Hóa đơn điều chỉnh là gì năm 2024

Hóa đơn điện tử có được xuất âm không - Sai tên hàng hóa, thuế VAT, tên đợn vị,... phải xử lý như thế nào? Trong các trường hợp nêu trên, kế toán phải thực hiện điều chỉnh giảm hóa đơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình khai, nộp thông báo. Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử bị sai sót nhé.

1. Khi nào cần điều chỉnh giảm hóa đơn?

.jpg]

Các trường hợp phải điều chỉnh giảm hóa đơn

Điều chỉnh hóa đơn là nghiệp vụ xuất hóa đơn hoặc lập biên bản nhằm ghi nhận giảm giá trị của một hóa đơn điện tử đã được lập trước đó.

Các trường hợp phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm, như sau:

1.1. Hóa đơn điện tử có sai sót

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC, các trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót về thành tiền, thuế suất VAT, tiền thuế,... cao hơn thực tế, theo quy định thì doanh nghiệp phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm. Hoặc tiến hành lập hóa đơn thay thế.

1.2. Khi thực hiện chiết khấu thương mại

Trong trường hợp số tiền chiết khấu cuối cùng khi kết thúc chương trình bán hàng, lớn hơn các khoản đã thực hiện giảm giá trước đó. Thì người phải phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm.

1.3. Khi áp dụng giảm giá hàng hóa

Trong trường hợp người bán đã xuất hóa đơn điện tử, hạch toán doanh thu mới phát hiện hàng hóa bị lỗi, không đảm bảo chất lượng nên giảm giá bán cho người mua, thì cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn đã xuất ban đầu.

2. Hóa đơn điện tử có xuất âm được không?

[1].jpg]

Hóa đơn điện tử có được xuất âm hay không?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC, hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi Cơ quan thuế có sai sót trong khi sai sót trong nội dung, hóa đơn xuất âm như sau:

“Đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh tăng [ghi dấu dương], điều chỉnh giảm [ghi dấu âm] đúng với thực tế điều chỉnh.”

Như vậy, khi kế toán phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót, người bán và người mua thống nhất hóa đơn điều chỉnh nội dung, thì hóa đơn điều chỉnh nội dung được ghi dấu âm [-] đúng với thực tế điều chỉnh trong trường hợp cần điều chỉnh giảm.

3. Hướng dẫn điều chỉnh giảm hóa đơn theo Thông tư 78/2021/TT-BTC

[1].jpg]

Hướng dẫn lập mẫu 04/SS-HĐĐT

Quy định điều chỉnh giảm hóa đơn theo Thông 78 được hướng dẫn chi tiết tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.

3.1. Hướng dẫn điều chỉnh giảm hóa đơn điện tử

Căn cứ theo Thông tư này, hướng dẫn điều chỉnh đối với hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, phải cấp lại mã của Cơ quan Thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh/thay thế:

Với trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của Cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020.NĐ-CP. Thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm Nghị định 123/2020/NĐ-CP để thông báo điều chỉnh cho từng hóa đơn hoặc nhiều hóa đơn có sai sót, và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào. Nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.

3.2. Hướng dẫn lập Mẫu 04/SS-HĐĐT

[1].jpg]

Mẫu 04/SS-HĐĐT thông báo điều chỉnh hóa đơn điện tử khi có sai sót

Mẫu 04/SS-HĐĐT Thông báo hóa đơn điện tử được quy định tại Phụ lục IA, ban hành kèm theo Nghị định 123.

Để lập biểu mẫu, cần lưu ý các thông tin, nội dung điền như sau:

- Kính gửi: Ghi cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị;

- Tên người nộp thuế: Tên đơn vị theo Giấy phép đăng ký kinh doanh

- MST: Ghi MST của đơn vị;

- [2] Mã CQT cấp: Chỉ ghi mã cơ quan thuế cấp đối với hóa đơn có mã của Cơ quan Thuế;

- [3] Ký hiệu mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn: Ghi theo quy định tại Thông tư 78;

- [4] Số hóa đơn điện tử: Ghi số hóa đơn điện tử cần điều chỉnh, bổ sung;

- [5] Ngày lập hóa đơn;

- [6] Loại áp dụng hóa đơn điện tử;

- [7] Hủy/Điều chỉnh/Thay thế/Giải trình: Ghi “Điều chỉnh”;

- [8] Lý do: Ghi lý do điều chỉnh hóa đơn điện tử.

3.3. Thời hạn nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT

Thời hạn nộp Mẫu 04 được phân thành 2 trường hợp:

Trường hợp bên bán hay doanh nghiệp phát hiện sai sót và gửi Thông báo: thời hạn nộp mẫu 04 là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế phát sinh hóa đơn điện tử có sai sót.

Trường hợp Cơ quan thuế phát hiện sai sót: Cơ quan thuế sẽ sử dụng Mẫu số 01/TB-RSĐT để thông báo tới người bán để người bán kiểm tra số hóa đơn. Sau khi người bán kiểm tra, rà soát thông tin, sẽ tiến hành lập và gửi mẫu 04 cho Cơ quan thuế theo thời hạn được ghi trong Mẫu số 01/TB-RSĐT.

Trên đây là nội dung hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn điện tử khi bị xuất âm theo Thông tư 78. Như vậy, bạn đọc cần lưu ý theo quy định mới tại Thông 78/2021/TT-BTC, hóa đơn điều chỉnh giảm được ghi dấu âm [-] nếu là trường hợp điều chỉnh giảm. Mọi vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ xử lý, hướng dẫn điều chỉnh nhanh chóng nhất.

Khi nào thì sử dụng hóa đơn điều chỉnh?

Tổng kết lại, việc điều chỉnh hóa đơn điện tử được thực hiện khi hóa đơn điện tử đã được gửi cho người mua và người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót, bao gồm sai sót về mã số thuế, số tiền ghi trên hóa đơn, thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách hoặc chất lượng.

Điều chỉnh hóa đơn có ảnh hưởng gì không?

Vì không ảnh hưởng gì đến giá trị và tiền thuế. Chú ý: Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng MST người mua thì CHỈ CẦN lập biên bản điều chỉnh và KHÔNG CẦN lập hóa đơn điều chỉnh.

Hóa đơn điều chỉnh định danh là gì?

Hóa đơn điều chỉnh là một loại hóa đơn được sử dụng để sửa đổi hoặc điều chỉnh thông tin trên hóa đơn ban đầu. Hóa đơn điều chỉnh thường được sử dụng khi có sự cố xảy ra trong quá trình lập hóa đơn ban đầu, như sai sót trong thông tin sản phẩm, số lượng, giá cả hoặc thông tin khách hàng.

Hóa đơn điều chỉnh để thuế suất bao nhiêu?

Đối với các hóa đơn đã lập trước ngày 01/02/2022 với thuế suất thuế GTGT 10%, sau ngày 01/02/2022 phát sinh các nội dung sai sót cần điều chỉnh về tiền hàng, thuế GTGT hoặc trả lại hàng thì hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn trả lại hàng được lập với thuế suất thuế GTGT là 10%.

Chủ Đề