Hàm răng con người có bao nhiêu cái năm 2024

Răng là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì khả năng ăn nhai, sức khỏe tổng thể và tính thẩm mỹ. Nắm được hàm răng bao nhiêu cái và chức năng của từng nhóm răng là điều cần thiết. Hãy cùng Nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu về hàm răng của chúng ta qua bài viết sau đây nhé.

Hàm răng bao nhiêu cái ở 2 giai đoạn trưởng thành và khi còn nhỏ sẽ có sự khác biệt. Hệ răng sữa ở trẻ em bao gồm 20 chiếc và được phân chia thành các nhóm răng cửa [8 chiếc], răng nanh [4 chiếc], răng hàm [8 chiếc]. Còn ở người lớn, số lượng răng vĩnh viễn khi mọc đầy đủ là 32 chiếc [kể cả răng khôn].

Trong chúng ta ai cũng sẽ mọc răng 2 lần trong đời. Lần thứ nhất là răng sữa khi còn nhỏ và tiếp theo là răng vĩnh viễn. Hàm răng bao nhiêu cái ở 2 giai đoạn này sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

Số răng của trẻ em

Răng sữa của trẻ em bắt đầu mọc lên khi trẻ khoảng 5 – 6 tháng tuổi và tới khi trẻ lên 3 thì hoàn thiện. Hệ răng sữa bao gồm 20 chiếc và được phân chia thành các nhóm răng cửa [8 chiếc], răng nanh [4 chiếc], răng hàm [8 chiếc].

Tới khi trẻ được 6 tuổi, răng sữa sẽ rụng đi, quá trình thay răng bắt đầu. Các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên và thế chỗ răng sữa.

Hệ răng sữa ở trẻ nhỏ

Số răng của người trưởng thành

Đáp án cho câu hỏi hàm răng bao nhiêu cái ở người trưởng thành sẽ khác so với trẻ nhỏ. Số lượng răng vĩnh viễn khi mọc đầy đủ là 32 chiếc [kể cả răng khôn].

Mỗi hàm răng ở người trưởng thành có:

  • 4 chiếc răng cửa [răng số 1 và số 2].
  • 4 chiếc răng nanh [răng số 3] nằm ở bên cạnh răng cửa.
  • 2 răng hàm nhỏ [răng số 4 và số 5].
  • 3 răng hàm lớn ở trong cùng [răng số 6, 7 và 8].

Trong 3 chiếc răng hàm lớn ở mỗi bên hàm sẽ có 1 chiếc răng số 8 – răng khôn. Răng này thường xuất hiện muộn khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành [17 đến 25 tuổi] và rất dễ mọc lệch do cung hàm không còn đủ khoảng trống. Cũng có người không mọc hết cả 4 răng khôn hoặc không có chiếc răng khôn nào.

Vì không đảm nhận chức năng gì và có nguy cơ mọc lệch cao nên thông thường bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ răng khôn để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Răng khôn không đảm nhận chức năng thẩm mỹ hay ăn nhai và có nguy cơ mọc lệch cao

Xem thêm: Cấu tạo hàm răng gồm mấy lớp? Chi tiết từng loại răng

Chức năng của từng nhóm răng trên cung hàm

Ở phần trên, chúng ta đã biết hàm răng bao nhiêu cái, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về chức năng của các nhóm răng trên cung hàm nhé.

Nhóm răng cửa

Nhóm răng cửa gồm 8 chiếc răng [4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới] nằm ở vị trí phía trước cung hàm nên quyết định rất nhiều đến thẩm mỹ nụ cười và gương mặt của mỗi người.

Trong hoạt động ăn nhai, răng cửa có nhiệm vụ cắn, xé thức ăn thành từng miếng nhỏ cùng với răng nanh trước khi chuyển sang răng hàm.

Ngoài ra, răng cửa cũng là bộ phận chi phối khả năng phát âm và giọng nói. Vậy nên, chúng là những chiếc răng có ý nghĩa quan trọng vì đảm nhiều nhiều chức năng.

Răng nanh

Vị trí của răng nanh trên cung hàm

Răng nanh gồm có tổng cộng 4 chiếc, nằm ở bên cạnh răng cửa. Những chiếc răng này có đầu nhọn để thực hiện nhiệm vụ chính là xé nhỏ thức ăn. Bên cạnh đó, vì nằm ở vị trí dễ lộ ra khi cười nói nên chúng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ gương mặt.

Răng hàm nhỏ

Răng hàm nhỏ còn được gọi là răng tiền hàm, gồm có 8 chiếc, là các răng số 4 và 5 trên cung hàm. Chúng đảm nhận 2 chức năng quan trọng là cắn xé và nhai nghiền thức ăn. Đây được xem là các răng tương hỗ cho cả răng nanh và răng cửa.

Răng hàm lớn

Các răng hàm lớn nằm ở vị trí trong cùng trên khuôn hàm, có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn đã được xé nhỏ bởi răng nanh và răng cửa. Đây là nhóm răng có kích cỡ lớn nhất với bề mặt răng gồ lên ở 2 phía và rãnh ở chính giữa.

Răng hàm lớn đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng

Trong các răng hàm lớn bao gồm cả răng khôn [răng số 8]. Tuy nhiên, chiếc răng này không đảm nhận chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ và có tỉ lệ mọc bất thường cao nên đa số sẽ bị loại bỏ về sau.

Hy vọng qua các thông tin chia sẻ trên, bạn đã nắm được hàm răng bao nhiêu cái cũng như chức năng của từng nhóm răng. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm – Nha khoa quận 10, TPHCM chất lượng, uy tín hành đầu để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí nhé.

Bộ răng người nằm trong ổ miệng, mỗi răng có chân răng dính chặt vào xương hàm. Răng được giữ vững, cố định nhờ vào xương hàm nhờ các mô nha chu gồm nướu răng, dây chằng nha chu, xi măng gốc răng và xương ổ răng.

Răng người bao nhiêu cái?

Thông thường vào khoảng 6 tháng tuổi, một đứa trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Khoảng 2,5-3 tuổi, trẻ sẽ có một bộ đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Đến 6 tuổi, các răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và được thay thế dần bằng các răng vĩnh viễn, việc thay thế này sẽ kết thúc vào khoảng 12-13 tuổi.

Bộ răng ở người trưởng thành gồm 32 răng vĩnh viễn. Ở mỗi phần tư hàm sẽ có: 2 răng cửa gồm một răng cửa giữa và một răng cửa bên, một răng nanh, hai răng hàm nhỏ và ba răng hàm lớn.

Các thành phần của răng:

Răng gồm có hai phần là thân răng và cổ răng, hai phần này phân cách với nhau bởi cổ răng [đường men- xi măng].

  • Thân răng: là phần trông thấy được ở trên cổ răng, thân răng gồm có 5 mặt là mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong và hai mặt hai bên.
  • Chân răng thường dài hơn thân răng, là phần được cắm vào xương ổ răng của xương hàm, được che phủ trên cùng bởi lợi bám ở cổ răng và tận cùng bằng chóp chân răng. Mỗi chân răng có một buồng tủy có các mạch máu và thần kinh chạy qua. Tùy vào mỗi loại răng và vị trí của răng mà có số lượng chân răng khác nhau. Răng có 1 chân thường là các răng cửa trước, răng nanh. Các răng hàm nhỏ có từ 1 đến 2 răng. Răng hàm lớn thường có 3 chân răng, gồm hai chân ngoài và một chân trong. Số lượng chân răng ở răng khôn rất thất thường, không cố định.

Cấu trúc răng:

Răng được cấu tạo bởi ba phần là men răng, ngà răng và tủy răng.

  • Men răng: Thành phần gồm 96% là chất vô cơ, chủ yếu là Hydroxy apatid, 3% nước và 1% chất hữu cơ. Men răng được coi là chất cứng nhất cơ thể, chúng có thể chịu được những lực tác động khá lớn từ bên ngoài. Men bao phủ thân răng và hầu như không có cảm giác.
  • Ngà răng: Thành phần gồm 70% chất vô cơ, 30% hữu cơ và nước. Ngà răng nằm trong men răng, có màu hơi vàng và khá xốp, chiếm phần lớn khối lượng răng. Ngà răng ít cứng hơn men răng, ngà liên tục từ thân đến chân răng, tận cùng ở chóp răng [apex]. Trong lòng chứa buồng tủy và ống tủy. Ngà răng có chứa các ống thần kinh Tomes, do đó ngà răng có cảm giác và khá nhạy cảm với các tác động nóng, lạnh bên ngoài. Phủ ngoài ngà chân răng là xi măng chân răng, là chỗ bám của dây chằng nha chu.
  • Tủy răng: Là mô lỏng lẻo trong buồng và ống tủy, đây là đơn vị sống chủ yếu của răng. Tủy răng kéo dài từ bên trong thân răng thẳng xuống đến cuối chân răng. Chân răng có lỗ mở ở phần sâu nhất trong xương hàm, qua lỗ mở này, cách mạch máu, hệ thống thần kinh, bạch mạch,... chạy vào hốc tủy, cung cấp dưỡng chất nuôi răng.
  • Chức năng nhai, nghiền thức ăn: Răng có chức năng nhai, nghiền nhỏ thức ăn trước khi thức ăn được đưa vào các cơ quan tiêu hóa bên trong. Răng cửa có chức năng cắn thức ăn, răng nanh dùng để xé thức ăn, trong khi răng hàm nhỏ và răng hàm lớn với mặt nhai có diện tích tiếp xúc lớn với răng đối diện, dùng để nghiền nát thức ăn
  • Chức năng phát âm: Răng đều và đầy đủ giúp quá trình phát âm được rõ chữ hơn. Một số ngôn ngữ khi phát âm cần có sự kết hợp giữa lưỡi, răng, miệng để phát ra âm được chính xác. Mất răng sẽ tạo ra những khoảng trống, âm phát ra sẽ không được chuẩn xác. Nếu mất răng sữa sẽ khiến trẻ nói ngọng, phát ra âm không được rõ. Người lớn khi mất răng sẽ khó nói đúng giọng chuẩn.
  • Chức năng thẩm mỹ: Một hàm răng đẹp, đều đặn làm tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt. Răng đẹp làm nụ cười trở nên tươi sáng, duyên dáng hơn.

Để có hàm răng đẹp và ngăn ngừa các bệnh về đường răng miệng, nên vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng có fluoride để ngăn ngừa sâu răng.
  • Đánh răng đúng cách: nên đánh răng kỹ từ 2-3 phút, nhẹ nhàng dịch chuyển bàn chải qua lại trên răng, làm sạch mỗi răng. Chú ý chải đều ở các mặt răng và phần răng hàm phía trong cùng, là các vị trí dễ xảy ra sâu răng.
  • Hạn chế các thức ăn quá cứng hoặc dùng răng để mở nắp chai, cắn đồ,... Tác động các lực quá mạnh vào răng có thể gây hỏng men răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng để loại trừ các mảng bám thức ăn.

Thăm khám răng miệng theo định kì để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường và có biện pháp điều trị thích hợp.

Tại sao chỉ có 28 cái răng?

Vì răng khôn mọc không theo trật tự và gây đau đớn như thế nên rất nhiều người đã làm tiểu phẫu nhổ răng, nhổ luôn cả 4 cái răng khôn phiền phức đó đi. Chính vì vậy, rất nhiều người trưởng thành chỉ có 28 chiếc răng mà thôi, tức là 32 răng đủ trừ đi 4 cái răng khôn, còn 28 răng.

Người có 32 cái răng thì như thế nào?

- Có 32 cái răng: Người này có cuộc sống ở mức trung bình, cũng có chút danh tiếng, địa vị trong công việc, ít khi gặp cảnh túng thiếu, đủ ăn đủ mặc. - Từ 33 cái trở lên: Phụ nữ có số răng càng nhiều càng có danh giá, thành đạt, tiền tài sung túc, trong cuộc sống ít phải lo nghĩ, được hưởng lộc.

Hàm răng của con người có bao nhiêu cái?

Cấu tạo hàm răng bình thường Tiêu chuẩn hàm răng bình thường có 32 cái gồm: 8 răng cửa: gồm 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới. 4 răng nanh: gồm 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới. 20 răng cối: gồm 12 chiếc lớn và 8 chiếc nhỏ, bao gồm cả 4 răng khôn mọc sau 18 tuổi.

Chiếc răng vĩnh viễn đau tiên sẽ mọc lên thường là gì?

Tuổi mọc răng vĩnh viễn của bé thông thường là: Từ 6 đến 8 tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới; Từ từ 7 đến 9 tuổi: Mọc 4 răng cửa trên. Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước.

Chủ Đề