Giá trúng thầu la gì

Nhiều gói thầu tuy lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi nhưng theo tổng hợp của phóng viên Báo Đấu thầu, giá trúng thầu lại trùng khớp hoàn toàn với giá gói thầu, không sai khác dù chỉ một đồng lẻ. Thực tế này xảy ra ở gói thầu tư vấn, mua sắm  hàng hóa và đặc biệt là cả ở gói thầu xây lắp. Có nhà thầu đã ví von đây là những “kỳ tích” trong đấu thầu.

Bệnh viện Thanh Nhàn vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 29 gói thầu thuộc Dự án Mua vật tư tiêu hao, hóa chất năm 2016 [từ Gói thầu số 1 đến Gói thầu số 29]. Trong đó, Công ty CP Giải pháp y tế Hà Nội trúng cùng lúc 4 gói thầu. Cụ thể, đó là Gói thầu số 25: Hóa chất cho máy B121, Cobas 501, Cobas Tagman 48, với giá gói thầu là 6.706.677.063 đồng. Gói thầu số 26: Hóa chất NT – pro BNP dùng cho máy Cobas E601, với giá gói thầu là 5.733.705.600 đồng. Gói thầu số 27: Hóa chất Pro-Calcitonin dùng cho máy Cobas E601, với giá gói thầu là 5.430.297.600 đồng. Gói thầu số 28: Hóa chất cho máy Cobas E601 và hóa chất, vật tư tiêu hao sử dụng trên máy miễn dịch, PCR, với giá gói thầu là 8.840.494.377 đồng. Cả 4 gói thầu đều lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước và giá trúng thầu cả 4 gói khớp hoàn toàn so với giá gói thầu!

Tương tự, Gói thầu Thiết kế lập quy hoạch thuộc Dự án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư phường Vĩnh Phước [khu vực phía Đông đường 2-4], thành phố Nha Trang do Phòng Quản lý đô thị thành phố Nha Trang là bên mời thầu cũng đã lựa chọn được nhà thầu là Công ty CP Tư vấn kiến trúc và xây dựng Khánh Hòa. Dù qua đấu thầu rộng rãi, nhưng giá trúng thầu của nhà thầu này đúng bằng giá gói thầu là 1.083.155.040 đồng.

Đặc biệt, sự trùng khớp kỳ lạ này còn xảy ra ở cả gói thầu xây lắp. Gói thầu số 01 – Xây lắp công trình, thuộc Dự án Trạm y tế xã Hồng Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được Ban QLDA xây dựng cơ sở hạ tầng huyện Thái Thụy đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà thầu. Công ty TNHH 27/7 Xuân Bắc trúng thầu với giá trúng thầu y nguyên giá gói thầu là 2.220.633.000 đồng. Một sự trùng hợp nữa là nhà thầu này cũng có trụ sở tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

“Kỳ tích” này còn diễn ra ở rất nhiều gói thầu khác mà Báo Đấu thầu đã nhiều lần đề cập đến.

Cần xem xét lại quá trình chấm thầu

Qua đấu thầu rộng rãi mà chỉ giảm giá vài triệu đồng hoặc tỷ lệ tiết kiệm chỉ khoảng 1% là “kiểu gì cũng có vấn đề” rồi, chưa nói đến trúng thầu nguyên giá.

Đại diện một bên mời thầu lập luận rằng, giá gói thầu đã công khai trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thì việc nhà thầu chào giá y nguyên giá gói thầu cũng không phải khó hiểu.

Không tiện nêu tên vì còn phải đi đấu thầu nhiều, nhưng giám đốc một công ty xây dựng đã có nhiều năm đấu thầu cũng thẳng thắn chia sẻ với chúng tôi rằng, lập luận trên của bên mời thầu có thể đúng, nếu cuộc thầu toàn “gà nhà” hoặc quân xanh, quân đỏ.

Theo nhà thầu này, nếu như đi đấu thầu thực chất, dù biết giá gói thầu, nhà thầu cũng không dám liều bỏ giá y hệt giá gói thầu, không giảm một đồng, vì nếu bỏ nguyên giá thì khả năng cao sẽ có đối thủ khác bỏ giá thấp hơn. Nhà thầu đấu thầu thực sự thường phải cân nhắc, tìm phương án kỹ thuật tối ưu, tiết giảm chi phí,… để có thể giảm giá gói thầu, tăng cơ hội trúng thầu. Có lẽ chỉ khi biết bỏ giá nào cũng trúng thì nhà thầu mới bê nguyên giá gói thầu vào cho nhanh!

Nhà thầu này còn khẳng định: Đối với gói thầu xây lắp, khả năng xây dựng giá dự thầu y nguyên giá gói thầu gần như là không thể, vì có rất nhiều khối lượng, đơn giá, hạng mục công việc, nhiều nguyên vật liệu khác nhau, chi phí nhân công,… Nhà thầu có thể chào y nguyên giá và trúng thầu chỉ có thể coi là kỳ tích và rất có thể có thông thầu giữa bên mời thầu với nhà thầu hoặc giữa các nhà thầu với nhau.

Đi sâu phân tích, ông Dương Văn Cận, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, nếu đấu thầu thực chất, quy trình xét thầu bình thường, thì rất khó xảy ra, thậm chí có thể nói là không thể xảy ra chuyện giá trúng thầu y nguyên giá gói thầu.

Theo ông Dương Văn Cận, việc giá dự thầu của nhà thầu y nguyên giá gói thầu đã rất khó xảy ra, việc giá trúng thầu y nguyên giá gói thầu lại càng khó xảy ra hơn. Bởi vì giá trúng thầu là giá đã qua quá trình chấm thầu, trong đó đã sửa lỗi số học, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá [nếu có],… mà vẫn có thể giống y giá gói thầu do chính chủ đầu tư công bố, không sai khác một đồng, là rất khó có thể xảy ra. Ông Dương Văn Cận nhận định, trong trường hợp này có thể nghi ngờ thông thầu và người có thẩm quyền cần xem xét lại quá trình chấm thầu để xem chủ đầu tư/bên mời thầu có thực hiện đúng quy định của Luật Đấu thầu hay không.

Một chuyên gia khác cũng cho rằng, qua đấu thầu rộng rãi mà chỉ giảm giá vài triệu đồng hoặc tỷ lệ tiết kiệm chỉ khoảng 1% là “kiểu gì cũng có vấn đề” rồi, chưa nói đến trúng thầu nguyên giá.

Giá gói thầu là gì? Quy định về giá gói thầu trong đấu thầu? Quy định mới nhất của Luật đấu thầu về giá gói thầu, điều chỉnh thay đổi bổ sung giá gói thầu, xử lý các tình huống liên quan đến giá gói thầu theo quy định mới nhất.

Hoạt động đấu thầu luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày trong hoạt động lựa chọn các nhà thầu để cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp hay trong các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Theo đó có rất nhiều hoạt động cần lựa chọn nhà thầu và hoạt động đấu thầu cũng diễn ra liên tục và thường xuyên. Trong hoạt động đấu thầu có quy định về giá gói thầu để thực hiện đấu thầu, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những quy định mới nhất của pháp luật về giá gói thầu trong đấu thầu.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Khái niệm gói thầu, giá gói thầu là gì?
  • 2 2. Các căn cứ xác định giá gói thầu:
  • 3 3. Các lưu ý khi xác định, ghi giá gói thầu:
  • 4 4. Ý nghĩa của cách xác định giá gói thầu:

1. Khái niệm gói thầu, giá gói thầu là gì?

– Đấu thầu: Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, đấu thầu được xác định là một quá trình lựa chọn nhà thầu để tiến hành việc ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp một trong các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa hoặc lựa chọn nhà đầu tư để tiến hành việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất dựa trên cơ sở bảo đảm sự cạnh tranh, minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế.

– Gói thầu được quy định là toàn bộ hoặc một phần của dự án, dự toán mua sắm. Tróng đó gói thầu có thể bao gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc bao gồm khối lượng mua sắm 01 lần, khối lượng mua sắm cho 01 thời kỳ áp dụng đối với mua sắm thường xuyên và mua sắm tập trung.

– Giá gói thầu được xác định là giá trị của gói thầu đã được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013.

– Nhà thầu chính: khái niệm nhà thầu chính được quy định tại khoản 35 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, theo đó đây là nhà thầu phải chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu, phải tiến hành trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng [nếu trong trường hợp được lựa chọn]. Đây có thể là nhà thầu độc lập hoặc là thành viên của các nhà thầu liên danh.

– Nhà thầu phụ được quy định là nhà thầu tham gia tiến hành thực hiện gói thầu theo hợp đồng đã được ký kết với nhà thầu chính. Trong đó có quy định về nhà thầu phụ đặc biệt, đây là nhà thầu phụ thực hiện các công việc quan trọng của một gói thầu do nhà thầu chính đề xuất ở trong hồ sơ dự thầu, trong hồ sơ đề xuất dựa trên cơ sở các yêu cầu được ghi trong hồ sơ mời thầu và trong hồ sơ yêu cầu.

2. Các căn cứ xác định giá gói thầu:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu 2013 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT thì giá gói thầu được xác định dựa trên các tiêu chí chính sau đây:

– Một là, được xác định dựa trên căn cứ về tổng mức đầu tư;

– Hai là, giá gói thầu được xác định dựa trên tổng mức dự toán đối với các dự án đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

– Ba là, dựa trên các dự toán mua sắm thường xuyên.

Xem thêm: Gói thầu quy mô nhỏ là gì? Lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nhỏ?

– Bốn là, dựa trên các thông tin được cung cấp về giá trung bình áp dụng theo thống kê của các dự án đã được thực hiện trong khoảng thời gian xác định nào đó; theo ước tính của tổng mức đầu tư dựa trên định mức suất đầu tư hoặc sơ bộ tổng mức đầu tư. Phương pháp xác định giá gói thầu này chỉ áp dụng đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và giá gói thầu.

3. Các lưu ý khi xác định, ghi giá gói thầu:

– Giá gói thầu phải được tính đúng, chính xác, đầy đủ toàn bộ các chi phí để thực hiện cho gói thầu, bao gồm cả các chi phí dự phòng, các khoản thu của thuế, phí, lệ phí.

Trong đó chi phí dự phòng bao gồm:

+ Chi phí dự phòng phát sinh khối lượng;

+ Chi phí dự phòng trượt giá;

+ Chí phí dự phòng cho các khoản tạm tính [nếu có].

Tuy nhiên chi phí dự phòng có thể bằng không nếu trong trường hợp các gói thầu có thời gian để thực hiện hợp đồng ngắn, trong quá trình không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định.

– Cách ghi giá gói thầu:

Xem thêm: Quy định về phân chia dự án thành các gói thầu, tách gói thầu

Khi quy định giá gói thầu của các gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì phải ghi rõ giá ước tính riêng cho từng phần riêng biệt này:

– Thời hạn cập nhật của giá gói thầu là 28 ngày tính đến trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

– Thay đổi, điều chỉnh giá gói thầu:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì nếu trong trường hợp có lý do chính đáng dẫn đến việc buộc phải thay đổi, điều chỉnh giá gói thầu thì sẽ được điều chỉnh với thủ tục và nội dung theo đúng các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu.

– Giá gói thầu phải được chủ đầu tư thể hiện rõ ràng trong các giấy tờ sau:

+ Tờ trình Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầuđược áp dụng theo mẫu số 1 trong Phụ lục của Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, cụ thể trong các phần về Bảng tổng hợp phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu [gồm có giá gói thầu từng phần riêng biệt và tổng giá gói thầu].

+ Bảng tổng hợp kết quả thẩm định nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong Mẫu số 2 Báo cáo thẩm định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án.

+ Phụ lục kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong Mẫu số 3 Quyết định về việc phê duyệt lựa chọn kế hoạch nhà thầu.

Xem thêm: Quy trình chi tiết thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp

4. Ý nghĩa của cách xác định giá gói thầu:

– Một là, dựa vào giá trị của gói thầu để xác định phân loại gói thầu. Theo quy định tại Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP đối với các gói thầu cung cấp các dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa mà giá trị gói thầu nhỏ hơn 10 tỷ đồng hoặc các gói thầu hỗn hợp, xây lắp mà giá trị gói thầu nhỏ hơn 20 tỷ đồng thì được xác định là gói thầu có quy mô nhỏ.

– Hai là, là căn cứ để xác định giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại khoản 3 Luật Đấu thầu 2013. Cụ thể giá trị để bảo đảm dự thầu được quy định theo một mức xác định trong khoảng từ 1% – 3% giá gói thầu tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng gói thầu.

– Ba là, một trong những căn cứ để xác định các gói thầu cung cấp dịch vụ công, sản phẩm có giá gói thầu trong hạn mức thì được chỉ định thầu.

– Bốn là, căn cứ để xác định điều kiện trúng thầu khi tổ chức xét duyệt đối với các nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, hỗn hợp, xây lắp. Cụ thể nhà thầu là cá nhân, tổ chức phải đảm bảo điều kiện là có giá đề nghị trúng thầu nhỏ hơn giá gói thầu được phê duyệt.

– Năm là, ngoài ra giá gói thầu còn được làm căn cứ trong việc xử lý một số tình huống trong đấu thầu.

Như vậy ta có thể thấy xác định giá gói thầu là một trong những nội dung thiết yếu trong quá trình đấu thầu được Luật đấu thầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan quy định khá cụ thể và chặt chẽ. Theo đó ta cũng có thể thấy việc xác định giá gói thầu đòi hỏi những tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo phải đúng, đầy đủ, chính xác, vì tính quan trọng và ý nghĩa của giá gói thầu.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Thay thế giá gói thầu có cần thẩm định và phê duyệt lại không?

Cho em hỏi, khi giá gói thầu trong hồ sơ mời thầu bằng với giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt thì có cần phải làm thêm 1 bước phê duyệt lại giá gói thầu không. Nếu có thì quy định ở đâu? Xin cảm ơn.?

Luật sư tư vấn:

Trong nội dung câu hỏi của bạn chưa xác định được nội dung chính mà bạn đang hỏi là như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2015/TT – BKHĐT giá gói thầu được xác định:

“…2. Giá gói thầu:

Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng [chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính [nếu có]], phí, lệ phí và thuế. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

– Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

– Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì nêu rõ giá trị ước tính của từng phần.”

Xem thêm: Hồ sơ, trình tự gói thầu sửa chữa tài sản cố định giá trị nhỏ

Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyếnqua tổng đài điện thoại:1900.6568

Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có  “b] Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;” như vậy bạn cần xác định lại giá gói thầu và hồ sơ mời thầu đã lập, không có trường hợp như bạn trình bày. Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ – CP.

“…2. Trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau đây:

a] Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu;

b] Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.”

Vậy, bạn cần kiểm tra lại thông tin gói thầu bên bạn và nội dung bên bạn đang gặp phải để xử lý tình huống theo Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ – CP.

Chủ Đề