Vi phạm kỉ luật là gì năm 2024

Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là

Công dân có hành vi xâm phạm tới các quy tắc quản lí nhà nước có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm thì phải chịu trách nhiệm

Người có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng thì phải phải chịu trách nhiệm

trong quá trình sản xuất ông A đã không xây dựng hệ thống xử lí rác thải mà xả trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Ông A phải chịu trách nhiệm

Pháp luật qui định người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra?

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A

quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế.

B

quan hệ lao động và quan hệ nhân thân.

C

quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

D

quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quan hệ nhân thân phải

A

bảo mật dữ liệu cá nhân.

B

từ bỏ mọi loại giao kết.

C

chịu trách nhiệm dân sự.

Giám đốc một công ty xây dựng tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù về tội vi phạm quy định an toàn lao động dẫn đến xảy ra tai nạn khiến hai công nhân bị tử vong. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nặng là hành vi vi phạm

Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A

Gây mất trật tự tại đơn vị.

B

Tổ chức cho tù nhân vượt ngục.

C

Từ chối việc thử nghiệm vacxin.

D

Cố ý giao hàng sai địa điểm.

Anh B là sinh viên của một trường đại học điều khiển xe mô tô đi ngược chiều của đường một chiều gây tai nạn làm hỏng xe đạp của chị H đang đi ngược hướng của anh trên phần đường dành cho xe thô sơ. Anh B phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

Anh H cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh M đúng hạn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh M. Hành vi của anh H phải chịu trách nhiệm

Anh H được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh H thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A

Từ chối khai báo dịch tễ.

C

Ủng hộ quỹ vacxin phòng dịch.

D

Né tránh việc giản cách xã hội.

Công ty A xử dụng hình ảnh của người mẫu X để quảng cáo về sản phẩm của Công ty mình mà chưa được sự đồng ý của người mẫu X. Trường hợp này, Công ty A đã vi phạm

Bà H không chấp hành quy định của cơ quan chức năng về kiểm tra khai báo y tế phòng chống dịch bệnh, đồng thời còn có hành vi lăng mạ và hành hung một chiến sỹ công an bị thương. Hành vi của bà H sẽ bị xử phạt vi phạm

Anh A được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh A thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B chủ đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

X mượn xe máy của chị Q chở bạn gái đi chơi. Do bị thua cá độ, X đã mang chiếc xe đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Cán bộ, công chức 2008, Luật Viên chức 2010 và Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Việc phân biệt trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật như sau:

Tiêu chí

Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm kỷ luật

Khái niệm

Trách nhiệm hành chính được hiểu là hậu quả pháp lý đối với đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, phải chịu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.

Trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối tượng

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức

Hình thức xử lý

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

- Trục xuất.

[Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012]

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Hạ bậc lương

- Hạ ngạch

- Cắt chức

- Buộc thôi việc

- Bãi nhiệm

[Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP]

Nguyên tắc xử phạt

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

[khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 điểm d được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020]

- Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.

- Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật

- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

- Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

- Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.

- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.

- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

[Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP]

Căn cứ phát sinh

Khi bị cơ quan nhà nước phát hiện có hành vi vi phạm thì lập tức ra quyết định xử phạt hành chính và người vi phạm phải thực hiện trách nhiệm hành chính của mình

Khi phát hiện Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý kỷ luật đối với cá nhân đó

Phân biệt trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật như thế nào? Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức là bao lâu?

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 [được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019] quy định thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức như sau:

Thời hiệu xử lý kỷ luật

Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:

- 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

- 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008.

Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

- Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Thời hạn xử lý kỷ luật

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Chủ Đề