Giấy khám sức khỏe xin cấp chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là điều không thể thiếu đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân. Vậy điều kiện được cấp chứng chỉ khám, chữa bệnh là gì?Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ cần những gì? Công ty Luật FBLAW xin hướng dẫn Quý khách hàng với bài viết dưới đây.

1. Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh hiện nay, những đối tượng dưới đây nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

  • Bác sỹ, y sỹ
  • Điều dưỡng viên
  • Hộ sinh viên
  • Kỹ thuật viên
  • Lương y
  • Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền

2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề

Việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau:

– Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như:

  • Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam
  • Giấy chứng nhận là lương y
  • Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

– Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

  • Đối với bác sỹ phải có 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh
  • Đối với y sỹ phải có 12 tháng thực hành tại bệnh viện
  • Hộ sinh viên phải có 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh
  • Đối với điều dưỡng, kỹ thuật viên phải có 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

– Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án.

– Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

– Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bao gồm những gì?

Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề  [Theo mẫu].
  • Hai ảnh màu 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng.
  • Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Giấy tờ xác nhận quá trình thực hành phù hợp với phạm vi đề nghị hành nghề [Theo mẫu].
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp.
  • Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Sơ yếu lý lịch [Theo mẫu] có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người hành nghề cư trú. Đối với người hành nghề đang làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì sơ yếu lý lịch phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác. Sơ yếu lý lịch có giá trị trong thời hạn 6 tháng tính đến thời điểm đề nghị.

4. Trình tự cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh

  • Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Sở Y tế
  • Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị
  • Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày. kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định. – Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề cho đối tượng. – Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.

    – Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Sở Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.

  • Bước 4 : Hồ sơ hợp lệ thì sở Y tế tiến hành cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho người đề nghị

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư Công ty Luật FBLAW. Chúng tôi tự tin là đơn vị có đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong việc xin giấy phép hành nghề cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Y tế.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0961.156.954 – Hotline: 0973.098.987
  • Email: 
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trân trọng./.

Bà Lan đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn cụ thể để người dân không phải tốn chi phí làm thủ tục hành chính.

Về vấn đề này, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng trả lời như sau:

Tại Khoản 3 Điều 24 Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 6/4/2016 quy định về hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược: "3. Giấy xác nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp".

Tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược: "c. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh".

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ, bãi bỏ các quy định sau đây của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược: "1. Tại điểm c và điểm g khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP".

Tại khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015: "2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn".

Thực hiện Quyết định số 7867/QĐ-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế  về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ trong lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế; Quyết định số 2244/QĐ-UBND ngày 17/10/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Sở Y tế triển khai thực hiện thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề Dược [bao gồm cả trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề Dược nhưng Chứng chỉ hành nghề Dược bị thu hồi theo quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 28 của Luật Dược] theo hình thức xét hồ sơ, thì trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược có “c] Giấy Chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp”.

Chinhphu.vn


Cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Bộ Y tế;

Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Bộ Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định cụ thể :

-  Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề cho đối tượng.

-  Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.

-  Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.

Bước 4 : Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị

Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Y tế

1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn y phù hợp với các đối tượng hành nghề quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

3. Giấy xác nhận quá trình thực hành

4. Trường hợp thực hành tại Việt Nam thực hiện theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;b] Trường hợp thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì trong giấy xác nhận quá trình thực hành của người có thẩm quyền của cơ sở đó phải bảo đảm các nội dung sau đây: Họ và tên người thực hành; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ cư trú; số hộ chiếu [ngày cấp, nơi cấp]; văn bằng chuyên môn; năm tốt nghiệp; nơi thực hành; thời gian thực hành; nhận xét về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người thực hành đó.

5. Bản sao hợp lệ giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.

6. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây: a] Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh; b] Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc; c] Đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ để khám bệnh, chữa bệnh: - Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2016/NĐ-CP để khám bệnh, chữa bệnh; - Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 18 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc.

7. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nước ngoài cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng.

8. Lý lịch tư pháp [áp dụng đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động].

9. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn. [Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn; Giấy xác nhận quá trình thực hành; Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo do tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam].

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- 180 ngày đối với trường hợp cần xác minh người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp.

Cục Quản lý Khám, chữa Bệnh; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền

Nghị định 109/2016/NĐ-CP: //vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=123266 Thông tư 278/2016/TT-BTC: //vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=119171 Luật 40/2009/QH12: //vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=80765 Nghị định 87/2011/NĐ-CP: //vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=26742

1- Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1.1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a] Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

b] Giấy chứng nhận là lương y;

c] Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

1.2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

1.3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

1.4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

1.5. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật khám bệnh, chữa bệnh

1.6. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận [áp dụng đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động].

1.7. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.

2- Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

2.1. Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh.

2.2. Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không có giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo thì phải có người phiên dịch để phiên dịch từ ngôn ngữ của người đó đăng ký sử dụng sang tiếng Việt.

2.3. Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đăng ký sử dụng ngôn ngữ khác mà không phải là tiếng mẹ đẻ của người đó để khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó và phải có người phiên dịch để phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt.

2.4. Đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ để khám bệnh, chữa bệnh:

- Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2016/NĐ-CP để khám bệnh, chữa bệnh;

 - Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 18 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc;

3-Yêu cầu về xác nhận quá trình thực hành: Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a] 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh [sau đây gọi chung là bệnh viện] đối với bác sỹ ;

b] 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

c] 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d] 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.   

Video liên quan

Chủ Đề