Framing bias là gì

Có bao giờ bạn mua một món đồ nào đó chỉ vì thấy quảng cáo của họ rất hay và thuyết phục nhưng kết quả lại không như mong đợi chưa? Hay là đang rất mến mộ một diễn viên ca sĩ nào đó nhưng một khi nghe những tin tức không hay về họ thì lại có ác cảm, thậm chí là anti họ?

Có thể bạn đang chịu sự tác động của "hiệu ứng đóng khung" được các nhà làm truyền thông và marketer làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức, thái độ rồi đấy. Hãy cùng tìm hiểu xem hiệu ứng tâm lý này là gì và nó có tầm ảnh hưởng ghê gớm thế nào nhé!

Thuyết đóng khung và hiệu ứng đóng khung tâm lý

Framing Theory - Thuyết đóng khung trong truyền thông đại chúng giải thích tại sao mọi người tập trung sự chú ý, suy nghĩ của họ trong một số khía cạnh được dựng sẵn trong tiềm thức của họ chứ không phải từ một khía cạnh khác.

Erving Goffman định nghĩa : "Khung" là những giản đồ diễn giải cho phép con người "xác định, tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những việc diễn ra trong cuộc sống của họ."

Hiệu ứng đóng khung tâm lý [ The Framing Effect ] là một xu hướng đưa ra quyết định của não bộ dựa trên cách mà thông tin được trình bày.

Hiệu ứng đóng khung được sử dụng rất nhiều trong Sales và Marketing để đánh vào tâm lý người tiêu dùng, đặc biệt là thường được áp dụng trong tiếp thị để có thể dễ dàng tác động đến đối tác kinh doanh và khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng Framing Effect trong Marketing như thế nào nhé!

Cách Marketing đóng khung tâm lý của bạn

Thông thường khi áp dụng hiệu ứng đóng khung tâm lý [The Framing Effect] này các Marketer sẽ chia ra thành 3 khung cơ bản như sau:

Khung thuộc tính [Attribute framing]. Đây là loại khung thường làm nổi bật đặc tính nào đó của đối tượng hay sự vật trong một khung ánh sáng âm dương. Khi hiệu ứng khung này nhấn mạnh một thuộc tính mong muốn khách hàng sẽ có nhiều khả năng mua hàng hơn và ngược lại.

Khung lựa chọn [Risky choice framing]. Đây là loại khung trình bày thông tin theo dạng chơi bạc : một là bạn mất hai là còn. Khi các mặt hàng được đóng khung về mặt còn", khách hàng sẽ dễ dàng đồng ý hành động hơn. Loại khung này sẽ đem cho bạn một thách thức là người tiêu dùng sẽ chấp nhận rủi ro bao nhiêu phần trăm để tránh thua lỗ.

Khung mục tiêu [Goal framing]. Loại khung này sẽ khuyến khích người tiêu dùng bằng cách nhấn mạnh kết quả tiêu cực khi bạn không lựa chọn hoặc tham gia. Khi đó khách hàng sẽ có khả năng thực hiện hành động hơn so với mức bình thường khi chưa đưa ra loại khung này.

Các nhà quảng cáo, tiếp thị có thể dùng linh hoạt 3 hiệu ứng khung để có thể thay đổi suy nghĩ của khách hàng/ người tiêu dùng về một vấn đề, sản phẩm hay thương hiệu nào đó, tùy vào những tình huống khác nhau.

Các thương hiệu còn cố tình sử dụng những người có sức ảnh hưởng để "vực dậy" thương hiệu của mình, chẳng hạn như Viettel đã ký hợp đồng quảng cáo với Sơn Tùng - MTP nhằm quảng cáo các gói hướng đến đối tượng học sinh sinh viên. Hay Biti's "thay da đổi thịt" khi lần lượt xuất hiện trong những MV của các ca sĩ trẻ trung và nổi tiếng.

Truyền thông trong "khuôn"

Các vấn đề xã hội được hình thành bởi các phương tiện truyền thông, tin tức đóng vai trò quan trọng bởi vì nó có thể ảnh hưởng tới điều được coi là phù hợp và theo lẽ thường.

Thông qua các lựa chọn về từ ngữ, hình ảnh, trọng tâm và việc đưa thông tin vào hoặc loại thông tin ra, các phương tiện truyền thông đưa ra một quan điểm riêng về thế giới và hợp lý hóa các tin tức. Những khía cạnh đáng chú ý của một tin tức tạo nên một cửa sổ nhận thức về thế giới.

Năm công cụ chính để dựng khung một vấn đề:

  • Các ngôn ngữ nổi bật
  • Phép ẩn dụ
  • Mẫu
  • Các hình ảnh
  • Thuật miêu tả

Ví dụ về công cụ thứ 1 [ ngôn ngữ nổi bật ]

Trong những thông điệp quảng cáo thì tính từ là một thành phần không thể thiếu, để thể hiện tính chất, đặc trưng hay tạo ra sự nổi bật cho sản phẩm, dịch vụ. Dưới sự tham chiếu của lý thuyết đóng khung thì tính từ trong quảng cáo còn là một phần quan trọng để mang đến sự nhận thức cho công chúng.

ví dụ như: Tê sảng khoái, ngọt ngất ngày, cay thích thú, nồng phấn kích, êm mê [QC Coca- Cola]; Nhanh vượt trội [QC Sunlight]; Chua gì mà chua mê mẩn [QC mì tôm Omachi]; Sắc sảo hơn, chất lượng hơn, cuốn hút hơn [QC Airblade Honda]...

Như Gamson nói: Các khung tin tức khiến cho thế giới trông tự nhiên. Chúng quyết định điều gì được chọn lựa, điều gì bị loại bỏ, điều gì được nhấn mạnh. Tóm lại, tin tức tạo nên một thế giới gói gọn.

Tóm lại là gì?

Với hàng loạt chiến dịch marketing đang ra sức làm "lu mờ" lý trí khách hàng như hiện nay. Một sản phẩm tốt nhưng không có khung vững chắc sẽ nhanh chóng bị "hoà tan" giữa vô vàn đối thủ tương tự, nhưng một sản phẩm bình thường với một cái khung xịn sẽ dễ dàng trở thành thương hiệu được yêu mến, đó chính là sự đáng sợ của "hiệu ứng đóng khung".

Hãy là một khách hàng/ người tiêu dùng thông minh và khách quan trước những quyết định của mình và đừng bao giờ để những nội dung mang tính điều hướng, đóng khung ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.

0

0

0

0

0

0

Hãy là người bình luận đầu tiên

Gửi

Video liên quan

Chủ Đề