Hoạt động kết nối với xã hội của trường học

- Một số hoạt động kết nối với xã hội của trường em:

+ Ngày chủ nhật xanh: vệ sinh trường học, đường làng ngõ xóm

+ Giúp đỡ người khó khăn, già neo đơn, người vô gia cư

+ Quyên góp ủng hộ vũng lũ lụt khó khăn, người bị chất độc da cam,….

+ Tổ chức cuộc thi thời trang về tái chế. Sáng tạo ra những bộ đồ mới từ việc tái chế rác thải

+ Tuyên truyền các buổi tuyên truyền để góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,…

+ Tổ chức đi thăm, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng.

+…..

- Những hoạt động đó thường diễn ra vào dịp cuối tuần, lễ, tết, 30/4, 1/5, 22/12,….

Hiệu quả mô hình gắn kết “ba nhà”

Là một trong những ngôi trường có nhiều thành tích trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, những năm qua, Trường Đại học Giáo dục [Đại Học Quốc gia Hà Nội] đã có nhiều giải pháp hay để kết nối “ba nhà” [nhà trường, gia đình và xã hội] vào công tác giáo dục.

Để kết nối “ba nhà”, Trường đã thành lập các Câu lạc bộ cho sinh viên tự quản, đồng thời kết hợp với Đoàn Thanh niên, Phòng Công tác chính trị học sinh, sinh viên, cố vấn học tập tạo ra một mạng lưới chặt chẽ trong việc kết nối giữa nhà trường, sinh viên và gia đình.

Đối với sinh viên gặp khó khăn về đời sống tình cảm, gây ảnh hưởng tới tâm lý hay học tập, nhà trường cũng thông qua mạng lưới này để nắm bắt và liên hệ trực tiếp với gia đình các em. Qua đó, cùng trao đổi và tìm cách tháo gỡ một cách hiệu quả nhất.

Đặc biệt, một trong những giải pháp đột phá của nhà trường trong 2 năm vừa qua đó là, từ năm 2020, nhà trường đã xây dựng học phần Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và áp dụng giảng dạy xuyên suốt cho sinh viên trong cả 4 năm học.

Trường Đại học Giáo dục tổ chức nhiều hoạt động gắn kết tình cảm giữa giáo viên và sinh viên.[Ảnh chụp thời điểm chưa xảy ra đại dịch Covid-19]

TS. Hà Thị Thanh Thủy - Phó Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên, Trường Đại học Giáo dục [Đại Học quốc gia Hà Nội], cho hay: “Cùng với sự tham gia phối hợp của nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Phần lớn, sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trách nhiệm với bản thân và gia đình, nỗ lực phấn đấu trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, có ý chí tự lập, có tư duy sáng tạo trong lập nghiệp, khởi nghiệp. 100% sinh viên tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường cũng như các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các hoạt động liên qua tới nâng cao bản lĩnh chính trị, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…”.

Không chỉ riêng Trường Đại học Giáo dục, hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước cũng đặc biệt chú trọng đến việc triển khai môi hình gắn kết nhà trường - gia đình - xã hội trong định hướng, giáo đục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

Bà Nguyễn Thuý Liễu - Phó trưởng Phòng Chính trị tư tưởng Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, chia sẻ, trước đây, khi nhắc tới học sinh Hải Phòng, nhiều người thường ấn tượng về các em là những người thiếu sự lễ phép, thiếu hòa nhã, không thân thiện nhưng đến nay, suy nghĩ đó đã thay đổi. Theo như báo cáo của các trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn, tình trạng học sinh gây gổ đánh nhau hay thiếu lễ độ với giáo viên, người lớn tuổi chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Có được thành quả đó, một phần không nhỏ là nhờ sự đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trọng việc định hướng, giáo dục đạo đức lối sống cho các em.

“Hiện nay, 100% trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều triển khai các bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, đồng thời có sự kết nối thường xuyên với phụ huynh thông qua sổ liên lạc điện tử… để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em. Đồng thời có cách xử lý phù hợp với các hành vi, cư xử, phát ngôn không hay của các em khi ở trường để kịp thời uốn nắn”, bà Liễu nhận định.

Lấy nhà trường làm trung tâm

Qua tìm hiểu, thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trên cả nước đã được tăng cường và đạt những kết quả tích cực. Đại đa số học sinh, sinh viên đã đạt tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, hạnh kiểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ý thức trách nhiệm với gia đình, với việc học tập, rèn luyện có nhiều chuyển biến, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp. Tuy nhiên, bên canh đó, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thức, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, thường xuyên. Vai trò là trung tâm kết nối các mối quan hệ, gia đình, xã hội của nhà trường chưa được phát huy hiệu quả.

Các trường học tổ chức nhiều buổi học giáo dục, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. [Ảnh thời điểm chưa xảy ra ra đại dịch Covid-19]

Bà Nguyễn Thuý Liễu chia sẻ, vai trò của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, học sinh, sinh viên được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, có kênh chính thống, kênh chưa chính thống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý cũng như cách hành xử của các em.

Vì vậy, các cơ sở giáo dục đào tạo cần phải hiểu và xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên mà đặc biệt là phát huy được vai trò trung tâm của nhà trường trong việc kết nối các yếu tố còn lại.

Từ đó, bà Liễu đề xuất, các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và các tổ chức chính trị về mối quan hệ của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh, sinh viên.

Chú trọng việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho các cán bộ, giáo viên để có thể xử lý các tính huống phát sinh trong quá trình giáo dục học sinh, sinh viên. Đặc biệt, về phía nhà trường cần nhận thức rõ được vai trò trung tâm của mình trong việc kết nối các mối quan hệ khác, phải thường xuyên tìm cách liên hệ, kết nối với gia đình các học sinh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục”, bà Liễu cho hay.

Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, TS. Hà Thị Thanh Thủy nhận định, nhà trường là trung tâm trong việc giáo dục, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên nhưng nếu thiếu sự phối kết hợp giữa các yếu tố gia đình và xã hội thì nhà trường không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình.

Vì vậy, bên cạnh việc giảng dạy các môn về đạo đức, triết học Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh... nhà trường cần rất chú trọng đến việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh về tầm quan trọng có họ đối với sự phát triển của các em học sinh.

Thường xuyên tìm cách liên hệ với phụ huynh thông qua các mạng lưới cố vấn học tập, Đoàn Thanh niên, Phòng Công tác chính trị học sinh sinh viên để tìm ra các giải pháp hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho các em. Xây dựng kế hoạch phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội cụ thể theo từng năm học.

Bên cạnh đó, một vấn đề không kém phần quan trọng là cần nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, trong đó gắn trách nhiệm, vai trò nêu gương của người đứng đầu, ban giám hiệu và giáo viên, trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm.

Ngoài ra, cần gắn trách nhiệm của ban giám hiệu trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời đề xuất địa phương, các ban, ngành thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nền nếp, kỷ cương, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh để công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đi vào nề nếp, quy củ.

Giờ hoạt động xã hội là những khoảng thời gian bạn tham gia một hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội là những hoạt động được thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Bạn khát khao thực hiện một điều thực sự ý nghĩa với cộng đồng và muốn lan tỏa nó?

Bạn muốn tiếng nói của mình chạm tới được nhiều cá nhân. Ý tưởng của mình được hiện thực hóa và đóng góp cho xã hội?

Bạn đang tìm kiếm cơ hội để thực hiện những điều đó?

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ giờ hoạt động xã hội là gì. Những ví dụ và lợi ích của hoạt động xã hội. Nơi để tìm được dự án xã hội bạn yêu thích và dành một phần tuổi trẻ cho nó.

Hoạt động xã hội là gì?

Hoạt động xã hội là những hoạt động được thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng. Sau khi tham gia chương trình thường bạn sẽ nhận được chứng chỉ chứng thực tham gia hoạt động. Ngoài ra còn có rất nhiều những giá trị vô hình từ các hoạt động đó đem lại nữa.

Các hoạt động xã hội nhằm giúp đỡ bất kì 1 nhóm đối tượng nào cần sự hỗ trợ. Ví dụ trẻ em, người già, người khuyết tật, cộng đồng học ngoại ngữ,.. Đôi khi là các hoạt động bảo vệ động vật, cảnh quan, bảo tồn di tích mang tính lịch sử,.

Nhiều trường học Mỹ yêu cầu học sinh phải hoàn thành 1 lượng giờ hoạt động xã hội nhất định. Đây được coi như là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp. Một số tổ chức như The National Honor Society of Secondary Schools [NHS, 1921] và The National Junior Honor Society [NJHS, 1929] – những tổ chức quốc gia được thành lập để ghi nhận và tuyên dương những học sinh có thành tích xuất sắc [trong các lĩnh vực học tập, năng lực lãnh đạo, phục vụ cộng đồng và có tư cách tốt] ở bậc trung học của Mỹ cũng yêu cầu học sinh phải thực hiện các hoạt động xã hội nếu muốn được ban tặng tư cách thành viên [NHS Membership].

Những học sinh đang học lớp 12 có tư cách thành viên của NHS và có thành tích học tập tốt sẽ được đề cử tham gia vào chương trình học bổng toàn quốc National Honor Society Scholarship Program.

Ví dụ về một số giờ hoạt động xã hội tiêu biểu:

  • Dạy học cho trẻ em, quyên góp đồ dùng học tập, sách báo, quần áo
  • Bảo vệ môi trường. Tuyên truyền để góp phần nâng cao ý thức và hiểu biết về vấn đề môi trường. Dạy trẻ em trồng cây, thúc đẩy tinh thần tự nguyện trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Giúp đỡ người già neo đơn, người vô gia cư
  • Giúp đỡ người dân tộc những vùng quê nghèo khó phát triển những nguồn sinh kế mới
  • Tổ chức các cuộc thi về tái chế. Sáng tạo ra những đồ dùng mới từ việc tái chế rác thải
  • Tuyên truyền để góp phần gìn giữ nền văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số

Đây có lẽ là động lực lớn nhất để làm tình nguyện. Khi những hành động tuy nhỏ của bạn lại có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của những con người cần sự giúp đỡ, đó là lúc bạn cảm thấy tự hào về bản thân. Cảm giác đó không dễ gì có được ở bất cứ công việc nào

Thu lại được những kinh nghiệm thực tế:

Bạn có thể học được rất nhiều điều từ việc rời xa nhà trường sách vở và trải nghiệm những gì chân thật đang diễn ra ở thế giới ngoài kia. Đó có thể là kinh nghiệm dạy học, vẽ tranh, làm thí nghiệm khoa học, kĩ năng sơ cứu, kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, truyền thông,…

Phát triển bản thân, trau dồi kĩ năng mềm:

Tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp tình nguyện viên phát triển những tố chất và năng lực bản thân. Họ sẽ phải có tổ chức, kỉ luật, trách nhiệm, cũng như phải dành sự nhiệt huyết và tận tâm trong những nhiệm vụ được giao. 

Làm quen thêm bạn mới:

Những người có cùng đam mê nhiệt huyết với bạn: Hoạt động xã hội thường được thực hiện bởi 1 nhóm, vì thế bạn sẽ có cơ hội được giao lưu học hỏi với rất nhiều tình nguyện viên từ mọi miền đất với học vấn và kinh nghiệm khác nhau.

Có rất nhiều các dự án xã hội khác nhau bạn có thể tham gia để thử thách bản thân và đóng góp chút sức lực cho cộng đồng.

Dưới đây là 1 số tổ chức tình nguyện phi chính phủ ở Việt Nam:

Solidarités Jeunesses Vietnam – SJ Vietnam:

Thành lập vào năm 2004, SJ Vietnam là một tổ chức tình nguyện xã hội hoạt động độc lập trực thuộc SJ Pháp – một thành viên của CCVIS [UNESCO]. Tổ chức khuyến khích các công dân trẻ đặc biệt là công dân trẻ Việt Nam tham gia vào hoạt động xã hội, cộng đồng, tăng cường thêm sự đoàn kết, hòa bình quốc tế và xóa bỏ những rào cản ngôn ngữ, sắc tộc giữa các dân tộc trên thế giới.

Website: //www.sjvietnam.org

Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam – VPV

Nhằm hướng đến tình hữu nghị và tăng cường sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới, hướng đến giải quyết những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và tiếp cận đến sự phát triển ngày càng vượt bậc của quốc tế, VPV là một tổ chức tình nguyện quốc tế, hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận, khuyến khích các các hoạt động tình nguyện trở thành một hình thức giáo dục về đạo đức, ý thức… một cách không chính quy

Link Fanpage: //www.facebook.com/vpv.vn/

Operation Smile được thành lập với mục tiêu cung cấp những hỗ trợ y tế hoàn toàn miễn phí cho trẻ em và người lớn bị bệnh sứt môi và sứt vòm miệng. Là dự án về y tế mang tầm cỡ quốc tế, Operation Smile còn hỗ trợ các cuộc phẫu thuật miễn phí về răng hàm mặt cho hàng ngàn trẻ em có hoàn cảnh nghèo khó tại Việt Nam mỗi năm. Operation Smile có nhiều dự án và các cơ hội tình nguyện đa dạng cho các bạn học sinh như công việc văn phòng, truyền thông, gây quỹ, quảng bá, xin tài trợ thiết kế đồ họa, viết bài, hoặc chụp ảnh,…

Website: //www.sjvietnam.org/

Association Internationaledes Étudiants en Sciences Économiques etCommerciales – AIESEC

AIESEC là một tổ chức tình nguyện quốc tế lớn hàng đầu thế giới hoạt động phi lợi nhuận và được điều hành bởi các bạn trẻ đang theo học các trường Đại học, cao học hoặc vừa ra trường một vài năm. AIESEC thúc đẩy trao đổi, giao lưu văn hóa, giúp các bạn trẻ khám phá, phát triển bản thân, khả năng lãnh đạo… không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới.

Website: //aiesec.org/

V.E.O là mạng lưới kết nối những người trẻ đam mê trải nghiệm và cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng. Bằng hình thức tổ chức các chương trình du lịch tình nguyện, V.E.O cung cấp các hoạt động hỗ trợ thiết thực như đào tạo kỹ năng việc làm; dạy học phi chính quy; quảng bá, truyền thông về hình ảnh du lịch cộng đồng tại địa phương; phát triển các sản phẩm trải nghiệm du lịch hay văn hoá truyền thống địa phương. V.E.O mong muốn mang đến những cơ hội thiết thực nhất, phát triển kinh tế bền vững nhất cho người dân.

Website: //www.veo.com.vn/

Tìm hiểu ngay các cơ hội tham gia du lịch tình nguyện tại >> ĐÂY

Chủ Đề