Giải vở bài tập sinh học 9 bài 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 1: Menđen và Di truyền học giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài tập 1 trang 5 VBT Sinh học 9: Em hãy liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào [ví dụ: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu mắt, màu da,…] rồi điền vào bảng 1.

Trả lời:

Bảng 1. Liên hệ tính trạng của bản thân với tính trạng của bố mẹ

Tính trạng Bản thân Bố Mẹ
Hình dạng tai Hình lưỡi liềm Hình lưỡi liềm Tam giác ngược
Hình dạng mắt Mắt hai mí Mắt hai mí Mắt hai mí
Hình dạng mũi Mũi nhỏ Mũi nhỏ Mũi nhỏ
Dạng tóc Tóc thẳng Tóc thẳng Tóc thẳng
Màu mắt Đen Đen Đen
Màu da Vàng Vàng Vàng

Bài tập 2 trang 5 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 1.2 SGK và có nhận xét gì về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?

Trả lời:

Trong hình 1.2 SGK từng cặp tính trạng có đặc điểm tương phản với nhau.

Bài tập 1 trang 5-6 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Di truyền học nghiên cứu ………….. của hiện tượng di truyền và biến dị. Nó có một vai trò quan trọng không chỉ về ………….. mà còn có…………. cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ Sinh học hiện đại.

Nhờ đề ra ………… Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học.

Trả lời:

Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Nó có một vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ Sinh học hiện đại.

Nhờ đề ra phương pháp phân tích các thế hệ lai Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học.

Bài tập 2 trang 6 VBT Sinh học 9: Chọn câu sai trong số các câu sau đây:

A. Men đen tiến hành lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

B. Menđen dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.

C. Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật.

D. Dòng [hay giống] thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau được sinh ra giống các thế hệ trước.

Trả lời:

Chọn đáp án:

A. Men đen tiến hành lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

Giải thích: lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. [SGK Sinh học 9 trang 6]

Bài tập 1 trang 6 VBT Sinh học 9: Trình bày đối tượng, nội dung, ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học.

Trả lời:

Đối tượng, nội dung, ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học

+ Đối tượng: hiện tượng di truyền và biến dị

+ Nội dung: cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật

+ Ý nghĩa thực tiễn: có vai trò quan trọng trong Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt quan trọng đối với Công nghệ sinh học hiện đại.

Bài tập 2 trang 6 VBT Sinh học 9: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?

Trả lời:

Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm một số điểm như sau:

+ Menđen tiến hành thực nghiệm: lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, sau đó theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ

+ Menđen sử dụng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được để từ đó rút ra quy luật di truyền

Bài tập 3 trang 7 VBT Sinh học 9: Hãy lấy các ví dụ ở người để minh họa cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản”.

Trả lời:

“Cặp tính trạng tương phản” ở người:

+ Tóc: thẳng >< xoăn

+ Chiều cao: lùn >< cao

+ Màu mắt: xanh >< đen

+ Mắt: một mí >< hai mí

+ Mũi: cao >< thấp

+ Màu da: đen >< trắng

+ Túm lông ở tai: Có túm lông ở tai >< không có túm lông ở tai

Bài tập 4 trang 7 VBT Sinh học 9: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?

Trả lời:

Menđen lựa chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai vì ở mỗi cá thể của thế hệ sau từng trạng thái biểu hiện của các cặp tính trạng này sẽ được thể hiện ở kiểu hình, thông qua việc quan sát từng cá thể và so sánh giữa các cá thể sẽ thống kê được số liệu từng trạng thái biểu hiện của các cặp tính trạng cần xét.

Tag: Vbt Sinh Học 9

Với giải vở bài tập Sinh học lớp 9 chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát nội dung vở bài tập Sinh học 9 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Sinh học 9.

  • Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen
  • Bài 1: Menđen và Di truyền học
  • Bài 2: Lai một cặp tính trạng
  • Bài 3: Lai một cặp tính trạng [tiếp theo]
  • Bài 4: Lai hai cặp tính trạng
  • Bài 5: Lai hai cặp tính trạng [tiếp theo]
  • Bài 6: Thực hành : Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
  • Bài 7: Bài tập chương 1
  • Chương 2: Nhiễm sắc thể
  • Bài 8: Nhiễm sắc thể
  • Bài 9: Nguyên phân
  • Bài 10: Giảm phân
  • Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
  • Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
  • Bài 13: Di truyền liên kết
  • Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể
  • Chương 3: ADN và Gen
  • Bài 15: ADN
  • Bài 16: ADN và bản chất của gen
  • Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
  • Bài 18: Prôtêin
  • Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
  • Bài 20: Thực hành : Quan sát và lắp mô hình ADN
  • Chương 4: Biến dị
  • Bài 21: Đột biến gen
  • Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
  • Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể [tiếp theo]
  • Bài 25: Thường biến
  • Bài 26: Thực hành : Nhận biết một vài dạng đột biến
  • Bài 27: Thực hành : Quan sát thường biến
  • Chương 5: Di truyền học người
  • Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
  • Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
  • Bài 30: Di truyền học với con người
  • Chương 6: Ứng dụng di truyền
  • Bài 31: Công nghệ tế bào
  • Bài 32: Công nghệ gen
  • Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
  • Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
  • Bài 35: Ưu thế lai
  • Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
  • Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
  • Bài 38: Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn
  • Bài 39: Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
  • Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị
  • Sinh vật và môi trường
  • Chương 1: Sinh vật và môi trường
  • Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
  • Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
  • Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
  • Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
  • Bài 45-46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
  • Chương 2: Hệ sinh thái
  • Bài 47: Quần thể sinh vật
  • Bài 48: Quần thể người
  • Bài 49: Quần thể xã sinh vật
  • Bài 50: Hệ sinh thái
  • Bài 51-52: Thực hành: Hệ sinh thái
  • Chương 3: Con người, dân số và môi trường
  • Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
  • Bài 54: Ô nhiễm môi trường
  • Bài 55: Ô nhiễm môi trường [tiếp theo]
  • Bài 56-57: Thực hành : Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
  • Chương 4: Bảo vệ môi trường
  • Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
  • Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
  • Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
  • Bài 61: Luật bảo vệ môi trường
  • Bài 62: Thực hành: Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
  • Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường
  • Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp
  • Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp [tiếp theo]
  • Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp [tiếp theo]

Xem thêm các kết quả về Vbt Sinh Học 9

Nguồn : vietjack.me

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.

Video liên quan

Chủ Đề