Em hiểu thế nào là thế giới kỳ diệu năm 2024

Chơi trò chơi: Đoán tên bạn bè qua giọng nói. Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra "mỗi đứa mình một khác". Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó. Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ. Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng. Theo em, bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Chơi trò chơi: Đoán tên bạn bè qua giọng nói.

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu đó là trò chơi gì và cùng các bạn thực hiện.

Lời giải chi tiết:

Trò chơi: Đoán tên bạn bè qua giọng nói.

Cách chơi:

+ Chia lớp thành 4 đội mỗi đội cử ra 1 bạn đại diện dơ tay để dành quyền trả lời sau khi nghe giọng nói của các bạn và 1 số bạn tham gia nói.

+ Khi bạn nói xong, đội nào dơ tay thì đội đó được quyền trả lời trước. Đội nào trả lời đúng tên bạn thì đội đó ghi được 1 điểm. Kết thúc trò chơi, đội nào giành được nhiều điểm nhất thì là đội chiến thắng.

Quảng cáo

Bài đọc

Điều kì diệu

Bạn có thấy lạ không

Mỗi đứa mình một khác

Cùng ngân nga câu hát

Chẳng giọng nào giống nhau.

Có bạn thích đứng đầu

Có bạn hay giận dỗi

Có bạn thích thay đổi

Có bạn nhiều ước mơ.

Bạn có nghĩ vu vơ

Mình khác nhau nhiều thế

Nếu mỗi người một vẻ

Liệu mình có cách xa

Tớ bỗng phát hiện ra

Trong vườn hoa của mẹ

Lung linh màu sắc thế

Từng bông hoa tươi xinh.

Cũng giống như chúng mình

Ai cũng đều đáng mến

Và khi giọng hòa quyện

Dàn đồng ca vang lừng.

[Huỳnh Mai Liên]

Câu 1

Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra "mỗi đứa mình một khác"?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn 1 và đoạn 2 của bài thơ để tìm ra chi tiết cho thấy các bạn nhận ra "mỗi đứa mình một khác".

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra "mỗi đứa mình một khác" là:

+ Cùng ngân nga câu hát

Chẳng giọng nào giống nhau

+ Có bạn thích đứng đầu

Có bạn hay giận dỗi

Có bạn thích thay đổi

Có bạn nhiều ước mơ.

Câu 2

2. Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn 2 của bài thơ để tìm ra điều bạn nhỏ lo lắng về sự khác biệt đó.

Lời giải chi tiết:

Điều bạn nhỏ lo lắng về sự khác biệt đó là: Nếu mỗi người một vẻ, Liệu mình có cách xa.

Câu 3

3. Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn 4 và đoạn 5 của bài thơ để tìm ra điều bạn nhỏ đã phát hiện ra khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ.

Lời giải chi tiết:

Điều bạn nhỏ phát hiện ra khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ là: Vườn hoa của mẹ rất lung linh dù có nhiều loài hoa khác nhau, bông hoa nào cũng xinh cũng đẹp. Điều đó cũng giống như chúng mình, dù mỗi người một vẻ nhưng ai cũng đều đáng yêu, đáng mến.

Câu 4

4. Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng.

  1. Một tập thể thích hát.
  1. Một tập thể thống nhất.
  1. Một tập thể đầy sức mạnh.
  1. Một tập thể rất đông người.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn 4 của bài thơ, suy nghĩ về ý nghĩa của hình ảnh dàn đồng ca và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện một tập thể thống nhất.

Chọn B

Câu 5

5. Theo em, bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì? Điều kì diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đưa ra câu trả lời theo ý kiến riêng của mình.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, bài thơ muốn nói đến điều kì diệu về sự hòa hợp của mỗi người, dù khác nhau nhưng đều là những người đáng yêu, đáng mến, gần gũi, thân thiết.

- Điều kì diệu đó thể hiện trong lớp của em là: Lớp em có 50 bạn học sinh. Mỗi bạn đều có một dáng vẻ, một tính cách khác nhau. Nhưng các bạn đều rất đáng yêu, dễ mến, luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, là những người bạn tốt của nhau. Điều đó đã tạo nên một tập thể 4A đoàn kết, vững mạnh, thống nhất.

  • Bài 1: Luyện từ và câu: Danh từ trang 9 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Xếp các từ in đậm vào nhóm thích hợp. Chơi trò chơi: Đường đua kì thú. Tìm các danh từ chỉ người, đồ vật trong lớp học của em. Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1 – 2 danh từ tìm được ở bài tập 3.
  • Bài 1: Tìm hiểu đoạn văn và câu chủ đề trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn. Tìm câu nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn. Chọn câu chủ đề cho từng đoạn văn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn. Viết câu chủ đề khác cho 1 trong 2 đoạn văn ở bài tập 2. Trao đổi với người thân về vẻ riêng của những người trong gia đình.
  • Bài 2: Thi nhạc trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Kể về tiết mục văn nghệ đáng nhớ nhất mà em đã được xem hoặc tham gia. Câu chuyện có những nhân vật nào? Những nhân vật đó có điểm gì giống nhau. Giới thiệu về tiết mục của một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện. Vì sao thầy vàng anh rất vui và xúc động khi xem các học trò biểu diễn. Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên.
  • Bài 2: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn trên. Người viết yêu thích những gì ở câu chuyện. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Bài 2: Nói và nghe: Tôi và bạn trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Yêu cầu: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của bản thân. Nói về bản thân. Giới thiệu bức chân dung tự hoạ [nếu có]. Nêu đặc điểm nổi bật của bản thân [giải thích rõ từng đặc điểm hoặc đưa ví dụ minh hoạ]. Nói điều em mong muốn ở bạn. Giới thiệu với người thân về đặc điểm nổi bật của những người bạn mà em yêu quý. Tìm đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật.

Chủ Đề