Giải sách giáo khoa Ngữ văn 7 bài Ý nghĩa văn chương

A.KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1.Tác giả:

  • Hoài Thanh [1909-1982] quê ở xac Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
  • Là một nhà phê bình văn học xuất sắc.
  • Năn 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  • Sức hấp dẫn trong những bài phê bình của Hoài Thanh không phải ở chiều sâu của hệ thống lập luận hay ở các thuật ngữ được sử dụng một cách chính xác mà ở khả năng cảm thụ tinh tế, ở cách trình bày vấn đề rất giản dị mà dí dỏm, sâu sắc. Ông tạo được một phong cách phê bình riêng, thể hiện nổi bật trong cuốn Thi nhân Việt Nam - trong đó ông giới thiệu, phê bình và tuyển chọn những tác giả ưu tú, những tác phẩm đặc sắc nhất của phong trào Thơ mới [1932-1945].

2. Tác phẩm:

  • Ý nghĩa văn chương có lần in lại đã đổi nhan đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

3. Tóm tắt tác phẩm:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu [chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả] và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2

Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2

Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a] Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

- Nghị luận chính trị - xã hội;

- Nghị luận văn chương.

b] Văn nghị luận của Hoài Thanh [qua Ý nghĩa văn chương] có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

-Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu xúc cảm;

- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.

=> Xem hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Đề: Trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 1:  Viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa văn chương

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Ý nghĩa văn chương"

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ý nghĩa văn chương

Soạn văn 7 tập 2 bài 24 [trang 60]

Văn bản Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh đã làm rõ nguồn gốc, công dụng và nhiệm vụ của văn chương. Tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7.

Soạn văn Ý nghĩa của văn chương

Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Ý nghĩa văn chương, mời bạn đọc tham khảo sau đây.

Soạn văn 7: Ý nghĩa văn chương

I. Tác giả

- Hoài Thanh [1909 - 1982] là một nhà phê bình văn học xuất sắc.

- Quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

- Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm như:

  • Trước cách mạng: Văn chương và hành động [1936], Thi nhân Việt Nam [cùng viết với Hoài Chân, 1932 - 1941]
  • Sau cách mạng: Có một nền văn hóa Việt Nam [1946], Nói chuyện thơ kháng chiến [1951], Quê hương và thời niên thiếu của Bác [cùng viết với Thanh Tịnh, 1960], Chuyện thơ [1978]...

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

- Được in trong tác phẩm “Bình luận văn chương”.

- Bài viết có lần được in lại đã đổi tên thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”: Nguồn gốc của văn chương.
  • Phần 2. Còn lại: Nhiệm vụ và công dụng của văn chương đối với con người.

3. Tóm tắt

Đầu tiên, nguồn gốc của văn chương đó chính là lòng thương người, mở rộng ra là thương cả muôn loài, muôn vật. Tiếp đến, văn chương có công dụng giúp hình dung ra sự sống của muôn hình vạn trạng, khơi gợi tình cảm và lòng vị tha. Cuối cùng, văn chương giúp “gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Nguồn gốc của văn chương

- Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài.

=> Đây là quan niệm đúng đắn, có lí song không phải là quan niệm duy nhất.

2. Nhiệm vụ của văn chương

- Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

=> Văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống.

- Văn chương sáng tạo ra sự sống.

=> Văn chương đưa ra, dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.

3. Công dụng của văn chương

- Khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm và lòng vị tha”.

=> Văn chương có sức cảm hóa lạ lùng.

- Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có.

  • Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên.
  • Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người.

=> Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật.

Tổng kết: 

- Nội dung: Qua “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã cho người đọc hiểu rõ về nguồn gốc, công dụng và nhiệm vụ của văn chương.

- Nghệ thuật: Giàu hình ảnh độc đáo, lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc.

Soạn văn Ý nghĩa của văn chương ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu [chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả] và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muôn vật, muôn loài”.

Câu 2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng:

  • Hình dung: hình ảnh, bóng hình - mang ý nghĩa như hình ảnh kết quả của sự phản ánh miêu tả trong văn chương.
  • Dẫn chứng: Khi đọc bài thơ “Lượm” của Tố Hữu ta bắt gặp chú bé giao liên hồn nhiên, vui tươi nhanh nhẹn, yêu đời đã kiên cường vượt qua mặt trận đầy lửa đạn để làm nhiệm vụ và chú đã hy sinh giữa đồng lúa quê hương. Lượm chính là hình dung của sự sống. Lượm là nhân vật trong thơ tiêu biểu cho hàng trăm, hàng ngàn em bé liên lạc có thật trong cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta.

- Văn chương sáng tạo ra sự sống:

  • Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa cần đến để mọi người phấn đấu biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
  • Dẫn chứng: Trong “Dế Mèn phiêu lưu ký”, Tô Hoài đã xây dựng nên một thế giới vô cùng sinh động của các loài động vật: dế mèn, dế chũi, châu chấu, cào cào,...

Câu 3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

Công dụng của văn chương:

  • Giúp cho tình cảm, gợi lòng vị tha.
  • Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

Câu 4. Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a. Văn bản “Ý nghĩa của văn chương”: thuộc loại văn nghị luận văn chương. Vì tác giả đã

b. Đặc sắc văn nghị luận của Hoài Thanh là vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh. Dẫn chương: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.

II. Luyện tập

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

Gợi ý:

- Giải thích: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm… Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

- Dẫn chứng: Khi đọc tác phẩm “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, người đọc sẽ cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như sự xót xa của tác giả trước cảnh ngộ của đất nước. Đọc truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, người đọc sẽ thương xót cho thân phận bất hạnh của cô bé bán diêm tội nghiệp, căm giận một xã hội vô cảm đã gián tiếp dẫn đến cái chết của cô bé. Từ đó, truyện khơi gợi trong lòng người đọc tấm lòng yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm.

Soạn bài Ý nghĩa văn chương - Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu [chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả] và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muôn vật, muôn loài.

Câu 2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng:

  • Hình dung: hình ảnh, bóng hình - mang ý nghĩa như hình ảnh kết quả của sự phản ánh miêu tả trong văn chương.
  • Dẫn chứng: Tác phẩm Chí Phèo đã khắc họa xã hội Việt Nam với nhân vật Chí Phèo - nhân vật điển hình cho người nông dân bị tha hóa/

- Văn chương sáng tạo ra sự sống:

  • Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa cần đến để mọi người phấn đấu biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
  • Dẫn chứng: Trong truyện “Tôi là Bêtô”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng một thế giới vô cùng sinh động, dưới góc nhìn của một loài vật - chú chó Bêtô.

Câu 3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

Những công dụng của văn chương: Giúp cho tình cảm, gợi lòng vị tha; gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

Câu 4. Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a. Văn nghị luận văn chương. Nội dung của văn bản liên quan đến vấn đề văn học.

b. Đặc sắc văn nghị luận của Hoài Thanh là vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh. Đoạn văn dẫn chứng: “ Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.”

c. Luyện tập

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

Gợi ý:

Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Trước hết, “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” mang ý văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm. Còn “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có” mang ý văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn. Chúng ta có thể thấy được điều đó khi đọc tác phẩm “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, người đọc sẽ cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như sự xót xa của tác giả trước cảnh ngộ của đất nước. Đọc truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, người đọc sẽ thương xót cho thân phận bất hạnh của cô bé bán diêm tội nghiệp, căm giận một xã hội vô cảm đã gián tiếp dẫn đến cái chết của cô bé. Từ đó, truyện khơi gợi trong lòng người đọc tấm lòng yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm. Như vậy, lời nhận định trên của Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn.

Cập nhật: 31/01/2022

Video liên quan

Chủ Đề