Festival văn hóa cồng chiêng tây nguyên 2023

Thiết kế tua ẩm thực phở Việt

TPO - Các cây viết nổi tiếng về Hà Nội đề xuất cần có biên niên về phở, bên cạnh các hoạt động ý nghĩa như tìm người nấu phở ngon nhất hay thiết kế tua khám phá phở Việt và các làng nghề nổi tiếng.

Gọi vía ở du lịch cộng đồng

TP - Giao thông thuận lợi, đời sống kinh tế - xã hội phát triển đã khiến tập tục của người miền núi thay đổi theo, trong đó có tục gọi vía. Thời gian gần đây, tục gọi vía còn gọi là cúng vía được khai thác cho mục đích du lịch cộng đồng.

Doanh nhân Việt với Trường Sa

TP - Không chỉ các chức sắc Phật giáo, mà có lẽ hiếm hoi những đoàn ra Trường Sa như lần này lại có các doanh nhân, doanh nghiệp đông đảo đến thế. Số lượng lãnh đạo, quản lý, nhân viên các doanh nghiệp chiếm đến phần nửa trong số hơn 226 thành viên trong đoàn.

600 nghệ nhân tham gia Hội thi Cồng chiêng huyện Mang Yang, Gia Lai

TPO - Tại thị trấn Kon Dỡng, huyện Mang Yang [Gia Lai] vừa qua, đã diễn ra Hội thi Cồng chiêng năm 2022.

Chuyện về cờ Tổ quốc bằng gốm ở Trường Sa Lớn

TP - Năm 2012, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đã hoàn thành ý tưởng làm lá cờ Tổ quốc cỡ lớn bằng chất liệu gốm trên đảo Trường Sa Lớn. Từ đó đến nay, trong thời gian mười năm, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy tiếp tục thực hiện nhiều công trình khác tại biển đảo quê hương đều bằng chất liệu gốm, chất liệu truyền thống từ ngàn đời của cha ông.

Những kỷ vật hiếm, nguyên gốc 'kể chuyện' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề "Mỗi kỷ vật một câu chuyện", giới thiệu nhiều hiện vật độc bản, nguyên gốc, gắn liền với các câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 1873, từng xôm tụ một hội chợ ở Nam Kỳ

TP - Đầu bài viết, xin được cảm ơn ông bạn đồng khoa [Hán - Ngữ - Văn] nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh vừa gửi cho một tài liệu quá quý! Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, trước nay nổi danh với những công trình nghiên cứu, dịch thuật uy tín [hơn 200 sách dịch và công trình nghiên cứu đã được công bố] đặc biệt là mảng văn hóa Nam bộ. Thi thoảng tôi vẫn được Cao tiên sinh hào phóng ưu ái gửi cho vài tác phẩm.

Thanh niên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

TPO - Nhiều thanh niên người đồng bào dân tộc bản địa của tỉnh Đắk Lắk đã có những mô hình, tư duy mới trong phát triển du lịch. Họ giữ chân du khách bằng những tua [tour] du lịch mới, cùng ăn, ở, trải nghiệm, tìm hiểu, hòa mình vào văn hóa truyền thống của người dân tộc Êđê, M’nông… nơi mảnh đất huyền bí này.

Học sinh miền núi sẽ được tư vấn tâm lý học đường

TPO - Học sinh dân tộc các tỉnh miền núi sẽ được hưởng lợi từ dự án "Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn tâm lý trong trường học giai đoạn 2022-2024". Trong đó, đề cao việc xây dựng phòng tư vấn tâm lý học đường, đa dạng hóa hình thức tư vấn cho các em học sinh. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-du-festival-van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen

  • Thứ 6 ngày 28/10/2022
  • Hotline: 0272.3823225
  • Mail gửi tòa soạn
  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Kết nối

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM! ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM! CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI SỐNG MÃI TRONG SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA! TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN ĐỒNG LÒNG CHUNG SỨC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GIÀU ĐẸP, VĂN MINH!

Long An| 30°C / 27°C - 33°C

  1. Trong nước

Thứ Sáu, 28/10/2022 14:54 [GMT +7]

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Thứ 7, 01/12/2018 | 08:40:00 [GMT +7] A  A

Tối 30/11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 đã chính thức khai mạc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018 quy tụ gần 1.200 nghệ nhân của 4 tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; 19 đoàn cồng chiêng thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai cùng đông đảo người dân, khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã tới dự và chung vui cùng đồng bào Tây Nguyên.

Hiện tại Tây Nguyên còn tổng số hơn 10.000 bộ cồng chiêng, trong đó, Gia Lai chiếm hơn một nửa. Lễ hội là sự kiện văn hóa quan trọng, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Kỳ vọng của Ban Tổ chức là trong dịp này thông qua các hoạt động Lễ hội đường phố, phục dựng nghi lễ, trình diễn nghệ thuật dân gian và hội thảo khoa học, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức, cùng nhìn lại một phần thực tế phong phú, đa dạng của các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các tỉnh Tây Nguyên.

Ngoài ra, du khách cũng sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn khác như Lễ hội Cà phê đường phố, ẩm thực Tây Nguyên, hội thảo về công tác bảo tồn cồng chiêng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Phát biểu chia sẻ với niềm vui của đồng bào các dân tộc trong không gian cồng chiêng đậm nét văn hóa truyền thống của đại ngàn Tây Nguyên, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi đến Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai nói riêng và cộng đồng các dân tộc anh em trên vùng đất Tây Nguyên nói chung tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng nhấn mạnh, Tây Nguyên là vùng đất đầy nắng và gió, với những cánh rừng già xanh thẫm, nơi những con người mộc mạc chất phác cùng nhau sinh sống tạo nên một cộng đồng với nền văn hóa đặc sắc, độc đáo.

Đây còn là vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc, nơi được xưng tụng là nóc nhà Đông Dương, nơi đã sinh ra những người anh hùng đi vào huyền thoại và trở thành nguồn cảm hứng để nhân dân các dân tộc Tây Nguyên viết nên những bản trường ca bất tận truyền tới muôn đời sau.

Chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc Festival Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Ảnh: Thống Nhất -TTXVN

Đề cập đến nét văn hóa cổ xưa của vùng đất Gia Lai, Thủ tướng nhắc đến những địa danh lịch sử như Tây Sơn Thượng đạo, những con người huyền thoại như Anh hùng Núp, hay những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú Biển Hồ, núi Hàm Rồng mờ sương và kho tàng sử thi hùng tráng vô giá.

Thủ tướng cho rằng, cùng vời thời gian, tiếng cồng tiếng chiêng trong không gian di sản truyền khẩu của núi rừng đại ngàn vẫn luôn vang vọng trong lòng đồng bào các dân tộc anh em trên dãy Trường Sơn hùng vĩ và vượt ra khỏi biên giới quốc gia, là gia tài quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa nhân loại.

Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước gửi gắm sứ mệnh giữ gìn không gian văn hóa này cho cộng đồng các dân tộc và đồng bào Tây Nguyên, cùng nhau gìn giữ môi trường tự nhiên, môi trường sống; bảo tồn hệ sinh thái và phát huy các giá trị của văn hóa Tây nguyên truyền thống cũng chính là giữ gìn môi trường sinh tồn của văn hóa cồng chiêng trong không gian đậm chất sử thi, giàu sắc thái huyền thoại của đại ngàn Tây Nguyên.

Thủ tướng đề nghị chính quyền và toàn thể nhân dân các địa phương trong vùng Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung cần tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, trách nhiệm, tập trung truyền giữ tiếng cồng chiêng trong không gian di sản đại ngàn, nhà rông, nhà dài và các nghi lễ tín ngưỡng.

Tiết mục biểu diễn nghệ thuật tại Lễ khai mạc Festival Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Trong không khí lễ hội, Thủ tướng nhắc lại tầm nhìn về một Tây Nguyên mới: Tây Nguyên trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là một biểu tượng phát triển du lịch Việt Nam mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản châu Á trong thế kỷ 21.

Để hiện thực hóa tầm nhìn này, Thủ tướng mong muốn Tây Nguyên phải có chiến lược bền vững trong trong việc hồi sinh trở lại vẻ đẹp đại ngàn của một vùng đất sử thi; phải luôn ý thức gìn giữ không gian sống, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể là truyền thống, niềm tự hào thiêng liêng của các cộng đồng Ê-đê, Gia rai, Mơ nông, Ba-na, Kinh… trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Để thực hiện tầm nhìn này, các tỉnh Tây Nguyên cần liên kết chặt chẽ về chiến lược, quy hoạch và ý chí. Tích cực hợp tác, kết nối trong chia sẻ nguồn lực và cơ hội để cùng phát triển với mục tiêu tăng trưởng bao trùm, mọi người dân đều được hưởng lợi một cách tương xứng với công sức lao động và thành quả phát triển của Tây nguyên, không để ai bị bỏ lại phía sau.

“Phải làm sao để hai chữ Tây Nguyên luôn là niềm tự hào của người Tây Nguyên, của người Việt Nam; để Gia Lai và Tây Nguyên luôn là điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư và du khách gần xa”, Thủ tướng nói.

Quang Vũ – Thắng Trung – Hoài Nam [TTXVN]

Ý kiến []

Chủ Đề