Hành vi của doanh nghiệp trong các loại thị trường

Lĩnh vực cạnh tranh là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, và ngày càng thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Nhằm cung cấp các quy định chi tiết hơn cho việc thực thi pháp luật, đảm bảo Luật Cạnh tranh năm 2018 được triển khai thi hành một cách thống nhất trên phạm vi cả nước, ngày 24 tháng 3 năm 2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh 2018 [Nghị định 35] bao gồm 7 chương với 30 điều quy định chi tiết các Điều 9, 10, 13, 26, 31, 32, 33, 36, 56 và 82 của Luật Cạnh tranh. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/5/2020, có một số quy định đáng chú ý như:

Nghị định đưa ra các tiêu chí xác định thị trường liên quan

Về xác định thị trường liên quan, Nghị định quy định, thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Trong quá trình xác định thị trường liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Nghị định 35 đưa ra các tiêu chí cụ thể hơn cho việc xác định thị trường sản phẩm liên quan. Cụ thể:

Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như: đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ; thành phần của hàng hóa, dịch vụ; tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa; tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ; tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng; khả năng hấp thu của người sử dụng; tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.

Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng chủ yếu giống nhau.

Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự. Trường hợp có sự chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào một số yếu tố hoặc thực hiện theo phương pháp quy định.

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận. Ranh giới của khu vực địa lý quy định trên được xác định căn cứ theo yếu tố:

+ Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hoá, dịch vụ liên quan;

+ Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a để có thể tham gia cạnh tranh với các hàng hoá, dịch vụ liên quan trên khu vực địa lý đó;

+ Chi phí vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

+ Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

+ Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;

+ Tập quán tiêu dùng;

+ Chi phí, thời gian để khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ.

Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:

+ Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá của hàng hóa, dịch vụ tăng không quá 10%;

+ Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường.

Nghị định cũng đã quy định các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường bao gồm:

Rào cản pháp lý tạo ra bởi các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước bao gồm các quy định về thuế nhập khẩu và hạn ngạnh nhập khẩu; quy chuẩn kỹ thuật; các điều kiện, thủ tục để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quy định về sử dụng hàng hóa, dịch vụ; tiêu chuẩn nghề nghiệp và các quyết định hành chính khác của các cơ quan quản lý nhà nước.

Rào cản tài chính bao gồm chi phí đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tín dụng và các nguồn tài chính khác của doanh nghiệp.

Chi phí ban đầu khi gia nhập thị trường mà doanh nghiệp không thể thu hồi khi rút khỏi thị trường.

Rào cản đối với việc tiếp cận, nắm giữ nguồn cung, cơ sở hạ tầng thiết yếu để sản xuất, kinh doanh; mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Tập quán tiêu dùng.

Thông lệ, tập quán kinh doanh.

Rào cản liên quan việc thực hiện quyền của tổ chức, cá nhân đối với trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường khác.

Nghị định xác định thị phần đáng kể

Nghị định nêu rõ, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại Điều 10, Luật Cạnh tranh. Trong quá trình xác định thị phần, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.

Nghị định cũng quy định cụ thể về xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết. Theo đó, doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết được xác định như sau:

Doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết được tính bằng tổng doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của tất cả doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết;

Doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết không bao gồm doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết.

Thị phần của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp liên kết là thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết đó.

Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế

Theo quy định tại Nghị định 35, các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia [NCC] trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp đạt3.000 tỷ đồngtrở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệpđạt 3.000 tỷ đồngtrở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

Giá trị giao dịch của tập trung kinh tếtừ 1.000 tỷ đồngtrở lên;

Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tếtừ 20% trở lêntrên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Nghị định 35/2020/NĐ-CP sẽ có tác động lớn đến việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực cạnh tranh trong thời gian sắp tới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp cần có sự cập nhật những quy định mới của Nghị định 35 trong quá trình hoạt động của mình, đặc biệt là khi tham gia vào các giao dịch tập trung kinh tế.

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề