Không lên được đâu dịch ra tiếng nùng là gì năm 2024

Người Tày và người Nùng sống xen kẽ với nhau trên một vùng rộng lớn. Vùng đó bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi Bắc Bộ nước ta. Đồng bào Tày – Nùng sống tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Tuyên Quang, Hà Giang. Ngoài ra, đồng bào còn sống rải rác ở một số vùng thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hà Bắc, Yên Bái, Lao Cai, Lai Châu, Hòa Bình …. Dân số Tày – Nùng có tới 80 vạn [số liệu năm 1960], chiếm 3% dân số cả nước.

Tiếng Tày và tiếng Nùng căn bản thống nhất. Đồng bào Tày – Nùng ở nhiều vùng trực tiếp nói chuyện với nhau, hiểu nhau không khó khăn gì. Do đó, có thể nói người Tày và người Nùng có chung một thứ tiếng.

SO SÁNH:

Nghĩa của một số từ dụng tại các địa phương TÀY NÙNG Hòa An Tràng Định Bạch Thông Phục Hòa Hà Quảng Cao Lộc Ruộng Nà Nà Nà Nà Nà Nà [chiếc] đũa Thú Thú Thú Thú Thu Thú [cái] cày Thây Thây Thây Thay Thay Thay

Nhờ có sự thống nhất cơ bản đó, tiếng Tày – Nùng đã được dụng rộng rãi trong các vùng dân tộc khu tự trị Việt Bắc và trên thực tế đã trở thành phương tiện giao tiếp chính của toàn khu.

2. TÌNH HÌNH TIẾNG TÀY – NÙNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Tiếng Tày – Nùng đã có một lịch sử lâu đời. Đồng bào yêu mến, giữ gìn và không ngừng phát triển thứ tiếng ấy, làm cho nó trở thành một thứ tiếng giàu đẹp, có khả năng biểu đạt tình cảm tinh vi và miêu tả dồi dào.

Thí dụ, dùng từ SLIỂM miêu tả vật “nhọn nhưng tùy theo hình dáng, kích thước của vật đó mà có thể dùng thêm những yếu tố đệm khác nhau. Như:

  • Sliểm cháo, Sliểm chươc ~~ Chỉ những vật nhọn mà to
  • Sliểm chit, sliểm chíu ~~ Chỉ những vật nhọn, to vừa
  • Sliểm pit, sliểm quit ~~ Chỉ những vật nhọn nhỏ; Khuôn mặt gầy nhọn thì dùng từ Sliểm lịu

Có khi thêm yếu tố CẢ vào giữa các từ trên để chỉ sự nhọn với mức độ cao hơn. Như

  • Sliểm cả cháo
  • Sliểm cả chươc
  • Sliểm cả slịu

Khi chỉ khái niệm “CHẢY” của chất lỏng thì dùng từ LUÂY. Nhưng tùy theo lưu lượng lớn nhỏ khác nhau, có thể thêm vào những yếu tố đệm. Như:

  • Luây lựt lựt, Luây ồm ồm [lượng nước rất lớn]
  • Luây chố chố, Luây chóe chóe [lượng nước vừa]
  • Luây chí chí, Luây chit chit [lượng nước nhỏ, phun mạnh ra]

Những cách miêu tả hoặc phỏng theo âm thanh như trên trong tiếng Tày – Nùng rất phong phú và nhiều màu, nhiều vẻ. Bởi thế, người Tày – Nùng đã dùng nó sáng tạo nên biết bao áng thơ ca hay còn được truyền lại đến ngày nay.

Song Tiếng Tày – Nùng ở các địa phương cũng còn những chỗ khác biệt. Sự khác biệt đó có khi thuộc về ngữ âm, cũng có khi thuộc về từ ngữ, nhưng chủ yếu là về ngữ âm. Nhiều khi cùng là người Tày, nhưng ở những vùng xa nhau thì khó hiểu tiếng của nhau hơn là hiểu tiếng Nùng ở vùng mình. Giữa người Nùng ở các địa phương khác nhau cũng có tình hình như vậy.

Theo tài liệu hiện có [Tài liệu điều tra của Ban xây dựng chữ viết Tày – Nùng 1957 – 1960], Tiếng Tày – Nùng ở Việt Bắc có thể chia làm ba vùng.

Vùng thứ nhất, bao gồm phần lớn các huyện ở những tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, một phần nhỏ ở các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên và toàn bộ Bắc Kạn. Vùng này phía đông bắt đầu từ huyện Lộc Bình [ Lạng Sơn] tới phía tây là huyện Chiêm Hóa [ Tuyên Quang]; phía bắc từ huyện Hà Quảng [Cao Bằng] tới phía nam là huyện Võ Nhai [Thái Nguyên]. Vùng này còn có thể chia thành hai khu nhỏ hơn. Khu thứ nhất gồm hầu hết các huyện thuộc Cao Bằng, như: Hòa An, Nguyên Bình, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh. Khu thứ hai bao gồm phần còn lại, chủ yếu thuộc Lạng Sơn và Bắc Thái [Bắc Kạn – Thái Nguyên].

Vùng thứ hai, gồm các huyện còn lại ở Cao Bằng và Hà Giang như: Bảo Lạc, Đồng Văn, Hoàng Su Phì.

Vùng thứ ba, bao gồm hầu hết vùng Tày – Nùng ở tỉnh Thái Nguyên và một số huyện thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Tuyên Quang như: Sơn Dương, Bằng Mạc, Ôn Châu, Hữu Lũng.

So sánh ba vùng, ta thấy vùng thứ nhất đất rộng, người đông. Về vị trí thì vùng này nằm ở giữa.

Thông thường, người ta phải dựa vào những tiêu chuẩn khách quan nhất định, như: Tiếng địa phương nào phong phú và điển hình hơn cả, trình độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương phát triển nhất để ấn định vùng tiếng chuẩn cho cả dân tộc. Song do nguyên nhân lịch sử, chúng ta chưa chọn được vùng Tày – Nùng nào có đầy đủ các tiêu chuẩn kể trên.

Trong khi chờ đợi, chúng ta chỉ chọn hệ thống những âm và từ tạm coi là phổ biến hơn để làm tiêu chuẩn. Phổ biến ở đây có nghĩa là những âm, những từ được người Tày – Nùng ở nhiều nơi dùng nhất.

Thí dụ: Để chỉ khái niệm “ĐƯỜNG ĐI”, phần lớn các nơi gọi là TÀNG; nhưng một số nơi ở Cao Bằng lại gọi là T’ÀNG; như vậy TÀNG được coi là phổ biến. Để chỉ khái niệm “ĐOM ĐÓM”, người Tày – Nùng ở hầu hết các nơi đều gọi là HINH HỎI [hay HENG HỎI] hoặc MÈNG HỎI, DÍNH HỎI, DÍNH HỘI. Một số ít nơi như Tràng Định, Bắc Sơn, Võ Nhai lại gọi là ĐĂP ĐỈN. Trường hợp như vậy, HINH HỎI sẽ được coi là phổ biến.

3. QUAN HỆ GIỮ TIẾNG TÀY – NÙNG VÀ MỘT SỐ NGÔN NGỮ KHÁC

Tiếng của các dân tộc thường có những mối quan hệ với nhau rất phức tạp, rõ nét nhất là các quan hệ về mặt từ vựng. Nó được thể hiện ra bằng hiện tượng những từ có nghĩa như nhau thường có vỏ ngữ âm gần nhau hoặc giống nhau. Nguyên nhân của việc gần nhau hoặc giống nhau đó là vì một số ngôn ngữ này đã mượn từ của ngôn ngữ khác hoặc là trong những thời kỳ xa xưa, một số bộ lạc, bộ tộc nào đó đã từng sống chung với nhau và dùng chung một thứ tiếng.

Tiếng Tày – Nùng có quan hệ với những ngôn ngữ Thái, Phén, Giấy, Cao Lan ở nước ta; Thái, Choang, Bố Y, Lê…. ở Trung Quốc; Thái ở Thái Lan và Lào [ở Lào và Thái Lan]…. Là do nguyên nhân thứ hai. Vì thế các nhà ngôn ngữ học thế giới thường xếp Tiếng Tày – Nùng và ngành Tày – Thái, dòng Hán – Thái, họ Hán – Tạng.

So sánh:

[Tiếng các dân tộc khác nhau kể ở đây, nói chung đều có chữ viết riêng, ở đây chúng tôi phiên âm theo chữ Việt để tiện so sánh]

Chủ Đề