Hạch toán khi thanh lý tài sản cố định

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp những tài sản cố định hữu hình đã khấu hao hết, hoặc khi không có nhu cầu sử dụng có thể tiến hành thanh lý, nhượng bán. Để thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hữu hình thì cần phải thực hiện những thủ tục gì? Cách hạch toán nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định như thế nào? Hãy cùng FATO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tài sản cố định

Tài sản cố định [TSCĐ] là những tư liệu lao động có giá trị lớn [theo quy định hiện hành tài sản có giá trị lớn hơn 30 triệu đồng], thời gian sử dụng dài, ít nhất trên 1 năm.

TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhiều chu kỳ nhưng không thay đổi hình thái vật chất ban đầu và giá trị hao mòn TSCĐ được chuyển dần vào sản phẩm dưới hình thức khấu hao.

TSCĐ được tính theo lượng giá trị của TSCĐ ở thời điểm bắt đầu đưa vào sử dụng. Loại giá này được là giá ban đầu hay nguyên giá.

Thủ tục thanh lý tài sản cố định

  • Thành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật và thẩm định giá trước khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
  • Căn cứ trên các chứng từ liên quan, lập biên bản giao nhận tài sản cố định, đồng thời với việc lập hoá đơn bán TSCĐ hoặc biên bản thanh lý TSCĐ;
  • Hoàn tất việc ghi chép trên thẻ tài sản cố định [ngày đình chỉ sử dụng và lý do đình chỉ] và tiến hành xóa sổ TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ.

Hạch toán thanh lý, chuyển nhượng tài sản cố định hữu hình

Thủ tục thanh lý TSCĐ

Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho doanh nghiệp khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận… Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ hữu hình, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập [nếu có]. Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án: TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ

  1. Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131…

Có TK 711 – Thu nhập khác [giá bán chưa có thuế GTGT].

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp [33311].

Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT. Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp.

– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [2141] [giá trị đã hao mòn];

Nợ TK 811 – Chi phí khác [giá trị còn lại];

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình [nguyên giá].

– Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.

  1. Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ [giá trị còn lại];

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [giá trị đã hao mòn];

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình [nguyên giá].

Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

  1. Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi [3533] [giá trị còn lại];

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [giá trị đã hao mòn];

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình [nguyên giá].

– Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi [3532];

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [3331] [nếu có].

– Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi [3532].

Có các TK 111, 112,…

Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

Vì sao nên chọn FATO làm đơn vị tư vấn?

Quản lý các vấn đề về kế toán – thuế trong doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn sâu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý các vấn đề tuân thủ, FATO cung cấp đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thông qua việc FATO thực hiện các dịch vụ kế toán, kế toán thuế, hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực, vật lực hiện có cùng với văn hoá làm việc tận tâm chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

Chủ Đề