Giám sát đất đai là gì

Hiện nay, việc quản lý đất đai đang rất được quan tâm và chú trọng không chỉ riêng đối với cơ quan hành chính nhà nước mà còn với tất cả người dân trong xã hội. Quản lý đất đai hiệu quả sẽ giúp hoạt động sử dụng đất được diễn ra tốt hơn. Vậy, vai trò của công tác quản lý đất đai như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về vai trò của công tác quản lý đất đai.

Trước khi tìm hiểu vai trò của công tác quản lý đất đai, chủ thể cần nắm được các thông tin liên quan đến quản lý đất đai.

Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất trong khu vực nông thôn hoặc thành thị. Các hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau.

Nếu quá trình quản lý đất không tốt, kém hiệu quả sẽ rất dễ đến việc sử dụng sai mục đích hoặc bị  khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thậm chí làm suy giảm năng suất và phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên.

2.Vai trò của công tác quản lý đất đai

Vai trò của công tác quản lý đất đai cụ thể như sau:

Quản lý nhà nước về đất đai là một trong số những lĩnh vực của quản lý nhà nước, đây là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể là người có thẩm quyền trong việc sử dụng các phương pháp, các công cụ quản lý thích hợp tác động đến hành vi, hoạt động của người sử dụng đất nhằm mục đích để đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng.

Thông qua hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, nhà nước sẽ nắm chắc tình hình đất đai để từ đó biết rõ các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai.

Cũng chính từ đó, nhà nước sẽ thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Đồng thời, nhà nước còn có trách nhiệm quan trọng đối với việc quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Để nắm được thông tin chính xác về quỹ đất, Nhà nước cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất, trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó.

Nhà nước cũng cần thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai để nhằm mục đích đảm bảo các lợi ích một cách hài hòa. Hoạt động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai được ban hành cụ thể như: thu tiền sử dụng đất, thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.

Như vậy, nhà nước thống nhất quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương đến địa phương để đảm bảo rằng đất đai sử dụng đúng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm mục đích khai thác và sử dụng đất một cách ổn định, lâu dài thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước cũng là cơ quan đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các nguyên tắc của hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, bao gồm pháp luật đất đai và pháp luật liên quan đến đất đai. Chính vì thế mà nhà nước cần đưa ra các quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, cũng như tại các địa phương cụ thể.

3.Nguyên tắc quản lý đất đai

Nguyên tắc quản lý đất đai cũng là một trong những nội dung cần thiết khi tìm hiểu vai trò của công tác quản lý đất đai.

Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật

Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 54, Hiến pháp năm 2013 và tại Chương 2 của Luật đất đai năm 2013 thể hiện chức năng của Nhà nước XHCN là người quản lí mọi mặt đời sống kinh tê-xã hội, trong đó có quản lí đất đai. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai, là người xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch sử dụng đất và phê duyệt các chương trình quốc gia về sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên. Một điều rất hiển nhiên là dù nguồn tài nguyên có phong phú, đa dạng đến đâu thì nó vẫn không phải là vô tận mà là đại lượng hữu hạn. Trong khi đó, nhu cầu của xã hội trong việc sử dung đất đai không có xu giảm mà ngày càng tăng.

Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông nghiệp thuộc loại thấp trên thế giới. Trong khi bình quân chung của thế giới là 4000 m/người thì ở Việt Nam chỉ khoảng 1000 m/người. Là một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy, để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để bảo vệ và mở rộng vốn đất nông nghiệp cần phải xuất phát từ hai phương diện.

Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm

Việt Nam tuy vốn đất không lớn, song nhìn vào cơ cấu sử dụng đất hiện nay, khi mà đất chưa sử dụng còn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên thì có thể nhận xét rằng, chúng ta còn rất lãng phí trong việc khai thác, sử dụng tiềm năng đất đai. Vì vậy, với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lí và tiết kiệm.

Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bỗ đất đai

Đất đai tự nhiên dưới bản tay lao động và sáng tạo của con người sẽ tạo ra những sản phẩm quan trọng trong đời sống và mảnh đất đó thực sự có giá trị. Nếu so sánh với một mảnh đất không có lao động kết tinh của con người thì mảnh đất đó là hàng hóa không có giá trị. Tuy nhiên, đất đai có đời sống sinh học riêng của nó. Nếu con người tác động với thái độ làm chủ, vừa biết khai thác, vừa cải tạo nó thì đất đai luôn mang lại hiệu quả kết tinh trong sản phẩm lao động của con người. Ngược lại, nếu con người bạc đãi thiên nhiên, tác động vào nó với một cách thiếu ý thức thì kết quả mang lại cho chúng ta nhiều tiêu cực. Vì vậy, việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và lợi ích lâu dài.

Những vấn đề có liên quan đến vai trò của công tác quản lý đất đai và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về vai trò của công tác quản lý đất đai sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến vai trò của công tác quản lý đất đai cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Chủ Đề