Hệ thống nông trại là gì

HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP [P1]

Ở Việt Nam hiện nay, mô hình canh tác theo hệ thống nông lâm kết hợp [NLKH] đang ngày càng phát triển và tuyền bá rộng rãi thông qua các trang thông tin đại chúng. Vậy, hệ thống nông lâm kết hợp là gì? Có đặc điểm và lợi ích ra sao? Các hệ thống nông lâm kết hợp tại Việt Nam được phân chia ra sao? Chúng ta cũng tìm hiểu nhé!

Khái niệm

Hệ thống nông lâm kết hợp là tên chung của những hệ thống sử dụng đất, trong đó các cây thân gỗ lâu năm [cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp] được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích đất với cây thân thảo và/hoặc với vật nuôi, được kết hợp đồng thời hoặc kế tiếp nhau theo thời gian và không gian [Lundgren và Raintree, 1983].

Các thành phần chính của hệ thống nông lâm kết hợp:

  • Cây hoặc cây bụi [Gỗ lâu năm, bao gồm cả tre].
  • Hoa màu nông nghiệp.
  • Các loài vật nuôi.
Mô hình quế - cà phê ở Đắk Nông [nguồn: internet]
Mô hình nhãn - cà phê ở Sơn La [nguồn: baosonla.org.vn]

Đặc điểm

  1. Hệ thống NLKH bao gồm hai hoặc nhiều loài cây [vật nuôi] nhưng ít nhất một trong chúng phải là những cây thân gỗ sống lâu năm.
  2. Hệ thống NLKH luôn có ít nhất 2 sản phẩm đầu ra
  3. Chu kỳ sản xuất của một hệ thống NLKH luôn dài hơn một năm.
  4. Hệ thống NLKH luôn phức tạp hơn một hệ thống độc canh cả về phương diện kinh tế và sinh thái học.
  5. Giữa các thành phần cây thân gỗ và các thành phần khác luôn có mối quan hệ sinh thái và kinh tế.
  6. Có sự tương tác qua lại giữa các yếu tố cấu thành hệ thống [có thể là tương tác thuận và/hoặc tương tác nghịch].
  7. Phối hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên cơ bản của hệ thống.
  8. Chú trọng sử dụng các loài cây và cây bụi địa phương, cây đa mục đích.
  9. Hệ thống thích hợp cho điều kiện dễ bị thoái hóa và đầu tư thấp.
  10. Nông lâm kết hợp quan tâm nhiều đến các giá trị dân sinh xã hội.
  11. Cấu trúc và chức năng của hệ thống phong phú và hiệu quả hơn so với canh tác độc canh.

Phân loại

Hệ thống nông lâm kết hợp có dựa vào bốn cách phân loại chính để tiến hành phân loại:

  1. Phân loại theo cấu trúc hệ thống
  2. Phân loại theo chức năng hệ thống
  3. Phân loại theo vùng sinh thái
  4. Phân loại theo điều kiện dân sinh kinh tế-xã hội
Phân loại theo cấu trúc hệ thống
  • Dựa trên tính chất của các thành phần
    • Phương thức kết hợp cây lâu năm và hoa màu [agrisilvicultural].
    • Phương thức kết hợp cây lâu năm, đồng cỏ và gia súc [silvopastoral].
    • Phương thức kết hợp hoa màu, đồng cỏ gia súc và cây lâu năm [agrisilvopastoral].
  • Căn cứ trên sự sắp xếp của các thành phần
    • Theo không gian
      • Hệ thống hỗn giao dày [hệ thống vườn nhà].
      • Hệ thống hỗn giao thưa [hệ thống cây trên đồng cỏ].
      • Hệ thống xen theo vùng hay băng [canh tác xen theo băng].
    • Theo thời gian
      • Song hành cả đời sống.
      • Song hành giai đoạn đầu.
      • Trùng nhau một giai đoạn.
      • Trùng nhau nhiều giai đoạn.
      • Tách biệt nhau.
Phân loại theo chức năng hệ thống
  • Chức năng sản xuất.
  • Chức năng phòng hộ
Phân loại theo vùng sinh thái

Nhiều hệ thống có thể có cấu tạo và sắp xếp các thành phần giống nhau nhưng được phân loại khác nhau vì được gây trồng ở các hoàn cảnh sinh thái khác nhau như vùng đồi núi, vùng thấp, vùng khô, vùng ngập nước. [Ví dụ: Mô hình vườn ao chuồng [VAC] phổ biến trên cả nước nhưng VAC khác nhau ở vùng núi, đồng bằng, Tây Nguyên]

Phân loại theo điều kiện dân sinh kinh tế xã hội
  • Sản xuất hàng hóa: khi mà hệ thống cho đầu ra là sản phẩm để bán ra thị trường để lấy lợi nhuận.
  • Tự cung tự cấp: khi hệ thống sử dụng đất để cung cấp các yêu cầu thiết yếu cho nông trại, thỏa mãn các nhu cầu về lương thực thực phẩm cho nông hộ.
  • Trung gian cả hai thứ: hệ thống sản xuất để thỏa mãn cả nhu cầu tại chỗ của nông hộ và sản xuất hàng hóa cho thị trường.
Mô hình cao su-bắp [nguồn: internet]
Mô hình trồng sắn keo [nguồn: internet]

Phần sau

Video liên quan

Chủ Đề