Thế giới đa cực là gì năm 2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ sự ra đời của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình khách quan không thể đảo ngược của lịch sử.

Tổng thống Vladimir Putin. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 9/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ sự ra đời của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình khách quan không thể đảo ngược của lịch sử.

Nhà lãnh đạo Nga đã nhấn mạnh điều này trong thông điệp gửi tới hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [SCO] và Cộng đồng các quốc gia độc lập [SNG] tại thủ đô Moskva.

Tổng thống Putin lưu ý đến một thực tế là các trung tâm phát triển mới đang được hình thành ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh ngày càng tích cực bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ chủ quyền và quyền phát triển của mình.

[SNG và SCO lên án mạnh mẽ mưu toan khôi phục chủ nghĩa phátxít]

Ông đánh giá cuộc họp của lãnh đạo Bộ Quốc phòng của các nước SCO và SNG là rất quan trọng và kịp thời, bày tỏ hy vọng rằng cơ chế này sẽ cho phép "giải quyết thành công nhiều vấn đề nhất, chủ yếu liên quan đến đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, bảo đảm ổn định toàn cầu và khu vực.”

Nhà lãnh đạo Nga cho rằng cần nâng cao năng lực của các sứ mệnh gìn giữ hòa bình, thúc đẩy hợp tác kỹ thuật quân sự trong SCO và SNG.

Ông nhấn mạnh các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình chung ngày nay cũng có tầm quan trọng đặc biệt. Điều quan trọng là phải cải thiện hơn nữa khả năng hoạt động của các đơn vị gìn giữ hòa bình, tiếp tục nỗ lực để họ tham gia vào các hoạt động của Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình.

Tổng thống Putin cho rằng cần tiếp tục phát triển trong khuôn khổ SCO và SNG, trao đổi thông tin liên tục trong lĩnh vực chính sách quốc phòng, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang quốc gia, tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự, giới thiệu các mẫu vũ khí và thiết bị mới nhất, hiện đại nhất.

Theo Tổng thống Putin, trong nhiều năm qua, các lực lượng quân sự của các quốc gia thành viên SCO và SNG đã phối hợp trong quá trình tập trận chung, tổ chức các hoạt động huấn luyện chiến đấu và tác chiến khác...

Ông bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ đối tác chặt chẽ trong lĩnh vực quốc phòng sẽ nâng tầm ảnh hưởng của các quốc gia thành viên, góp phần củng cố an ninh và ổn định ở Á-Âu và trên thế giới./.

Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg [SPIEF] lần thứ 26 đã diễn ra từ ngày 14 đến 17/6 tại Trung tâm Triển lãm-Hội nghị EXPOFORUM ở thành phố St. Petersburg [Nga] với chủ đề chính “Phát triển có chủ quyền - nền tảng một thế giới công bằng. Nỗ lực chung vì lợi ích của các thế hệ tương lai”.

Diễn đàn bao gồm hơn 150 sự kiện, thu hút sự tham gia của khoảng 17.000 đại biểu đến từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 25 năm qua, diễn đàn thường niên được xem như “Davos của nước Nga” này đã tạo lập vị thế là nền tảng hàng đầu trên thế giới để thảo luận các vấn đề chính của nền kinh tế toàn cầu.

Các chủ đề khác nhau được đưa ra thảo luận: từ cách xoay trục sang thế giới đa cực với các hình thức hợp tác quốc tế mới, đến phi Đôla hóa, tương lai của tiền tệ và cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo [AI] toàn cầu.

MÔ HÌNH CŨ ĐÃ CẠN KIỆT NGUỒN LỰC?

Ông Anton Kobyakov, Thư ký điều hành Ban Tổ chức SPIEF, cho biết năm nay, xét đến các sự kiện biến động đang diễn ra trên toàn cầu, với những phác thảo ngày càng rõ ràng về một thế giới đa cực, SPIEF được kỳ vọng là “không gian tin cậy duy nhất với cơ hội bình đẳng cho tất cả các thực thể kinh tế trên thế giới”.

Trong bài phát biểu tại diễn đàn, Phó thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga Andrei Belousov lưu ý rằng chủ đề chủ quyền đã trở thành mấu chốt trong đời sống chính trị và kinh tế. Theo nhiều chuyên gia đầu ngành, thế giới đang hướng tới những chuyển đổi lớn trên toàn hệ thống.

“Mô hình trật tự thế giới toàn cầu, bắt đầu xuất hiện từ lâu trước các lệnh trừng phạt, đã cạn kiệt nguồn lực để tồn tại. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng mô hình này chỉ có thể hoạt động dựa trên việc bơm tài nguyên từ các quốc gia ngoại vi hoặc bán ngoại vi đến các quốc gia cốt lõi, mà chúng tôi xác định là các quốc gia tỷ phú vàng”, ông nhấn mạnh.

Theo ông Belousov, một số quốc gia lớn nhất thế giới bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đã phản đối mô hình này trong những thập kỷ gần đây.

“Về vấn đề này, tôi muốn nêu một số điểm. Thứ nhất, giành được chủ quyền là điều kiện tất yếu, then chốt để tồn tại trong thế giới ngày nay và thế giới sẽ hình thành trong 10-20 năm tới. Thứ hai, chủ quyền đi đôi với việc chấp nhận tính đa cực của thế giới, với sự xuất hiện của các siêu nền kinh tế mới và các trung tâm của đời sống kinh tế. Chủ quyền không thể đạt được một cách độc lập; nó chỉ có thể thông qua sự tồn tại hợp tác giữa các quốc gia và thiết lập quan hệ chiến lược. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [SCO], Nhóm các nền kinh tế mới nổi [BRICS] và một số tổ chức khác là những ví dụ rõ ràng về điều này; họ đại diện cho một phần quan trọng của dân số toàn cầu”, Phó thủ tướng Belousov nhấn mạnh

Theo ông Belousov, cần có nhiều điều kiện để đảm bảo chủ quyền. “Điều kiện quan trọng là niềm tin. Rất tiếc, các biện pháp trừng phạt đã làm tổn hại nghiêm trọng lòng tin giữa các quốc gia. Khôi phục nó và hàn gắn các mối quan hệ dựa trên niềm tin là một trong những mục tiêu chính trong những năm tới. Lòng tin phải được tôn vinh trong các chuẩn mực và quy tắc của đời sống quốc tế. Những quy tắc này phải được mọi người tuân theo, đó là nền tảng của một thế giới công bằng. Để chủ quyền thành hiện thực, cơ sở hạ tầng thay thế phải được tạo ra. Điều này có nghĩa là cơ sở hạ tầng tài chính, giao thông, năng lượng và thông tin. Đây là những yếu tố then chốt để các quốc gia yên tâm và tiếp cận các nguồn lực phát triển”, ông Belousov phát biểu.

Vị Phó thủ tướng đã tổng kết những thay đổi trong quan hệ thương mại của Nga với các đối tác. “Sau khi các biện pháp trừng phạt chống Nga được áp đặt, thương mại với các nước châu Âu đã bị cắt giảm gần một nửa. Đồng thời, ngoại thương giữa Nga với các nước phía Đông và phía Nam bắt đầu phát triển nhanh chóng. Năm ngoái và trong những tháng đầu năm nay, thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng hơn 1/4. Trong khi đó, thương mại của Nga với các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư đã tăng 1/3 và với Ấn Độ tăng gấp 4 lần.

Ông Belousov cũng nói về các kế hoạch cho những tuyến hậu cần mới mà Nga đang phát triển. “Nga đang tích cực phát triển các tuyến giao thông toàn cầu mới nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng giao thông cho một thế giới đa cực. Đến năm 2030, khối lượng vận chuyển dọc theo các tuyến đường này dự kiến sẽ tăng 65% lên gần 900 triệu tấn hàng hóa”, ông Belousov nhấn mạnh.

TRẬT TỰ THẾ GIỚI ĐA CỰC ĐANG ĐƯỢC CỦNG CỐ

Ngày 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới dự và phát biểu tại phiên họp toàn thể của SPIEF. Tổng thống Vladimir Putin cho biết, trật tự thế giới đa cực đang nổi lên đang được củng cố và các đối thủ của Nga đã thất bại hoàn toàn trong nỗ lực cô lập Nga khỏi thương mại quốc tế và phá hủy nền kinh tế nước này.

“Các quy luật thị trường khách quan hoạt động mạnh mẽ hơn so với phỏng đoán chính trị hiện tại. Điều này có nghĩa là hệ thống quốc tế kiểu thực dân mới, xấu xí từ bản chất của nó, đã không còn tồn tại, trong khi trật tự thế giới đa cực ngày càng mạnh mẽ hơn. Đây là quá trình không thể tránh khỏi”, ông Putin phát biểu tại sự kiện.

Người đứng đầu điện Kremlin nhắc lại rằng sau hậu quả của cuộc khủng hoảng Ukraine lan rộng vào năm ngoái, Nga, đối mặt với các lệnh trừng phạt và ngày càng nhiều hạn chế thương mại của phương Tây, đã “mở rộng quan hệ” với các nước đang phát triển.

Ông Putin nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt và các áp lực khác không thúc đẩy Nga thay đổi chiến lược phát triển kinh tế theo hướng mở cửa với thương mại thế giới.

“Dù khó khăn trong năm qua, chúng ta không đi đến con đường tự cô lập mà ngược lại, chúng ta mở rộng quan hệ với các đối tác tin cậy, có trách nhiệm ở các quốc gia, khu vực mà ngày nay đóng vai trò là đầu tàu - động lực của kinh tế toàn cầu”, ông nói.

Với việc mở rộng thương mại với Nga - ở mức hai con số hoặc thậm chí gấp nhiều lần trong một số trường hợp, các nhà lãnh đạo của các quốc gia này đã chứng tỏ rằng họ “không nhượng bộ trước áp lực bên ngoài” và “được thúc đẩy bởi lợi ích quốc gia của họ”, nhà lãnh đạo Nga nói thêm.

Trong bối cảnh các nỗ lực của phương Tây nhằm hạn chế thương mại của Nga bằng cách sử dụng các hệ thống ngân hàng quốc tế và các công cụ tiền tệ chính, Moscov đã phát triển các cơ chế thương mại mới, ông Putin cho biết, đồng thời nói rằng 90% thương mại bên trong Liên minh Kinh tế Á-Âu sử dụng đồng Rúp và 80% thương mại với Trung Quốc được thanh toán bằng đồng Rúp và Nhân dân tệ.

“Tôi đã nói rồi và tôi muốn nhắc lại một lần nữa: những thay đổi đang diễn ra trên thế giới ngày nay mang tính chất quyết định, sâu sắc và không thể đảo ngược. Đây là điều quan trọng. Trong những điều kiện này, chỉ cần tiến lên phía trước. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần một chính sách kinh tế chủ động và thực hiện với sự kết hợp chặt chẽ của đại diện cộng đồng doanh nghiệp, với các doanh nhân của chúng ta”, ông Putin nói.

Tổng thống Putin cho biết, chỉ riêng trong năm 2022, sau khi các công ty nước ngoài bắt đầu ồ ạt rời khỏi thị trường Nga, các công ty Nga đã nộp khoảng 90.000 đơn đăng ký tên thương mại, bao gồm quần áo, giày dép, phần mềm, hóa chất gia dụng, mỹ phẩm… Ông lưu ý rằng dù sao thì nhiều hàng hóa do các công ty nước ngoài sản xuất cũng được sản xuất tại Nga và khi các công ty này rời đi, chúng được thay thế bằng các sản phẩm tương tự được bán dưới nhãn hiệu mới của các công ty Nga.

Theo Tổng thống Putin, “nếu các nhà sản xuất nước ngoài mong muốn quay lại thị trường của chúng tôi [và các cuộc đàm phán như vậy ngày càng nhiều], thì cánh cửa vẫn mở” cho họ.

Nhà lãnh đạo Nga cũng đề cập đến vấn đề “chủ quyền công nghệ”, nói rằng mong muốn tối đa hóa tiềm năng của ngành công nghiệp địa phương không có nghĩa là sản xuất hoàn toàn tất cả hàng hóa và dịch vụ, “mà chỉ những thứ liên quan đến các hướng quan trọng” trong nền kinh tế.

“Để phát triển hiệu quả, tự động hóa các quy trình sản xuất riêng lẻ là chưa đủ. Cần phải hành động trên quy mô của toàn bộ thị trường. Những ví dụ thành công về các nền tảng hoạt động như vậy đã tồn tại ở Nga, bao gồm Yandex Taxi, hệ thống tín dụng tự động của Sberbank”, ông Putin nói.

Trật tự đa cực được thiết lập khi nào?

Thứ nhất, trong lịch sử từng tồn tại 03 loại hình của trật tự thế giới dựa trên phân bố quyền lực theo “cực”: Trước hết là trật tự thế giới đa cực, trật tự này được tính từ khi Hòa ước Westphalia được ký kết vào năm 1648 và kéo dài đến Thỏa thuận Yalta được ký kết vào năm 1945.

Thế giới có 2 cục gì?

Định nghĩa. Bắc Cực có nhiều định nghĩa khác nhau, bao gồm khu vực phía bắc Vòng Bắc Cực [hiện tại là Epoch 2010 ở 66 ° 33'44 "N], hoặc khu vực phía bắc vĩ độ 60 ° Bắc, hoặc khu vực từ Bắc Cực về phía nam đến đường gỗ. Nam Cực thường được định nghĩa là phía nam của vĩ độ 60 ° nam, hoặc lục địa Nam Cực.

Em hiểu thế nào là trật tự thế giới mới?

Thuật ngữ "Trật tự thế giới mới" đã được sử dụng để chỉ bất kỳ giai đoạn lịch sử mới nào chứng minh sự thay đổi mạnh mẽ trong tư tưởng chính trị thế giới và cán cân quyền lực.

Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

\=> Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai có đặc trung nổi bật là thế giới phân chia thành 2 phe đối lập do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. - Từ năm 1946-1949 cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản diễn ra ác liệt. Cuối 1949, Đảng cộng sản đã giành được thắng lợi.

Chủ Đề