Hộ kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa năm 2024

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với các thương nhân đang ngày càng phổ biến và mở rộng với nhiều mặt hàng, hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động hộ kinh doanh là một mô hình kinh doanh với quy mô nhỏ mang tính thường xuyên với nhiều ngành, nghề khác nhau thì hộ kinh doanh có được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hay không? Để giải quyết vướng mắc này, Luật ACC xin gửi tới quý bạn đọc bài viết: “Hộ kinh doanh có được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không?”

Hộ kinh doanh được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không?

1. Hộ kinh doanh là gì?

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh

2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là gì?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Thương mại năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2017 và năm 2019], quy định:

“1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu được hiểu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

3. Hộ kinh doanh được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương quy định:

“1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân”.

Theo quy định trên, hộ kinh doanh được thành lập có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật thì được quyền được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà pháp luật không cấm.

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:

- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

- Căn cứ Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa [mã HS] trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.

- Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Như vậy theo quy định của Luật Thương mại thì Hộ kinh doanh có quyền xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa của mình cho các đối tác, bán hàng ở nước ngoài. Việc xuất khẩu hàng hóa được thực hiện theo quy định chung về xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu để Hộ kinh doanh thì sẽ gặp nhiều thiệt thòi hơn, cũng có thể do phía đối tác nước ngoài sẽ chưa hiểu nhiều về hoạt động của Hộ kinh doanh, các hợp đồng thương mại lại không có hóa đơn giá trị gia tăng và chữ ký số. Để khai báo hải quan điện tử thì cần chữ ký số tuy nhiên các hộ gia đình không được quyền xuất hóa đơn giá trị gia tăng nên thường không có chữ ký số. Do đó, để hộ kinh doanh có thể hoàn thiện việc khai báo hải quan thì cần có một đơn vị với vai trò là đại lý hải quan đứng ra sử dụng chữ ký số của mình để khai báo tờ khai xuất nhập khẩu thay mặt hộ kinh doanh.

4. Thủ tục khi hộ kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Thủ tục khi hộ kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

- Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp đã nêu trên, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

5. Một số câu hỏi liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của hộ kinh doanh hiện nay

Câu hỏi 1: Hộ kinh doanh cá thể có thể xuất khẩu hàng hóa không?

Có, hộ kinh doanh cá thể có quyền xuất khẩu hàng hóa nếu đáp ứng các điều kiện và quy định của pháp luật về xuất khẩu.

Câu hỏi 2: Cần điều kiện gì để hộ kinh doanh cá thể được xuất khẩu?

Hộ kinh doanh cá thể cần đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, văn bản xuất khẩu, thủ tục hải quan và các quy định về xuất khẩu của quốc gia mục tiêu

Câu hỏi 3: Hành vi vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hành vi vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt từ 10.000.000 đồng lên đến 100.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, thêm các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật,... và các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc tiêu hủy tang vật; buộc đưa ra lãnh thổ Việt Nam; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt.

6. Dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật ACC

Trên đây là giải đáp của Luật ACC về những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến chủ đề “Hộ kinh doanh có được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không?”. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải liên quan hộ kinh doanh cá thể.

Chủ Đề