở ra từ trứng và ăn lá và hoa [hầu như liên tục]. Chúng sẽ lột da nhiều lần để phát triển cơ thể cho đến khi nó sẵn sàng hóa nhộng/tạo kén.

- Tạo kén: giai đoạn này có vẻ chúng đang nghỉ ngơi trong kén, nhưng thực ra bên trong đang có sự biến đổi cơ thể rất mạnh.

- Trưởng thành: một con bướm với đôi cánh rộng sặc sỡ chui ra khỏi cái kén. Nó chưa thể bay ngay mà phải phơi mình hàng giờ để cơ thể khô cứng lại và bắt đầu cuộc hành trình của mình.

Câu 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu một đến câu năm:

Chiếc kén bướm

Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

Chú bướm nhỏ có thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?

Câu 2

Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi cái kén được?

Câu 3

Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào?

Câu 4

Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?

Câu 5

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Câu 6

Cặp từ trái nghĩa trong câu “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:

Câu 7

Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

Câu 8

Hai câu: "Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ." liên kết với nhau bằng cách nào?

Câu 9

Tìm câu ghép trong các câu dưới đây?

Câu 10

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trật tự?

Câu 11

Em hãy trình bày vào vở hoặc giấy kiểm tra:

Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

Bạn đã nhìn thấy sự hình thành và phát triển của con bướm chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu và quan sát quy luật con bướm và chiếc kến qua câu chuyện sau nhé.

Quy luật con bướm và chiếc kén

Một ngày nọ cậu bé nhặt được một chiếc kén khi đi dạo ngoài vườn, quá thích thú và tò mò cậu bé đặt chiếc kén trên bàn học và ngắm. Vài ngày sau một cái lỗ nhỏ xuất hiện trên chiếc kén, cậu bé cố căng mắt nhìn vào bên trong và thấy một con bướm đang cố gắng vùng vẫy tìm cách thoát ra ngoài bằng cái lỗ nhỏ bé ấy, và sự cố gắng dường như ngừng lại, có thể con bướm quá mệt. Vì thương con bướm, cậu bé bèn cầm chiếc kéo cắt cái kén, chiếc lỗ to hơn, con bướm thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Lúc đó đôi cánh bé nhỏ của nó mới tội nghiệp làm sao, trông yếu ớt, teo tóp, duy nhất với cái thân căng phồng. Vì điều đó mà con bướm không thể bay được. Cậu bé đặt nó lên trên bàn và quan sát, hy vọng đôi cánh của nó sẽ vững vàng hơn, sẽ mạnh mẽ hơn. Vài ngày sau tình hình vẫn không thay đổi, con bướm cứ như thế và không thể nào bay được, đôi cánh của nó cứ teo dần, vì không thể bay ra ngoài tìm thức ăn, con bướm đói và chết.

Quy luật con bướm và chiếc kén

Cậu bé tuy có lòng tốt nhưng đã quá nôn nóng, đã không hiểu rằng chiếc kén chật hẹp và sự vất vả của con bướm để chui qua cái lỗ nhỏ ấy chính là cách mà tạo hóa buộc con bướm phải trải qua, chất lỏng trong thân con bướm sẽ chảy hết vào cánh để sẵn sàng cho nó cất cánh bay ra ngoài khi nó thoát khỏi cái kén và giành sự tự do cho mình.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu chúng ta có đang làm cậu bé tốt bụng, làm thay con cái mình quá nhiều khiến bé thếu tính tự lập sớm???

Có liên quan

Video liên quan

Chủ Đề