Hở van 3 lá 2 4 là gì năm 2024

Hở van 2 lá 2/4 là mức độ hở van trung bình nhưng nếu không được kiểm soát tốt và điều trị phù hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như hở van nặng lên, suy tim, rung nhĩ…

Hở van 2 lá 2/4 là gì?

Hở van tim 2 lá 2/4 là mức độ hở van trung bình, nhưng nếu người bệnh chủ quan không điều trị ngay từ giai đoạn này, bệnh có thể tiến triển sang các mức độ nặng hơn là hở van 3/4 và 4/4. Đặc biệt khi hở van 2/4 đi kèm theo các bệnh tim mạch khác như hở van 3 lá, hở van động mạch chủ hoặc có kèm tăng huyết áp, bệnh mạch vành… thì sẽ nguy hiểm cho người bệnh, tình trạng bệnh nặng diễn tiến nhanh có thể cần được tìm nguyên nhân để điều trị phù hợp.

Hở van 2 lá là tình trạng van đóng không kín trong thì tâm thu, làm cho một lượng máu đi ngược trở lại từ thất trái lên nhĩ trái trong thì tâm thu.[1]

Nguyên nhân gây hở van tim 2 lá 2/4

Cấu trúc bộ máy van 2 lá gồm có vòng van, lá van, dây chằng, và cơ trụ. Bất thường xảy ra do tổn thương bất cứ thành phần nào của bộ máy van đều có thể gây nên tình trạng hở van tim. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến hở van 2 lá là:

  • Hở van 2 lá hậu thấp;
  • Thoái hóa nhầy;
  • Thoái hóa vôi;
  • Hở van 2 lá bẩm sinh;
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng;
  • Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim;
  • Bệnh cơ tim dãn nở, bệnh cơ tim phì đại.

Dấu hiệu nhận biết hở van 2 lá 2/4

Hở van tim 2 lá 2/4 được đánh giá là tình trạng hở van ở mức độ trung bình, đa số người bệnh dường như không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đi khám tổng quát hoặc trong khi thăm khám các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể sẽ diễn tiến theo thời gian kèm theo đó là những dấu hiệu rõ ràng hơn như:

  • Khó thở, đặc biệt là khi người bệnh nằm và khi gắng sức;
  • Mệt mỏi thường xuyên tình trạng này diễn ra ngay khi người bệnh làm các hoạt động hằng ngày, kể cả những việc trước đây có thể thực hiện dễ dàng.
  • Rối loạn nhịp tim, tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác cảnh báo bệnh như ho, đặc biệt ho nhiều về đêm, đau đầu, phù chân… Vì vậy, người bệnh hở van tim 2 lá 2/4 dù là hở nhẹ cũng không nên chủ quan, nếu thấy có dấu hiệu kể trên thì nên sớm đến bệnh viện để tái khám và điều trị kịp thời.

Biến chứng

Hở van 2 lá là tình trạng khiến một lượng máu bị trào ngược trở lại buồng tim trước [tâm nhĩ trái] thay vì được đưa xuống thất trái. Phần lớn người bệnh hở van tim 2 lá 2/4 không có các triệu chứng bệnh rõ ràng. Ở một số người họ sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh khi vận động mạnh hoặc làm việc gắng sức. Nếu không được chẩn đoán và có phương pháp điều trị và chăm sóc bệnh có thể tiến triển nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như rung nhĩ, suy tim,…

Chẩn đoán bệnh hở 2 lá

Để chẩn đoán bệnh hở van 2 lá 2/4, các bác sĩ sẽ tiến hành một số bước như sau:

  • Hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh lý bạn từng mắc phải như: bạn có bị thấp tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường,.. vì đây là nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ đưa đến hở van 2 lá.
  • Khám tim: nghe có tiếng thổi bất thường trước tim, tim đập không đều, có ổ đập bất thường trên lồng ngực khi tim to, suy tim.
  • Siêu âm tim: Đây là phương pháp giúp chẩn đoán xác định về các mức độ nặng và nguyên nhân gây hở van trong phần lớn các trường hợp mắc bệnh.
  • Đo điện tim: Đo điện tim có thể phát hiện rung nhĩ, dãn các buồng tim.
  • X-quang tim phổi: Nếu thấy bóng tim to dãn nhĩ trái, thất trái, hình ảnh sung huyết phổi hoặc có dịch trong phổi do suy tim.

Ngoài ra người bệnh có thể được chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân nếu có hở van nặng như siêu âm tim qua thực quản tìm nhiễm trùng trên van tim; trắc nghiệm gắng sức; chụp MSCT động mạch vành cản quang hoặc chụp mạch vành qua thông tim nếu nghi ngờ hở van 2 lá do bệnh mạch vành.

Các phương pháp điều trị

Việc điều trị hở van 2 lá 2/4 có thể được kết hợp giữa việc điều trị nội khoa và thay đổi lối sống, kèm theo việc thăm khám định kỳ và sẽ có các can thiệp ngoại khoa nếu tình trạng trở nặng hơn [3/4 hay 4/4].

  • Thay đổi lối sống: Chế độ ăn và chế độ luyện tập mỗi ngày rất quan trọng với bệnh nhân. Một chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp người bệnh hạn chế căng thẳng, bên cạnh đó người bệnh nên ngủ đủ giấc, không thức khuya và vận động quá mạnh.
  • Người bị hở van tim 2 lá 2/4 nên ăn các thức ăn nhạt, ít muối và ít chất béo xấu. Nên bổ sung các nguồn chất béo tốt từ thực vật, ăn nhiều trái cây, rau xanh, cá điều này có ích trong việc ổn định huyết áp, mỡ máu, từ đó tránh làm tăng gánh nặng lên van tim.
  • Nhớ khám sức khỏe định kỳ: Người bệnh cần ghi nhớ các mốc khám định kỳ được bác sĩ lưu ý. Bên cạnh đó, nến có các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, ho, phù… thì cần đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để được kịp thời thăm khám và điều trị. Đối với những người đã phát hiện bệnh và có điều trị ổn định cần khám khám định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi tiến triển hở van và kịp thời xử trí trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc điều trị sẽ được chỉ định trong một số trường hợp như do nguyên nhân hậu thấp, nhiễm trùng, thiếu máu cục bộ cơ tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim,…
  • Can thiệp ngoại khoa: Hở van 2/4 không có chỉ định điều trị phẫu thuật. Điều trị nguyên nhân hở van và các yếu tố nguy cơ tim mạch là chính yếu. Nếu hở van 2 lá trung bình hậu thấp cần phòng thấp lâu dài để tránh tình trạng thấp tái phát, hở van không tiến triển thêm; nếu hở van do thiếu máu cục bộ cơ tim thì điều trị thiếu máu cơ tim bằng thuốc, đặt stent mạch vành hay mổ bắc cầu nếu có chỉ định.

Các phương phòng ngừa bệnh

Để phòng ngừa hở van 2 lá 2/4, bạn cần kết hợp các phương pháp dưới đây:

  • Phòng tránh bệnh thấp tim bằng việc giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, đặc biệt là giữ vệ sinh răng miệng, điều trị dứt điểm các vấn đề về viêm họng nếu có. Bên cạnh đó, người từng bị thấp tim và có di chứng về hẹp hở van tim cần kê đơn uống kháng sinh để phòng bệnh thấp tái phát.
  • Tiến hành điều trị các bệnh nội khoa có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng hở van 2 lá như: tăng huyết áp, tiểu đường, thiếu máu cơ tim…;
  • Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc khói thuốc thụ động và không sử dụng rượu bia.
  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tim mạch;
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, thời gian tập trung bình 30 – 45 phút/ngày, 5 – 7 ngày trong tuần, các bài tập có thể trao đổi với bác sĩ để xem có phù hợp không,
  • Duy trì cân nặng hợp lý, nếu bạn bị thừa cân nên giảm cân để có sức khoẻ tốt hơn.

Được đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, quy tụ các chuyên gia hàng đầu, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh là địa chỉ thăm khám, tầm soát và điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch: hở van tim, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, rung nhĩ… Trung tâm còn phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác như Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, khoa Ngoại tổng quát, Nội soi tiêu hóa, Sản phụ khoa, Nội tổng quát [Hô hấp, Nội thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa…], Nhi khoa, Tai Mũi Họng và Răng hàm mặt, Chấn thương chỉnh hình, Niệu học và Thận học… giúp điều trị toàn diện cho người bệnh có nhiều bệnh lý đi kèm.

Để bệnh hở van 2 lá 2/4 không tiến triển nặng thêm, thì người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống một cách hợp lý. Đặc biệt là nên tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra, và chủ động đến bệnh viện khám định kỳ để xử lý kịp thời để dễ dàng kiểm soát được bệnh.

Chủ Đề