Hành động không thể hiện quyền và nghĩa vụ của ông bà là gì?

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

“Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu”

Lời giải:

Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.

Lời giải:

Anh chị em phải có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

Lời giải:

Để mỗi thành viên thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm của từng cá nhân trong gia đình.

Hạn chế được các tệ nạn xã hội do bố mẹ bỏ bê, ít quan tâm…

A. Con có thể phản đối ý kiến của cha mẹ

B. Con phải biết nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ

C. Con phải tuyệt đối nghe theo cha mẹ

D. Con có quyền không nghe theo lời cha mẹ

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa các con

B. Cha mẹ cần tôn trọng mọi ý kiến của con

C. Cha mẹ cần tôn trọng mọi ý kiến đúng đắn của con

D. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đến 25 tuổi

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Anh, chị không có nghĩa vụ nuôi dưỡng em khi cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng.

B. Các cháu có bổn phận chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

C. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành.

D. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

I II
A. Nghĩa vụ của anh chị em với nhau 1. Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bàẾ
B. Nghĩa vụ của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà 2. Không được ép buộc con làm những điều trái pháp luật.
C. Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con 3. Anh chị em phải thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
D. Nghĩa vụ của ông bà đối với cháu 4. Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.

Lời giải:

Thứ tự sắp xếp đúng là: 1A – 3 ; B – 1 ; C – 2 ; D – 4

Câu hỏi:

1 / Theo em, suy nghĩ của Thảo như vậy có đúng không ? Vì sao ?

2/ Trong trường họp này, Thảo nên ứng xử thế nào ?

Lời giải:

1/ Theo em, Thảo suy nghĩ như vậy là chưa đúng. Dù cho Thảo cũng được nêu ý kiến, nhưng Thảo không tôn trọng hoàn cảnh gia đình.

2/ Thảo nên tự hứa sẽ học tốt hơn làm món quà cho bố mẹ, cố gắng giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà.

Câu hỏi:

1/ Cách xử sự của ông Huyên có đúng với quy định của pháp luật không ? Vì sao ?

2/ Nếu ở vào trường hợp bị phân biệt đối xử giữa anh chị em trong gia đình, em sẽ xử sự thế nào ?

Lời giải:

1/ Cách cư xử của ông Huyên không đúng pháp luật. Bởi vì, theo quy định con cái phải được tôn trọng, đối xử công bằng.

2/ Em sẽ giải thích cho bố hiểu về hành vi vi phạm của mình, nhưng cũng không đố kị và giận bố.

Câu hỏi

Em có đồng ý với ý kiến của bố bạn Chiến không? Vì sao?

Lời giải:

Bố bạn Chiến hoàn toàn sai. Vì không những không làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dạy con cái mà còn đổ lỗi cho xã hội.

Thấy Hân chăm sóc bà, có bạn nói : “Việc làm này của Hân là biểu hiện của đạo đức, không phải là biểu hiện về nghĩa vụ của công dân trong gia đình”.

Câu hỏi:

Theo em, ý kiến của bạn nêu trên là đúng hay sai ? Giải thích vì sao.

Lời giải:

Ý kiến của bạn trên là sai. Bởi vì, con cháu có nghĩa vụ và bổn phận khi ông bà đau yếu, có thể thực hiện trách nhiệm thay hoặc cùng với bố mẹ.

Lời giải:

1. Môi hở răng lạnh;

2. Cá kg ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư;

3. Con không cha như nhà không nóc;

4. Quyền huynh thế phụ;

5. Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

1/ Trong câu chuyện trên, người mẹ đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con như thế nào ?

2/ Nam đã không thực hiện bổn phận nào của con đối với mẹ?

Lời giải:

1/ Mười sáu năm ròng rã nuôi Nam khôn lớn và dành hết cả tình yêu thương của mình cho đứa con trai độc nhất. Người mẹ đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là yêu thương, chăm sóc con cái, cho con đươc ăn, ngủ, đi học đầy đủ.

2/ Nam đã không thực hiện đúng bổn phận của mình như: làm bố mẹ buồn, không chăm sóc cho bố mẹ, xúc phạm ông bà…

Để cụ thể hóa mối quan hệ ruột thịt của gia đình trong phạm vi trách nhiệm của người có vị trí là ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định ông bà nội, ông bà ngoại và cháu có quyền và nghĩa vụ như sau:

Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.”

1. Quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại với cháu

- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu

Trong phạm vi gia đình thì ông bà là thành viên lớn tuổi nhất, có vị trí cao nhất về thức bậc trong gia đình. Vì vậy ông bà có trách nhiệm bao quát tất cả các cháu, đặc biệt là các cháu còn nhỏ trong gia đình trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu. Tuy nhiên trách nhiệm này chỉ mang tính hỗ trợ nếu cha mẹ cháu còn sống.

- Ông bà có trách nhiệm sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu

Trong truyền thông văn hóa của dân tộc, người Việt tôn trọng và đề cao truyền thống “kính lão đắc thọ”. Theo đó trong gia đình, con, cháu bao giờ cũng phải yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên để đươc các cháu yêu kính và để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, lành mạnh, bền vững, ông bà phải có trách nhiệm làm gương tốt cho con cháu. Đây là điều kiện mang tính tiên quyết trong xây dựng gia đình văn hóa.

- Trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

Quy định này nhằm xác định, nghĩa vụ của ông bà trong trường hợp cháu thuộc hoàn cảnh khó khăn không còn điều kiện để sinh sống, tuy nhiên phải là khi ông bà có khả năng nuôi dưỡng cháu [như có tài sản, có sức khỏe].

2. Quyền và nghĩa vụ của cháu đối với ông bà

- Cháu có quyền được ông bà nội, ông bà ngoại yêu thương, trông nom, giáo dục.

- Trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì có quyền được ông bà nội, ông bà ngoại có nuôi dưỡng.

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

- Ngoài ra, về quyền thừa kế tài sản giữa ông bà và cháu: Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại của người chết là hàng thừa kể thứ hai [Điều 651].

Như vậy, pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu nhằm bảo vệ các giá trị truyền thống trong gia đình, bảo vệ bản sắc dân tộc trong mối quan hệ gia đình và tạo cơ sở pháp lý để giải quyết khi có phát sinh trên thực tế việc xác định trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.

Luật Hoàng Anh

09/11/2020 36

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Lựu [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề