Học phí Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải 2022 -- 2023

Cập nhật 14/06/2022 bởi Quản trị viên

Trường Đại học Giao thông Vận tải không còn là một cái tên quá lạ lẫm đối với những người có đam mê về Giao thông vận tải. Nhưng bạn đã thực sự biết rõ về ngôi trường này hay chưa? Bài viết sau đây xin chia sẻ một số thông tin xoay quanh học phí Trường Đại học Giao thông Vận tải.

Thông tin chung

  • Tên trường: Trường Đại học Giao thông Vận tải [UTC – University of Transport and Communications]
  • Địa chỉ:

Cơ sở tại Hà Nội: 03 Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

Phân hiệu tại TP. HCM: 450 – 451 Đường Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

  • Website: //www.utc.edu.vn/
  • Facebook: //www.facebook.com/dhgtvtcaugiay/
  • Mã tuyển sinh:

Cơ sở tại Hà Nội: GHA 

Phân hiệu tại TP. HCM: GSA

  • Số điện thoại tuyển sinh: 024 3 760 6352 – 0979 389 372 – 0396 666 831

Tham khảo chi tiết tại: Review Đại học Giao thông Vận tải [UTC]

Dự kiến học phí UTC năm 2023

Dựa vào mức tăng học phí của những năm trở lại đây. Dự kiến học phí năm 2023 của Đại học Giao thông Vận tải sẽ tăng 10% so với năm học trước. Tương đương đơn giá học phí  sẽ tăng từ 1.000.000 VNĐ đến 1.500.000 VNĐ so với năm học trước.

Học phí UTC năm 2022

Áp dụng mức thu học phí theo đề án năm học 2022 – 2023. Trường Đại học Giao thông Vận tải đã đề ra đơn giá học phí cụ thể như sau:

  • Chương trình đào tạo đại học hệ đại trà là: 390.000 VNĐ/ tín chỉ 
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao: 850.000 VNĐ/ tín chỉ

Học phí UTC năm 2021

Áp dụng mức thu học phí theo đề án năm học 2021 – 2022. Trường Đại học Giao thông Vận tải đã đề ra đơn giá học phí cụ thể như sau:

  • Chương trình đào tạo đại học hệ đại trà là: 354.000 VNĐ/ tín chỉ [không quá 11,7 triệu VNĐ/ sinh viên].
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao: 770.000 VNĐ/ tín chỉ

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo nước ngoài theo thông báo của Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế – trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và quy định của đối tác thực hiện chương trình Liên kết đào tạo.

Học phí UTC năm 2020

Đối với năm 2020 – 2021, đơn giá học phí của trường Đại học Giao thông Vận tải [chương trình đại trà] không quá 11.700.000 VNĐ/ sinh viên. Ngoài ra, các khoản thu học phí của trường thực hiện theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục quốc dân.

Học phí UTC năm 2019

Đơn giá học phí Đại học Giao Thông Vận Tải năm 2019 – 2020 vẫn sẽ áp dụng theo quy định của Chính Phủ năm 2016. Cụ thể như sau:

  • Chương trình đào tạo đại học hệ đại trà là: 300.000 VNĐ/ tín chỉ [ tương đương 9.600.000 VNĐ/ năm].
  • Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao: 600.000 VNĐ/ tín chỉ.

Chính sách học phí

Nhằm mục đích tạo điều kiện để sinh viên tiếp tục học tập. Đại học Giao thông Vận tải đã đưa ra những chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên như sau:

Đối tượng Hồ sơ

[Các bản sao phải có chứng thực]

Ghi chú
Đối tượng sinh viên được miễn 100% học phí
Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. – Giấy xác nhận thuộc đối tượng người có công với cách mạng và con của họ do cơ quan quản lý người có công và Uỷ ban nhân dân xã xác nhận.

– Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, giấy chứng nhận thương binh [thẻ thương binh], người được hưởng chính sách như thương binh, giấy chứng nhận bệnh binh [thẻ bệnh binh].

– Bản sao Giấy khai sinh của sinh viên được hưởng chế độ ưu đãi.

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí [Mẫu đính kèm]

– Nộp hồ sơ 1 lần cho toàn bộ khóa học.

-Được cấp đơn hưởng trợ cấp ưu đãi

Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo, hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. – Giấy xác nhận khuyết tật do UBND xã cấp hoặc Quyết định v/v trợ cấp xã hội của UBND cấp huyện.

– Giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo của UBND cấp xã

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí [Mẫu đính kèm]

– Nộp hồ sơ 1 lần trong năm

– Được cấp trợ cấp xã hội

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi mồ côi, không có nguồn nuôi dưỡng. – Bản sao Quyết định về việc TCXH của chủ tịch UBND  cấp huyện

– Giấy xác nhận của UBND cấp xã cấp cho đối tượng là sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ.

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí [Mẫu đính kèm]

– Nộp hồ sơ 1 lần cho toàn bộ khóa học

– Được cấp  trợ cấp xã hội

Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo. – Giấy khai sinh [bản sao]

– Giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo do UBND cấp xã cấp

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí [Mẫu đính kèm]

– Nộp hồ sơ 1 lần trong năm

– Được hỗ trợ chi phí học tập

Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. – Giấy khai sinh [bản sao]

– Sổ hộ khẩu [bản sao]

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí [Mẫu đính kèm]

– Nộp hồ sơ 1 lần cho toàn bộ khóa học

– Được cấp  trợ cấp xã hội

Đối tượng sinh viên được giảm 70% học phí
Sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. – Giấy khai sinh [bản sao]

– Sổ hộ khẩu [bản sao]

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí [Mẫu đính kèm]

– Nộp hồ sơ 1 lần cho toàn bộ khóa học.

– Được trợ cấp xã hội

Đối tượng sinh viên được giảm 50% học phí
Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên – Bản sao Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động.

– Giấy khai sinh [bản sao]

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí [Mẫu đính kèm]

– Nộp 1 lần cho toàn bộ khóa học
Đối tượng sinh viên chỉ được cấp trợ cấp xã hội
Sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao. – Giấy xác nhận có hộ khẩu thường trú ở vùng cao.

– Giấy khai sinh [bản sao]

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí [Mẫu đính kèm]

– Nộp 1 lần cho toàn khóa học
Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học tập là những người mà gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo. – Giấy chứng nhận hộ nghèo

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí [Mẫu đính kèm]

– Nộp hồ sơ 1 lần trong năm

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh 2022

Năm học 2022- 2023, mức học phí của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến như sau:

Các chương trình chuẩn: 24 đến 30 triệu đồng/năm học [tùy theo từng ngành].

Các chương trình ELITECH: 35 đến 40 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo [IT-E10], và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng [EM-E14] có học phí khoảng 60 triệu đồng/năm học.

Chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế [FL2]: 42 - 45 triệu đồng/năm học [đã bao gồm phí ghi danh].

Các chương trình đào tạo quốc tế: 25 đến 30 triệu đồng/học kỳ [riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học kỳ].

Lộ trình tăng học phí từ 2020 đến 2025: mức tăng trung bình khoảng 8%/năm học và không vượt quá mức 10%/năm học đối với từng chương trình đang triển khai đào tạo để phù hợp lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo vào học phí đến năm 2025.

2. ĐH Ngoại thương

Đối với chương trình đại trà là 20 triệu đồng/sinh viên/năm học.

Học phí chương trình Chất lượng cao dự kiến là 40 triệu đồng/năm.

Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 60 triệu đồng/năm.

Học phí các chương trình Chất lượng cao, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản, chương trình Kế toán – kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến là 40 triệu đồng/năm. Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 60 triệu đồng/năm. Dự kiến học phí của các chương trình này được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.

3. ĐH Kinh tế Quốc dân

Học phí dự kiến với hệ chính quy chương trình chuẩn từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học.

Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học.

Lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ.

4. ĐH Y Hà Nội

5. ĐH Dược Hà Nội

Năm 2021, ĐH Dược Hà Nội áp dụng học phí là 1,430 triệu đồng/tháng đối với sinh viên hệ đại học chính quy. Đến năm học 2022-2023, nhà trường đã thông báo mức thu thay đổi như sau:

Đối với hệ đại trà, ngành Dược học áp dụng mức thu học phí 24,5 triệu đồng/năm. Ngành Hóa dược thu 18,5 triệu đồng/năm. Ngành Công nghệ sinh học và ngành Hóa học áp dụng mức thu 13,5 triệu đồng/năm. Ở hệ chất lượng cao, mức học phí được Trường Đại học Dược Hà Nội công bố là 45 triệu đồng/năm.

6. ĐH Giao thông vận tải

Theo quy định về học phí của Chính phủ, năm học 2021-2022 áp dụng cho chương trình đại trà: Các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 335.300 đồng /1 tín chỉ, khối Kinh tế là 275.900 đồng/1 tín chỉ.

Chương trình tiên tiến, chất lượng cao: Các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 616.520 đồng /1 tín chỉ, khối Kinh tế là 557.140 đồng /1 tín chỉ [học phí giữ nguyên như năm học 2020-2021].

Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Thực hiện theo Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ cho phép, năm 2020-2023 học phí đối với các trường ĐH tăng khoảng 23% so với năm 2021-2022. Mỗi năm tiếp theo, dự kiến học phí sẽ tăng 10% theo quy định của Nghị định 81/NĐ-CP

Khi Nhà trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tự chủ chi thường xuyên, học phí sẽ thu theo đề án nhưng hệ đại trà không tăng quá 1,5 lần, hệ chất lượng cao không tăng quá 2.0 lần mức quy định học phí theo nghị định 81/NĐ-CP đối với các trường chưa tự chủ. Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh: 18 triệu đồng.

7. ĐH Thương mại

Theo đề án tuyển sinh của Đại học Thương mại, học phí đối với sinh viên chính quy tuyển sinh năm 2022 như sau:

Học phí chương trình đào tạo chuẩn từ 23 triệu đồng đến 25 triệu đồng/năm học theo từng ngành [chuyên ngành] đào tạo. Học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp: từ 31,25 triệu đồng đến 33,49 triệu đồng/năm học theo từng ngành [chuyên ngành] đào tạo. Học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp: 23 triệu đồng/năm học.

8. Học viện Ngoại giao

Năm học 2022-2023, trong bối cảnh nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và nhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh, sinh viên, Học viện dự kiến mức thu học phí  như sau:

9. Học viện Ngân hàng

Các chương trình đào tạo đại trà [sinh viên tốt nghiệp được cấp 1 bằng đại học chính quy của Học viện Ngân hàng]: Học viện Ngân hàng áp dụng theo Nghị định Số 81/2001/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính phủ về việc quy định cơ cấu thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Khối ngành III [Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật kinh tế]: 12,5 triệu đồng/năm học.

Khối ngành V [Công nghệ thông tin]: 14,5 triệu đồng/năm học.

Khối ngành VII [Ngôn ngữ Anh, Kinh tế]: 12 triệu đồng/năm học.

Chương trình đào tạo chất lượng cao [sinh viên tốt nghiệp được cấp 1 bằng đại học chính quy của Học viện Ngân hàng]: 32,5 triệu đồng/năm cho khóa học 4 năm.

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học CityU, Hoa Kỳ [Sinh viên tốt nghiệp được nhận 1 bằng Đại học chính quy do Học viện Ngân hàng cấp và 1 bằng Đại học trường Đại học CityU, Hoa kỳ cấp].

Học phí cho khóa học 4 năm tại Việt Nam là 345 triệu đồng, trong trường hợp sinh viên học năm thứ tư tại Hoa Kỳ thì mức học phí sẽ căn cứ theo học phí của trường đối tác [khoảng 600 triệu đồng].

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh [sinh viên tốt nghiệp được nhận 1 bằng Đại học chính quy do Học viện Ngân hàng cấp và 1 bằng đại học của Đại học Sunderland, Anh cấp].

Học phí cho khóa học 4 năm tại Việt Nam khoảng 315 triệu đồng [bao gồm 3 năm đầu khoảng 175 triệu đồng và năm cuối khoảng 140 triệu đồng], trong trường hợp sinh viên học năm thứ tư tại Anh thì mức học phí sẽ căn cứ theo học phí của trường đối tác [khoảng 350 triệu đồng].

Với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6.0 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là khoảng 58,5 triệu đồng.

Chương trình cử nhân quốc tế liên kết với Đại học Coventry, Vương quốc Anh [Sinh viên tốt nghiệp được nhận 1 bằng Đại học của Đại học Coventry, Anh cấp].

Học phí cho khóa học 4 năm tại Việt Nam khoảng 315 triệu đồng [bao gồm 3 năm đầu khoảng 175 triệu đồng và năm cuối khoảng 140 triệu đồng], trong trường hợp sinh viên học năm thứ tư tại Anh thì mức học phí sẽ căn cứ theo học phí của trường đối tác [khoảng 450 triệu đồng].

Chương trình cử nhân định hướng Nhật Bản [sinh viên tốt nghiệp được cấp 1 bằng đại học chính quy của Học viện Ngân hàng]: 27 triệu đồng/năm cho khóa học 4 năm.

10. ĐH Quốc gia Hà Nội:

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy các CTĐT chuẩn: Từ 12-24,5 triệu đồng/năm/sinh viên và từ 30-60 triệu đồng/năm/sinh viên đối với các CTĐT đặc thù, CTĐT CLC trình độ đại học theo Đề án được phê duyệt của ĐHQGHN.

Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Thủ tướng chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Video liên quan

Chủ Đề