Ghép giác mạc hết bao nhiêu tiền năm 2024

Theo giáo sư Donald Tan, chi phí cho một ca ghép giác mạc rất lớn, không phải người bệnh nào cũng đủ khả năng chi trả, đặc biệt ở Việt Nam hiện chưa ghép được hoàn toàn mà những trường hợp nặng phải sang nước ngoài ghép khiến chi phí tăng lên gấp nhiều lần.

Cách đây 5 năm, anh Lý De [35 tuổi, Sóc Trăng] bị đá văng găm vào mắt phải khiến anh không nhìn thấy. Dù cố gắng điều trị nhưng sau 6 tháng ròng, tốn kém 150 triệu đồng, nợ nần chồng chất nên anh tự ngưng điều trị.

Cũng ngụ tại tỉnh Sóc Trăng, anh Dương Na Mal [34 tuổi, giáo viên] bị vật lạ bay vào mắt khiến mắt tổn thương, gây đau nhức kéo dài. Suốt 4 năm, lúc nào anh cũng phải đeo kính, không thể làm việc nặng và cuối cùng anh phải nghỉ dạy do bụi phấn làm tình trạng mắt anh tệ hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai - trưởng khoa mắt Bệnh viện FV [TP.HCM], ngoài những bệnh nhân bị mù mắt bẩm sinh, có rất nhiều nguyên nhân khác gây mù lòa phải thay giác mạc mới lấy lại thị lực như các bệnh lý viêm loét giác mạc để lại sẹo, bệnh cườm nước không được điều trị tốt, chấn thương do tai nạn...

Nhân chuyến công tác tại Việt Nam, giáo sư Donald Tan hợp tác cùng Bệnh viện FV [bệnh viện có thiết bị phòng mổ hiện đại, tiêu chuẩn chất lượng y tế JCI] ghép giác mạc miễn phí cho ba người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như anh Dương Na Mal, anh Lý De, chị Thạch Thị Sang và hỗ trợ 30% chi phí phẫu thuật cho ông Lê Văn Châu [60 tuổi, TP.HCM]. Trong đó, bệnh nhân Sang sẽ được phẫu thuật vào tháng 1-2018.

Sử dụng kỹ thuật mới trong ghép giác mạc

Trong ngày 28, 29-10, ba bệnh nhân đã được phẫu thuật và có tiến triển tốt. Giáo sư Donald Tan cho biết: hai bệnh nhân nam bị tật mắt rất nặng nhưng nhờ can thiệp tốt nên lấy lại thị lực hoàn toàn là có thể. Trong đó, trường hợp anh Dương Na Mal, giáo sư phải tiến hành ba phương pháp phẫu thuật trong cùng một ca mổ: đục thủy tinh thể, lấy toàn bộ giác mạc và ghép toàn bộ giác mới.

Theo giáo sư tiên lượng, trong vòng một tháng tất cả các bệnh nhân sẽ nhìn thấy lại, từ 2-3 tháng tiếp theo các bệnh nhân sẽ được đeo kính để lấy thị lực lại hoàn toàn. Riêng ông Châu, do mắc nhiều bệnh quá lâu như cườm nước, võng mạc nên sau ca mổ, bệnh nhân nhìn được những vật chiếu sáng, có kích thước trung bình, còn những vật thể quá nhỏ có thể nhìn hơi khó khăn.

Giáo sư Donald Tan cũng cho biết thêm rằng theo dõi hậu phẫu đóng góp 50% thành công ca mổ. Sau mổ, bác sĩ sẽ phải theo dõi cả đời đối với những bệnh nhân ghép giác mạc, bệnh nhân phải phối hợp tái khám định kỳ để đảm bảo mảnh ghép tiếp nhận tốt, thị lực không bị giảm đi.

Cùng êkíp phẫu thuật và cũng là một trong những bác sĩ đang được giáo sư Donald Tan đào tạo chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật ghép giác mạc, bác sĩ Mai chia sẻ: trước đây, người bệnh ghép giác mạc sẽ phải thay toàn phần nên tỉ lệ đào thải rất cao [10-15%]. Còn đối với kỹ thuật mới vừa áp dụng là ghép nội mô giác mạc và ghép hư phần nào bác sĩ sẽ thay ghép phần đó, giúp giảm tỉ lệ đào thải xuống còn 1%, thị lực tốt hơn, giảm biến chứng [các biến chứng thông thường là tăng nhãn áp, nhiễm trùng, loạn dưỡng gây sẹo giác mạc...].

Kỹ thuật lấy lại 100% thị lực

Trong tuần này, giáo sư Donald Tan sẽ giới thiệu một kỹ thuật được đánh giá mới nhất và khó nhất hiện nay tại Mỹ: bệnh nhân được ghép một lớp tế bào rất mỏng phía sau giúp bệnh nhân lấy lại được 100% thị lực.

Trong suốt nhiều năm, ông Vũ Anh Minh [66 tuổi, sống và làm việc tại Quảng Ninh] thường xuyên bị đau nhức mắt, ngứa mắt, mắt đỏ nổi cộm, chảy nước mắt và sợ ánh sáng…

Ông đi khám bệnh, bác sĩ kết luận bị đục thủy tinh thể. Ông được phẫu thuật đục thủy tinh thể nhưng mắt ông vẫn tiếp tục đau nhức, khó chịu và luôn cảm giác mắt bị cộm vì dị vật.

GS.BS Donald Tan [phải] đang phẫu thuật tại bệnh viện FV [Ảnh: FV].

Đi khám lần này, bác sĩ kết luận ông bị rách giác mạc mắt phải, cần phải ghép giác mạc để phục hồi thị lực. Ông đăng ký ở nhiều bệnh viện nhưng không có giác mạc phù hợp. Vết rách giác mạc dần hình thành sẹo và to dần. Theo thời gian, ông nhìn mọi vật như bị phủ một lớp mây mờ.

Ròng rã suốt 14 năm, ông đã đi nhiều nơi tìm cách phục hồi thị lực trong vô vọng. Mãi cho đến ngày 23/3/2023, ông Minh mới tìm lại được nguồn sáng quý giá sau ca phẫu thuật ghép giác mạc do bác sĩ Donald Tan thực hiện thành công tại Bệnh viện FV, nhờ nguồn giác mạc nhập khẩu từ ngân hàng giác mạc tại Mỹ.

Bệnh nhân sáng mắt trở lại sau 14 năm mòn mỏi tìm giác mạc

Hay như trường hợp suy giảm thị lực của ông Đinh Việt Dũng [sinh năm 1966, bác sĩ tại một bệnh viện ở Cần Thơ] là do đục thủy tinh thể. Ông được điều trị bằng phương pháp đặt kính đa tiêu cự trong mắt. Nhưng sau một tháng, mắt bên phải của ông nhìn một thành hai, các vật thể nhòe dần trước mắt. Bác sĩ cho biết nguyên nhân do trục kính bị lệch làm rách giác mạc bên mắt phải, cần được ghép giác mạc mới có thể phục hồi thị lực.

Trong quá trình vất vả tìm kiếm cơ hội ghép giác mạc, ông Dũng được một số đồng nghiệp tại TPHCM giới thiệu dịch vụ ghép giác mạc ở FV và may mắn khôi phục thị lực nhờ tài năng của bác sĩ Donald Tan.

Ông Dũng cho biết, nếu không có dịch vụ này, ông phải chờ đợi rất lâu hoặc phải qua Singapore điều trị, với chi phí rất lớn. "Tôi là người may mắn, từ khi bị rách giác mạc đến khi có giác mạc phù hợp để được ghép chỉ 10 tháng", ông Dũng hồ hởi chia sẻ.

Thị lực hồi phục ngay sau phẫu thuật ghép giác mạc

Sau phẫu thuật ghép giác mạc một ngày tại Bệnh viện FV, các bệnh nhân nở nụ cười hạnh phúc vì thị lực đã trở lại. Ông Việt Dũng cho biết, thị lực của ông mỗi ngày một hồi phục tích cực khiến ông thấy rất phấn khởi.

GS. BS Donald Tan vui mừng với sự phục hồi ngoạn mục của ông Dũng [trái] sau ca ghép giác mạc [Ảnh: FV].

BS Donald Tan chia sẻ: "Đối với bệnh giác mạc cần ghép thì càng để lâu, giác mạc hỏng càng nặng. Với bệnh nhân Việt Dũng, thời gian mắc bệnh ngắn nên chỉ ghép một phần, tỷ lệ đào thải thấp hơn so với bệnh nhân Anh Minh, do bị thời gian lâu nên phải ghép giác mạc toàn phần".

GS.BS Donald Tan nhấn mạnh, việc chăm sóc mắt sau khi ghép giác mạc rất quan trọng. Để giác mạc thích ứng tốt với mắt cũng như thị lực phục hồi tốt, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nhỏ thuốc đều đặn và không mang vác nặng. Các bệnh nhân cần tái khám đúng quy định để được theo dõi, kiểm tra mức độ đào thải của giác mạc ghép.

Bệnh viện FV phát triển ghép giác mạc và phẫu thuật khúc xạ

Theo thống kê, hàng năm, Việt Nam có khoảng 15.000 ca mù mới do bệnh lý về giác mạc, tuy vậy nguồn giác mạc hiến tặng cho Ngân hàng Mắt - Bệnh viện Mắt Trung ương rất hạn chế, chưa tới 1.000 người. Do đó, con đường tìm lại ánh sáng của những bệnh nhân vô cùng gian nan. Không ít người phải đi nước ngoài điều trị, rất tốn kém.

Từ năm 2016, Khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ của Bệnh viện FV triển khai dịch vụ ghép mạc do chính GS.BS. Donald Tan - thành viên sáng lập Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore [SNEC] - thực hiện, giúp nhiều bệnh nhân có cơ hội phục hồi thị lực ngay trong nước với chi phí hợp lý.

GS.BS Donald Tan [Ảnh: FV].

GS.BS Donald Tan là chuyên gia hàng đầu thế giới về điều trị các bệnh lý về mắt, đặc biệt là giác mạc. Ông được xem là bậc thầy trong áp dụng các kỹ thuật ghép giác mạc phức tạp và tiên tiến giúp bệnh nhân phục hồi thị lực như phương pháp ghép giác mạc phiến, ghép giác mạc từng phần, cấy răng trong mắt…

Bệnh viện FV cho biết, ông còn là một trong 20 bác sĩ phẫu thuật mắt giỏi nhất thế giới và là người đứng thứ 3 trong danh sách top 100 người ảnh hưởng nhất trong ngành nhãn khoa hiện đại do Tạp chí The Ophthalmologist on Power List [Anh] bình chọn. Ông đã lãnh đạo Ngân hàng Mắt Singapore với tư cách là Giám đốc Y khoa từ năm 1993, trực tiếp thực hiện hơn 4.000 ca ghép giác mạc được thực hiện tại Singapore…

Để đăng ký đặt hẹn khám và ghép giác mạc tại FV, bạn đọc có thể liên hệ Khoa Mắt và Phẫu thuật Khúc xạ - Bệnh viện FV: [028] 5411 3333, máy nhánh 2000.

Chủ Đề