Giải bài tập sgk hóa 12

Sau bài học các em sẽ nắm được đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của Sắt. Từ đó vận dụng giải các bài tập ứng dụng và chứng minh các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày có liên quan.

Giải bài tập SGK Hóa 12 Bài 31

Giải bài 1 trang 141 SGK Hoá 12

Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?

A. Na, Mg, Ag.

B. Fe, Na, Mg.

C. Ba, Mg, Hg.

D. Na, Ba, Ag.

Lời giải:

Đáp án B.

Các phản ứng xảy ra:

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu[OH]2

Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

Giải bài 2 Hoá 12 SGK trang 141

Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+ ?

A. [Ar]3d6.

B. [Ar]3d5.

C. [Ar]3d4.

D. [Ar]3d3.

Lời giải:

Đáp án B.

Cấu hình e của Fe: [Ar]3d64s2

⇒ cấu hình e của Fe3+: [Ar]3d5

Giải bài 3 SGK Hoá 12 trang 141

Cho 3,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg.

B. Zn.

C. Fe.

D. Al.

Lời giải:

Đáp án C.

Giải bài 4 trang 141 SGK Hoá 12

Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H2 [đktc] thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68 %. Kim loại đó là :

A. Zn.

B. Fe.

C. Al.

D. Ni.

Lời giải:

Đáp án B.

Khối lượng kim loại phản ứng là 

Số mol H2 là 

2M + 2n HCl → 2MCl2 + nH2

Số mol của M là:

→ {n = 2, M = 56} → M: Fe

Giải bài 5 Hoá 12 SGK trang 141

Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.

Lời giải:

Gọi hóa trị của M là n

Gọi nMg = x mol ⇒ nFe = 3.x mol

Số mol H2 là: nH2 = 

 = 0,4 [mol]

Số mol Cl2 là: nCl2 = 

 = 0,55 [mol]

Các PTHH

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

Giải hệ pt ⇒ x = 0,1 mol ⇒ n = 2 ⇒ M = 24

Vậy M là Mg

nMg = 0,1 mol ⇒ nFe = 0,3 mol

Thành phần % theo khối lượng

Lý thuyết Hóa 12 Bài 31: Sắt

I. Vị trí, cấu tạo

    - Fe thuộc ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB

    - Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d64s2 ⇒ Fe là nguyên tố d, có 2e ngoài cùng, 8e hoá trị II.

II. Tính chất vật lý

    - Fe là kim loại nặng, dễ rèn, màu trắng hơi xám.

    - Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính nhiễm từ [khác với các kim loại khác].

    - Fe có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện hoặc tâm khối tuỳ vào nhiệt độ.

III. Tính chất hóa học

1. Tác dụng với phi kim:

    - Tác dụng với lưu huỳnh:

    - Tác dụng với oxi:

    - Tác dụng với Cl2:

2. Tác dụng với axit

    - Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑

    - Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nóng:

Fe + 4HNO4 loãng → Fe[NO3]3 + NO + 2H2O

    - Chú ý: Fe bị thụ động với các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

3. Tác dụng với dung dịch muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

4. Tác dụng với nước ở nhiệt độ cao

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Hóa 12 bài 31: Sắt SGK trang 141 file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

Hướng dẫn giải Bài 10. Amino axit sgk Hóa Học 12. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 48 sgk Hóa Học 12 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 12, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

1. Khái niệm

Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino [NH2] và nhóm cacboxyl [COOH].

Ví dụ: H2N – CH2 – COOH

2. Cấu tạo, danh pháp

Ở trạng thái kết tinh, amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực. Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực, chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.

$H_2N-CH_2-COOH \rightleftarrows H_2N^+-CH_2-COO^-$

dạng phân tử ↔ dạng ion lưỡng cực

Danh pháp: tên axit cacboxylic tương ứng + amino + số hoặc chữ cái Hi Lạp chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch.

3. Tính chất vật lí

Amino axit  là chất rắn kết tinh không màu,vị hơi ngọt, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.

4. Tính chất hóa học

– Tính chất lưỡng tính: Các amin đều phản ứng với axit vô cơ mạnh và bazo mạnh sinh ra muối tương ứng.

– Tính lưỡng tính axit – bazơ: tùy vào số gốc NH2 và COOH trong phân tử amino axit mà khiến cho quỳ chuyển sang màu hồng [ nhiều gốc COOH hơn] hay chuyển sang màu xanh [ nhiều gốc NH2 hơn].

– Phản ứng este hóa: Tương tự như axit cacboxylic, amino axit cũng có phản ứng với ancol [xt: H+] tạo este.

– Phản ứng trùng ngưng: của ε và ω-amino axit tạo polime thuộc loại poliamit.

$nH_2N – [CH_2]_5-COOH \xrightarrow{t^o} -[NH – [CH_2]_5 – CO]-_n + nH_2O$

Axit – aminocaproic policaproamit

5. Ứng dụng

– Là những hợp chất cơ sở kiến tạo nên các protein của cơ thể sống.

– Được dùng phổ biến trong đời sống: dùng làm gia vị thức ăn, thuốc hỗ trợ thần kinh, thuốc bổ gan,…

– Dùng trong CN: sản xuất tơ nilon,…

BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 48 sgk Hóa Học 12 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 48 hóa 12

Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit đồng phân cấu tạo của nhau?

A. 3;  B. 4;  C. 5;  D. 6.

Bài giải:

Các amino axit đồng phân ứng với công thức phân tử $C_4H_9NO_2$:

[1]. $NH_2-CH_2-CH_2-CH_2-COOH$

[2]. $CH_3-CH[NH_2]-CH_2-COOH$

[3]. $CH_3-CH_2-CH[NH_2]-COOH$

[4]. $NH_2-CH_2-CH[CH_3]-COOH$

[5]. $[CH_3]_2-C[NH2]-COOH$

⇒ Đáp án: C.

2. Giải bài 2 trang 48 hóa 12

Có ba chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2.

Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cẩn dùng thuốc thử nào sau đây ?

A. NaOH;

B. HCl;

C. CH3OH/HCl;

D. Quỳ tím.

Bài giải:

Cho quỳ tím vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím có màu đỏ là \[CH_3CH_2COOH\], mẫu thử nào quỳ tím có màu xanh là \[CH_3[CH_2]_3NH_2\], mẫu thử mà quỳ tím không màu là \[H_2NCH_2COOH\]

⇒ Đáp án: D.

3. Giải bài 3 trang 48 hóa 12

α-Amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,45%, 7,86%, 15,73%, còn lại là oxi và có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của X.

Bài giải:

Gọi công thức phân tử của $X$ là $C_xH_yO_zN_t$

Ta có:

$\%m_O = 100\% – [\%m_C + \%m_H + \%m_N] = 35,96\%$

$\Rightarrow x : y : z : t = \frac{40,45}{12}: \frac{7,86}{1} : \dfrac{35,96}{16}:\dfrac{15,73}{14} = 3: 7: 1: 2$

Công thức đơn giản nhất của $X$ là $C_3H_7O_2N$

Vì công thức phân tử của $X$ trùng với công thức đơn giản nhất.

⇒ Công thức phân tử của $X$ là: $C_3H_7O_2N$

Công thức cấu tạo của $X$ là: $\begin{matrix} NH_{2} – CH – COOH \\ ^| \ \ \ \\ CH_{3} \end{matrix}$ : [Alanin]

4. Giải bài 4 trang 48 hóa 12

Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa axit 2-aminopropanoic với:

NaOH; H2SO4; CH3OH có mặt khí HCl bão hòa.

Bài giải:

Các phương trình phản ứng như sau:

$\begin{matrix} CH_{3} – CH – COOH \\ ^| \ \ \ \\ NH_{2} \end{matrix} + NaOH → \begin{matrix} CH_{3} – CH – COONa \\ ^| \ \ \ \\ NH_{2} \end{matrix} + H_2O$

$\begin{matrix} 2{CH_{3} – CH – NH_2} \\ ^| \ \ \ \\ COOH \end{matrix} + H_2SO_4 → \begin{matrix} [CH_{3} – CH – NH_3]_2SO_4 \\ ^| \ \ \ \\ COOH \end{matrix} + 2H_2O$

$\begin{matrix} CH_{3} – CH – COOH \\ ^| \ \ \ \\ NH_{2} \end{matrix} + CH_3OH → \begin{matrix} CH_{3} – CH – COOCH_3 \\ ^| \ \ \ \\ NH_{2} \end{matrix} + H_2O$

5. Giải bài 5 trang 48 hóa 12

Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng ngưng các amino axit sau:

a] Axit 7-aminoheptanoic;

b] Axit 10-aminođecanoic.

Bài giải:

Các phương trình phản ứng như sau:

a] Axit 7-aminoheptanoic

\[nH_{2}N-[CH_{2}]_{6}-COOH \xrightarrow[ \ t^0 \ ]{ trùng \, ngưng } [-HN-[CH_{2}]_{6}-CO-]_{n} + nH_2O\]

b] Axit 10-aminođecanoic

\[nH_{2}N-[CH_{2}]_{9}-COOH \xrightarrow[ \ t^0 \ ]{ trùng \, ngưng } [-HN-[CH_{2}]_{9}-CO-]_{n} + nH_2O\]

6. Giải bài 6 trang 48 hóa 12

Este A được điều chế từ amino axit B [chỉ chứa C, H, N, O] và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este A thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2 [đo ở đktc].

Xác định công thức, viết công thức cấu tạo của A và B.

Bài giải:

Ta có:

\[M_{A} = 44,5 . 2 = 89 \ [g/mol]\]

\[\\ m_{C} = \frac{13,2.12}{44} = 3,6 \ [gam] \\ m_{H} = \frac{6,3 . 2}{18} = 0,7 \ [gam] \\ m_{N}= \frac{11,2 . 28}{22,4} = 1,4 \ [gam] \\ m_{O} = 8,9 – [3,6 + 0,7 + 1,4] = 3,2 \ [gam]\]

Gọi công thức phân tử của $A$ là $C_xH_yO_zN_t$ ta có:

\[x : y : z : t = \frac{3,6}{12}: \frac{0,7}{1}: \frac{3,2}{16} : \frac{1,4}{14}= 0,3 : 0,7 : 0,2 : 0,1 = 3 : 7 : 2 : 1\]

⇒ Công thức phân tử của $A$ là $[C_3H_7O_2N]_n$

mà \[M_{A} = 89 \ [g/mol] ⇒ n = 1\]

Vậy công thức phân tử của $A$ là $C_3H_7O_2N$

Công thức cấu tạo của $A$ là:

[A]: $H_2N-CH_2-COO-CH_3$.

[B]: $H_2N-CH_2-COOH$.

Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 44 sgk Hóa Học 12

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 55 sgk Hóa Học 12

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 48 sgk Hóa Học 12 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 12 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề