Hôn nhân thời phong kiến gọi là gì

Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê nói chung mang đặc thù của pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc tình trạng xã hội nước ta thế kỷ XV và sau này.

Tính đặc thù của "Quốc triều hình luật" thể hiện rõ trong hai chương "Hộ hôn" và "Điền sản". Qua hai chương này, các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ - điều mà các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm. Có 53/722 điều luật [7%] bàn về hôn nhân - gia đình; 30/722 điều luật [4%] bàn về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Những điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình.

Người vợ, trên lý thuyết, bị đòi hỏi phải lệ thuộc vào chồng và không được làm điều gì nếu không có sự chỉ đạo hay đồng ý của chồng. Nhưng trên thực tế, địa vị của người vợ - chồng thay đổi nhiều tùy thuộc theo vị trí xã hội và kinh tế của họ. Cũng giống như chồng, người phụ nữ Việt Nam xưa có tài sản riêng và tham gia các hoạt động kinh tế. Đó là điều khác biệt với người phụ nữ Trung Quốc. Trong lao động, người phụ nữ được trả công ngang bằng với người thợ nam, "không có sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà"[1]. Điều 23 trong "Quốc triều hình luât" quy định tiền công nhật cho nô tỳ là 30 đồng. Việc trả công ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được đánh giá cao và vị trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội.

Trong hôn nhân, người phụ nữ cũng có thể yêu cầu ly hôn [đâm đơn kiện].

Điều 322 - "Quốc triều hình luật" ghi: "Con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ", nếu "con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị". Trong gia đình người vợ tương đối bình quyền với người chồng và do đó, hôn nhân không được coi là sự chuyển giao hoàn toàn cô gái từ gia đình bên nội của mình sang gia đình chồng như ở Trung Quốc. Không những thế, luật pháp còn bảo vệ người phụ nữ. Họ được phép đến nhà đương chức xin ly hôn trong trường hợp chồng không chăm nom, săn sóc vợ trong 5 tháng [1 năm - nếu vợ đã có con]. Nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức ly hôn. Nghĩa là, người chồng không làm tròn nghĩa vụ với vợ thì người vợ cũng không buộc phải làm tròn bổn phận của mình. Quy định này không có trong bất kỳ bộ luật nào của Trung Quốc cũng như các văn bản cổ luật trước hay sau triều Lê. Ngay cả khi luật bắt buộc người chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan, điều 310 quy định "Vợ, nàng dâu đã phạm vào điều "thất xuất" mà người chồng ẩn nhẫn không bỏ thì phải tội biếm tùy theo nặng nhẹ". Tuy nhiên, sẽ không thể ly hôn được nếu như khi phạm vào điều thất xuất người vợ đang ở trong ba trường hợp [tam bất khứ]: đã để tang nhà chồng 3 năm; khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại không có bà con để trở về. Đồng thời, khi hai bên vợ chồng đang có tang cha mẹ thì vấn đề ly hôn cũng không được đặt ra. Khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có quyền đòi chia một nửa số con. Điều 167 - Hồng Đức thiện chính thư - quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: Giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng mỗi bên giữ một bản làm bằng. Vậy là, bên cạnh sự ưng thuận của cha mẹ hay các bậc tôn thuộc rất quan trọng thì sự ưng thuận của hai bên trai - gái cũng là một thành tố được nhà lập pháp chú ý đến.

Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm.

Thông thường, nếu ly hôn không do lỗi của người vợ thì phần tài sản riêng [gồm cả điền sản và tư trang], người vợ có quyền mang về nhà mình. Trong trường hợp có lỗi; thường thì tự ý người vợ không đem theo tài sản hoặc trong một vài trường hợp luật định người vợ buộc phải để lại tài sản đó cho chồng, "người vợ mà đi gian dâm, tài sản phải trả về cho chồng"[2].

Ngoài ra, việc phân chia và thừa kế tài sản còn tùy thuộc vào việc vợ chồng có con hay không có con. Pháp luật quy định cụ thể ở các điều 374, 375 và 376 [Quốc triều hình luật]. Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân [tài sản chung]. Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.

Còn khi chồng chết trước [hay vợ chết trước] tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ [bố mẹ bên chồng/vợ hoặc người thừa tự bên chồng/vợ giữ]. Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời [nhưng không có quyền sở hữu]. Khi người vợ/chồng chết, thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng.

Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng. "Quốc triều hình luật" không nhắc tới động sản, chỉ đề cập tới điền sản, theo Vũ Văn Mẫu: "Điểm này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, các động sản khác chỉ là những vật có ít giá trị". Song trong "Hồng Đức thiện chính thư" [điều 258-259] đã không gạt hẳn các động sản ra ngoài thừa kế. "Đến như nhà cửa chỉ có thể chia làm hai, người sống được một phần làm chỗ ở, người chết được một phần làm nơi tế lễ". "Còn đến của nổi, phải để cung vào việc tế tự và theo lệ dân trả nợ miệng, còn thừa bao nhiêu cũng chia cho vợ con". "Của nổi" ở đây được hiểu là vàng, bạc, lụa, vải, thóc lúa, giường chiếu, đồ sứ, mâm thau... Như vậy, pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra

Trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không phân biệt con trai - con gái. Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con [điều 388]; "người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng" [điều 391]. "Ruộng hương hỏa giao cho con trai, cháu trai, nếu không có thì giao cho cháu gái ngành trưởng".

Về việc áp dụng hình phạt "ngũ hình" [3], có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà: không áp dụng hình phạt "trượng" cho đàn bà và áp dụng riêng từng loại tội "đồ" cho đàn ông và đàn bà [điều 1 - Quốc triều hình luật].

Tóm lại, bộ luật Hồng Đức có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Pháp luật ấy về cơ bản được duy trì để thi hành ở những thế kỷ sau, cho đến khi nhà Nguyễn ban hành bộ luật Gia Long thì uy tín, tinh thần những điều khoản luật Hồng Đức vẫn còn sống trong dân gian. Bộ luật ấy đã có những quy định tương đối tiến bộ, công nhận cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến một số quyền lợi và phần nào bảo vệ họ đối với thái độ "trọng nam khinh nữ"... Có lẽ vì thế mà chúng ta mới thấy xuất hiện trong lịch sử những Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan... mạnh mẽ, mãnh liệt, khát khao bày tỏ tình cảm, mà cũng sâu sắc, trầm lắng biết bao! Họ lên tiếng cho người phụ nữ. Họ đấu tranh cho người phụ nữ... Và cho đến bây giờ, dưới thời đại Hồ Chí Minh, người phụ nữ đã bình đẳng với nam giới, không còn sự "trọng nam khinh nữ" nữa, quyền lợi của người phụ nữ đã được công nhận và bảo vệ như nam giới, thì chúng ta mới thấy được những quyền lợi của người phụ nữ xưa vẫn còn quá ít ỏi, họ còn bị gò bó, ràng buộc, chi phối bởi biết bao nhiêu nguyên tắc đạo đức phong kiến, những "tam tòng, tứ đức"... Tuy nhiên, phải thấy rằng, nhà nước thời Lê đã bắt đầu nhận thấy vai trò lớn lao của người phụ nữ trong sản xuất và trong cuộc sống. Đó là điều tiến bộ trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

02[57]/2010

Mục lục

  • 0.Pháp luật nhà Lê thế kỷ XV trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
  • 1.Tài liệu tham khảo

Pháp luật nhà Lê thế kỷ XV trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữa

PHẠM THỊ NGỌC HUYÊN

02[57]/2010 - 2010, Trang 20-25

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

PHẠM THỊ NGỌC HUYÊN , Pháp luật nhà Lê thế kỷ XV trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữa, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 02[57]/2010, Trang 20-25

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=41630192-8c85-4230-bccc-9c6abffa825b

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Thế kỷ XV là thời kỳ phát triển cực thịnh của nhà nước Phong kiến Việt Nam. Nhà nước sử dụng pháp luật như công cụ sắc bén để quản lý xã hội. Quốc triều hình luật [QTHL] là bộ luật có tính rường cột của hệ thống pháp luật nhà Lê, phản ánh một cách phong phú nhiều mặt đời sống và tập quán, truyền thống của dân tộc ta. QTHL có sức sống mãnh liệt trong nhiều thế kỷ, đảm bảo tính ổn định, trật tự hóa các mối quan hệ xã hội căn bản. Điều làm nên giá trị đó của pháp luật có lẽ bất nguồn từ những quy định của pháp luật thể hiện sự quan tâm đến nhân tố con người, là vốn quý, động lực của phát triển. Việc làm rõ những nhân tố tích cực của pháp luật nhà Lê mà hệ thống pháp luật của nhà nước ta hiện nay cần kế thừa, phát triển là vấn đề cần thiết. Thông qua bài viết này, tác giả làm sáng tỏ những quy định của pháp luật thời kỳ này nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, quan hệ tài sản, quan hệ pháp luật khác, góp phần nhỏ vào việc thể hiện sự trân trọng của các thế hệ người Việt đối với di sản tích cực của pháp luật mà ông cha ta để lại; đồng thời kế thừa truyền thống tốt đẹp của người xưa vào sự nghiệp xây dựng đất nước ta ngày nay, trong đó có việc xây dựng hệ thống pháp luật mang đậm đà bản sắc dân tộc, được hình thành từ chính lịch sử nhà nưóc pháp luật của dân tộc.

Vào thế kỷ XV Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, ý thức hệ Nho giáo đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều chỉnh các mối quan hệ thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình của nhà Lê. Theo đạo lý Nho giáo, phụ nữ phải khuôn theo phép tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” cho nên hôn nhân chính là sự chuyển giao uy quyền đổi với phụ nữ từ người cha sang người chồng. Địa vị của phụ nữ theo Nho giáo rất thấp kém. Trong gia đình, quyền lực của người chồng là tuyệt đối, người vợ phải phụ thuộc chồng, không được làm gì mà không có sự đồng ý của chồng. Người chồng chịu trách nhiệm dạy đức hạnh cho vợ “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” nhà chồng, vợ không được trái lời chồng, không được ghen tuông, oán giận chồng. Cơ sở xây dựng trật tự xã hội phụ thuộc vào sự hòa thuận giữa vợ và chồng trong gia đình và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách cư xử của người vợ. Hôn nhân gắn chặt với sự bảo tồn lâu dài dòng giống gia đình, tức là việc sinh con đẻ cái của vợ. Nếu vợ không có con, chồng phải bỏ vợ để lấy vợ khác cho khỏi tuyệt tự. Trong gia đình Nho giáo, người phụ nữ dường như chỉ có nghĩa vụ thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ chồng, tiết hạnh với chồng và nuôi dạy con cái. Những quan điểm về tề gia của đạo Nho đã được giai cấp thống trị phong kiến Việt Nam tiếp thu làm cơ sở tư tưởng cho việc xây dựng pháp luật về hôn nhân gia đình.

Pháp luật nhà Lê đã dành phần lớn các quy phạm pháp luật để điều chỉnh mối quan hệ hôn nhân gia đình theo định hướng Nho giáo. Hôn nhân gia đình được xây dựng theo nguyên tắc không tự do, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó theo đúng quan điểm “gia tòng phụ” của đạo Nho. Pháp luật quan tâm bảo vệ quyền lợi của người chồng, người cha trong gia đình theo tiêu chí “ Phu xướng phụ tùy” của Nho giáo.

Tuy vậy, nếu đi sâu phân tích những điều khoản của pháp luật nhà Lê trong QTHL và các văn bản pháp luật khác, chúng ta có thể thấy những quy định riêng biệt hiếm có của nhà Lê thể hiện đạo lý truyền thống dân tộc trong việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng của con người, đặc biệt là phụ nữ.

Thông qua việc phân tích những quy phạm pháp luật nhà Lê trong chế định ly hôn, kết hôn, mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, ta thấy toát lên đặc điểm: pháp luật đã chấp nhận đạo lý gia đình Nho giáo nhưng đã làm cho các nghi lễ Nho giáo thích ứng với tình hình xã hội, quyền lợi của dân tộc ta, đồng thời pháp luật đã thể chế hóa những phong tục tập quấn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ghi nhận quy chế pháp lý của người vợ trong gia đình tương đối bình Đẳng với chồng. Pháp luật đã góp phần tạo lập cho vợ, chồng những quyền, nghĩa vụ bổ sung cho nhau để giữ vững nền tảng truyền thống của gia đình Việt Nam. Đặc điểm này của pháp luật sẽ được phản ánh đầy đủ thông qua việc nghiên cứu những quy định riêng biệt của pháp luật nhà Lê.

Trước hết, trong chế định kết hôn, quy định về độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ là những quy định thuần túy Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng văn hóa Nho giáo nhưng pháp luật không bất chước lễ nghi Nho giáo một cách gò bó gượng ép.Trong Thiên Nam Dư Hạ Tập, năm Hồng Đức thứ 28, Lê Thánh Tông ban hành nghi lễ về cưới xin đã quy định “Con trai 18 tuổi trở lên, con gái từ 16 tuổi trở lên, bản thân hoặc người chủ hôn báo với cha mẹ hoặc người là trưởng tộc, không có tang có thể làm chủ hôn. Đầu tiên để làm mối qua lại đưa lời, chờ bên nhà gái hứa cho, rồi sẽ định thân”[1]. Như vậy với việc quy định độ tuổi kết hôn đó [nếu so sánh với pháp luật phong kiến Trung Quốc cùng thời kỳ đó, họ xác định tuổi kết hôn là từ 20 đến 30], ta nhận thấy pháp luật nhà Lê hoàn toàn bắt nguồn từ hoàn cảnh lịch sử, truyền thống, tâm lý của dân tộc Việt Nam. Pháp luật đã đáp ứng được lòng mong muốn của các bậc làm cha mẹ, muốn con cái sớm thành gia thất để phụng tự tổ tiên. Việc quy định độ tuổi kết hôn như trên cũng góp phần hạn chế nạn tảo hôn vốn rất phổ biến ở chế độ phong kién. Có thể thấy pháp luật đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của sự phát triển những tiến bộ xã hội, góp phần cải thiện địa vị của những bé gái vị thành niên trong xã hội phong kiến thế kỷ XV. Ở đây, ta lại nhận thấy sự tiến xa của pháp luật nhà Lê về trình độ xây dựng pháp luật đương thời, rất đáng trân trọng.

Giá trị của pháp luật nhà Lê không chỉ thể hiện ở tính phù hợp của các quy định với hoàn cảnh lịch sử mà còn thể hiện ở sự phù hợp của nó với phong tục tập quán truyền thống của dân tộc ta. Nhà Lê quy định các bước nghi lễ cưới xin, lễ vật cho từng bước, là sự thể chế hóa phong tục tập quán của người Việt Nam hoàn toàn xa lạ với pháp luật phong kiến Trung Quốc. Chẳng hạn Thiên nam dư hạ tập [văn bản pháp luật được ban hành vào thời vua Lê Thánh Tông] quy định :

+ Lễ vật chạm ngõ:

- Nhà giàu: một tấm lụa, một con lợn, hai nậm rượu, hai mâm cau, hai mâm trầu không.

- Nhà thường [cũng như nhà nghèo tùy dùng]: một con lợn, hai nậm rượu, một mâm cau, một mâm trầu không.

+ Lễ dẫn cưới:

- Nhà giàu: hai tấm lụa màu, mười quan tiền, một đôi vòng bạc, một chiếc hộp bằng sơn mài, gương lược tùy dùng, một chiếc hộp bằng ngà, một chiếc hộp bằng gỗ thơm, ba con lợn, mười nậm rượu, sáu mâm cau, sáu mâm trầu không.

- Nhà thường [cũng như nhà nghèo tùy dùng]: một tấm lụa màu, năm quan tiền hoặc ba quan, một đôi cây nến bằng bạc, một chiếc hộp bằng sơn mài, hai con lợn, tấm nậm rượu, bốn mâm cau, bốn mâm trầu không.

+ Lễ vật rước dâu:

- Nhà giàu: một tấm lụa màu.

- Nhà thường [hoặc nghèo]: tùy dùng.[2]

Những quy định về lễ vật như trên có hai ý nghĩa: nhà Lê mong muốn dân chúng không tiêu tốn nhiều cho việc kết hôn, đồng thời hạn chế việc thách cưới của nhà gái vượt khả năng kinh tế của nhà trai. Từ quy định này, ta còn hiểu thêm, hôn nhân trong xã hội thế kỷ XV không hoàn toàn biến người phụ nữ thành đối tượng của quyền sở hữu của chồng, hôn nhân cũng không phải là sự gả bán con của gia đình nhà gái. Bằng những quy định trên cho phép ta lý giải được địa vị tương đối bình đẳng của người phụ nữ trong gia đình mà pháp luật dành cho họ, trong mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.

Khi xác lập quan hệ hôn nhân, nhà Lê đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người con gái, dành cho họ quyền được từ hôn khi người con trai rơi vào những điều kiện nhất định. Theo Điều 322 QTHL "Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu quan mà trả đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ; trái luật thì bị xử phạt 80 trượng"[3]. Bởi vì, sau khi kết hôn, người chồng với tư cách là gia trưởng sẽ phải đảm đương trách nhiệm đối với gia đình. Nếu người con trai nam trong các trường hợp trên thì không thể thực hiện được bổn phận của mình, có thể đem đến sự bất hạnh cho người vợ. Điều đó cho thấy, nhà làm luật đã nhìn nhận tương đối bình đẳng về những chuẩn mực đặt ra đối với nam và nữ. Nếu phụ nữ phải có đủ pham chất công, dung, ngôn, hạnh để chăm lo cho gia đình, phụng dưỡng cha mẹ thì có quyền kết hôn với người có chuẩn đạo đức, lối sống, tình trạng sức khỏe cho “xứng đôi, vừa lứa”. Đàn ông mắc phải ác tật hoặc phạm tội, phá tán gia sản không thực hiện được trách nhiệm của mình với gia đình, người con gái có quyền từ hôn, mặc dù nhà gái đã nhận sính lễ.

Ngoài ra, nhà làm luật còn thể hiện sự tôn trọng nhân phẩm của phụ nữ, bảo vệ lợi ích của họ, chống lại hành vi cậy quyền thế, lộng hành, cưỡng bức con gái lương dân kết hôn trái ý muốn của người con gái. Điều 316 QTHL, “Các quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà con gái ở trong hạt mình, thì xử phạt 70 trượng, biểm ba tư và bãi chức”[4] Điều 338 QTHL: ‘‘Những nhà quyền thể mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân thì xử tội phạt, biếm hay đồ[5]" thể hiện tính nhân văn của pháp luật trong việc bảo vệ nhóm đổi tượng dễ bị tôn thương, đặc biệt là phụ nữ, những người có vị thế xã hội thấp hèn. Đây là điểm tiến bộ của pháp luật thời Lê rất đáng trân trọng.

Trong đời sống vợ chồng, nhà Lê có một số quy định ràng buộc người chồng đối với gia đình nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người vợ. Chẳng hạn, pháp luật thời Lê bảo vệ quyền lợi của người vợ bằng quy định về nghĩa vụ đồng cư tại Điều 308 QTHL. Nghĩa vụ này, đòi hỏi người chồng phải có trách nhiệm đổi với gia đình, làm tròn đạo nghĩa phu thê, vốn là một trong năm mối quan hệ rường cột của chế độ phong kiến.

Trong khuôn khổ gia đình Nho giáo, hôn nhân đem lại cho người chồng trách nhiệm và quyền của người gia trưởng. Nhưng trong gia đình Việt Nam thế kỷ XV, người vợ không phải hoàn toàn lệ thuộc vào chồng và không có những quyền lợi nhất định, với những quy định tương đối tiến bộ, pháp luật nhà Lê làm cho vai trò của người vợ không kém phần quan trọng trong gia đình. Trường hợp chồng bỏ phế gia đình sẽ bị trừng phạt vì chồng đã vi phạm nghĩa vụ cùng chung sống tại một nơi với vợ và nghĩa vụ chăm sóc vợ, các con trong gia đình. Điều 308 QTHL/ “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ năm tháng không đi lại [vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng] thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho thời hạn một năm. vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”[6] Lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến, nhà nước thừa nhận quyền yêu cầu ly hôn của người vợ ở Điều 308 và 333 QTHL. Điều đó thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động xây dựng pháp luật của nhà Lê. Một mặt nhà nước thừa nhận chế độ đa thể của chồng, nhưng mặt khác, pháp luật không chỉ quy định nghĩa vụ chung thủy của vợ mà còn của cả người chồng “Gian dâm với vợ người khác thì sẽ xử tội lưu hay tội chết”[7]. “Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù nguời con gái thuận tình thì cũng xử như tội hiếp dâm”[8]

Trong gia đình, nhà Lê một mặt thừa nhận địa vị gia trưởng của người chồng nhưng pháp luật cũng không phủ nhận năng lực pháp lý của người vợ. Người vợ cả trong gia đình có vai trò rất quan trọng xuất phát từ mục đích của hôn nhân là phụng tự tô tiên. Nhiệm vụ tế tự, trước hết phải giao cho người con trai trưởng của vợ cả. Người vợ cả được coi là đích thê, pháp luật bảo vệ quyền lợi của người vợ cả, chẳng hạn Điều 309 QTHL quy định: “Ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt, vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tộị biếm”.[9] Nếu một bên trong quan hệ hôn nhân là chồng không may mất sớm, sau khi tang chồng đã hết mà vợ vẫn thủ tiết thờ chồng thì họ chính là người thay thế chồng điều khiển gia đình với sự trợ giúp của người con trai trưởng. Để phòng ngừa những người thân thuộc trong gia đình người chồng đã chết tranh giành gia tài và địa vị gia trưởng, đồng thời cũng là để bảo vệ quyền lợi của người vợ, pháp luật quy định “Tang chồng đã hết mà nguời vợ muốn thủ tiết, nếu ai không phải là ông bà cha mẹ mà ép gả cho người khác thỉ xử biếm ba tư và bat phải ly dị, nguười đàn bà phải trả về nhà người chồng cũ, người đàn ông lấy thì không phải tội”[10]. Vấn đề luân lý của gia đình luôn là chủ đề chính của giáo lý Không tử. Trong năm mối quan hệ rường cột giữa người với người được các nho gia chỉ ra, thì có tới ba trong năm mối quan hệ đó gấn với gia đình, đó là quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha - con, quan hệ anh - em. Gia đình nho giáo là gia đình gia tộc phụ quyền, người gia trưởng có mọi quyền uy đối với các thành viên khác của gia đình.

Trong mối quan hệ giữa chồng với vợ, chúng ta không phủ nhận những quy định của pháp luật về việc người vợ phải phục tùng chồng, phải thực hiện các nghĩa vụ chung thủy tuyệt đối đối với chồng, nhưng bằng những quy định của pháp luật, nhà Lê cũng không cho phép người chồng đối xử tàn bạo với vợ. Theo Điều 482 QTHL, người chồng cố ý gây thương tích cho vợ cả, vợ lẽ hoặc đánh chết vợ đều bị trừng trị. Chính quy định này đã làm sáng tỏ bản chất của hôn nhân trong xã hội thế kỷ XV, không biến người vợ thành đối tượng của quyền sở hữu của chồng.

Quyền lợi ích chính đáng của phụ nữ không chỉ được pháp luật bảo vệ trong quan hệ hôn nhân gia đình mà còn được bảo vệ trong cả trường hợp họ là chủ thể của tội phạm. Quốc triều hình luật quy định hình phạt có tính chất khoan hồng đối với phụ nữ phạm tội, không áp dụng hình phạt đánh trượng [gậy] với họ. Điều 680 QTHL quy định việc thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, theo đó phải chờ cho họ sinh đẻ sau một trăm ngày mới đem hành hình. Không dùng xuy hình [đánh bằng roi] đối với phụ nữ có thai.

Để thấy được địa vị của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, thiết nghĩ cũng phải làm sáng tỏ mối quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Bằng các Điều 374,375,376 QTHL, pháp luật nhà Lê đã phân biệt ba loại tài sản trong gia đình:

+ Một là tài sản riêng của chồng có trước thời kỳ hôn nhân:

+ Hai là tài sản riêng của vợ;

+ Ba là tài sản chung của vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân.

Đối với cả ba loại tài sản của gia đình, chỉ có cha mẹ mới là chủ sở hữu của tài sản và thực hiện quyền năng của chủ sở hữu trong các giao dịch. Ta nhận thấy trong thời kỳ hôn nhân, vợ cả và chồng đều có quyền ngang nhau đối với tài sản của gia đình, để thực hiện giao dịch mua bán, cầm cố, đổi chác đều phải được sự đồng ý của cả hai người, đó là vợ cả và chồng. Để chứng minh cho điều vừa khẳng định trên, chúng ta có thể tham khảo các văn khế bán đứt ruộng đất, văn khế cầm cố ruộng đất, văn khế đổi ruộng được lập mẫu vào niên hiệu Thống Nguyên của vua Lê Cung Hoàng [1522-1527] thể hiện trong văn bản với tên gọi là Quốc triều thư khế thể thức. Các văn khế đó, đều phải có sự điểm chỉ của cả vợ và chồng, nhân danh cả vợ và chồng để thực hiện các giao dịch, điều đó có nghĩa là vợ chồng đều có sự thỏa thuận thống nhất trước khi quyết định một giao dịch. Nội dung này làm cho pháp luật nhà Lê khác hẳn với các quy định của pháp luật nhà Nguyễn thế kỷ XIX, bộ luật Gia Long cho phép người chồng có toàn quyền định đoạt tài sản của gia đình, thậm chí ngay cả tài sản riêng của vợ. Những quy định như vậy phản ánh truyền thống tôn trọng phụ nữ trong đời sống xã hội và trong gia đình người Việt của pháp luật thế kỷ XV.

Vị trí của người vợ trong gia đình được quy định trong pháp luật nhà Lê còn được thể hiện rõ ràng trong những quy định về phân chia tài sản gia đình khi vợ hoặc chồng chết hoặc khi vợ chồng ly hôn. Quyền tài sản của vợ hoặc chồng trong trường hợp phải phân chia tài sản được quy định trong Điều 375 QTHL như sau:

Vợ chồng không có con, nếu một trong hai người chết trước mà không có chúc thư, giải quyết di sản của người để lại thừa kế như sau:

- Tài sản riêng của vợ [chồng] có trước thời kỳ hôn nhân thì được chia làm hai phần. Một phần được chuyên giao cho gia đình của người đã chết [bố mẹ hoặc người thừa tự của người đã chết], phần còn lại được chia cho vợ hoặc chồng còn sống để sinh tồn. Khi người vợ [chồng] còn sống này mất đi, hoặc người vợ cải giả thì phần tài sản này thuộc về người thừa tự. Nếu chồng lấy vợ khác thì vẫn được hưởng một nửa số tài sản riêng của vợ đã chết trước đó.

- Tài sản mà vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân được chia làm hai phần: vợ và chồng mỗi người một phần. Phần của vợ [chồng], tức là người đã chết, lại được chia làm ba, cho vợ [chồng] hai phần, một phần ba số tài sản còn lại được dành cho cha mẹ [nếu cha mẹ của người chết cũng đã mất, phần ấy thuộc về người thừa tự để duy trì việc cúng giỗ cho người đã chết]. Hai phần tài sản cho vợ cũng đủ để nuôi một đời mình, không được nhận làm của riêng, vợ chết hay cải giá thì hai phần ấy lại thuộc về người thừa tự đê lo việc tế tự và phần mộ của chồng, vợ chết trước thì chồng cũng thế, chỉ không câu nệ khi lấy vợ khác.

Sự phân chia tài sản như vậy cho thấy người vợ có vị trí rất quan trọng trong gia đình. Nếu vợ chồng không có con, chồng chết trưóc, vợ luôn ở hàng thừa kế thứ nhất tài sản của người chồng. Luật thừa nhận tài sản riêng của vợ và chồng có trước thời kỳ hôn nhân, vì vậy, nếu vợ chồng ly hôn, người vợ không có lỗi thì vợ có quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình và một nửa số tài sản mà vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân. Nếu ly hôn do lỗi của vợ, chẳng hạn vợ“ thất xuất”, thì vợ bị truất quyền sở hữu đối với toàn bộ tài sản của gia đình.

Bên cạnh những quy định tiến bộ trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong gia đình Nho giáo, pháp luật cũng có những quy định thể hiện sự bất bình đẳng về quyền tài sản giữa vợ và chồng trong quá trình phân chia tài sản do lỗi của vợ như trên. Nhưng bao trùm lên tất cả những quy định trong chế định về mối quan hệ giữa vợ và chồng, pháp luật nhà Lê đã ghi nhận vai trò rất quan trọng của người vợ trong việc đóng góp công sức góp phần tạo lập khối tài sản chung của vợ chồng bằng những hoạt động kinh tế của mình. Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản riêng và tài sản của hai vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân. Đồng thời, pháp luật đã hợp thức hóa quyền thừa kế tài sản chính đáng của vợ đối với di sản mà chồng để lại. Đây là điểm độc đáo trong pháp luật nhà Lê. Ngoài việc người vợ có quyền thừa hưởng di sản thừa kế của chồng [trong trường hợp chồng chết trước] thì các con cũng có quyền thừa hưởng di sản thừa kế của cha mẹ. Vợ, chồng có con thì con cái là những người thừa kế duy nhất. Điều 347 QTHL quy định chỉ khi nào vợ chồng không có con thì cha mẹ họ hoặc người thân của họ mới được thừa kế tài sản để duy trì sự cúng giỗ người để lại di sản. Con trai và con gái đều được chia phần tài sản thừa kế như nhau [Điều 388 QTHL].

Bằng những quy định của pháp luật về mối quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, ta thấy pháp luật nhà Lê luôn dành cho vợ chồng, con cái một vị trí quan trọng, họ luôn được đặt vào hàng thừa kế thứ nhất. Trong việc phân chia di sản của cha mẹ, động sản cũng như bất động sản, các con bao gồm con vợ cả, con vợ lẽ, con đẻ, con nuôi đều có quyền thừa kế, không phân biệt con trai hay con gái. Đây là quy định tiến bộ đặc sắc của pháp luật thời Lê. Tuy nhiên, mức độ và phần di sản được hưởng giữa các con có thể khác nhau, các con vợ cả, con đẻ được hưởng nhiều hơn [Điều 380, 388 QTHL]. Đối với di sản hương hỏa để chăm lo việc thờ cúng tổ tiên, pháp luật giao cho người trưởng nam của dòng họ nội. Người trưởng nam của vợ cả và dòng trưởng nam của người đó thay thế nhau chăm lo thờ cúng tổ tiên. Nếu người trưởng nam hư hỏng, bất hiếu hay bị dị tật nặng không thể giữ việc thờ cúng thì người con trai thứ trở thành người thờ tự, nếu vợ chồng không có con trai thì dùng con gái trưởng thừa kế di sản hương hỏa, thờ cúng tổ tiên. [Điều 388,389,391 QTHL]. Việc quy định con gái trưởng có quyền thừa kế hương hỏa là biểu hiện tiến bộ, hiếm có của pháp luật phong kiến thời Lê thế kỷ XV.

Như vậy, với những quy định tương đi tiến bộ trong việc điều chỉnh mi quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, pháp luật nhà Lê phần nào thể hiện đưc sự phù hợp trong nội dung của pháp luật với trình độ phát triển kinh tế xã hội, hoàn cảnh lịch sử thế kỷ XV và truyền thng dân tộc. Điều đó làm nên sức sống lâu bền của pháp luật nhà Lê trong nhiều thế kỷ. Pháp luật nhà Lê đã bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ trong xã hội phong kién. Lần đầu tiên trong lịch sử, pháp luật phong kién Việt Nam đã công khai bảo vệ địa vị của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Đây là đặc điểm rất đáng trân trọng của pháp luật nhà Lê, pháp luật đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng gia đình truyền thống Việt Nam, mang đầy đủ bản sắc dân tộc đặc trưng cho văn hóa Việt Nam, gia đình mà người vợ, người mẹ có vị trí quan trọng, người vợ có vị trí tương đối bình đẳng với người chồng, ngươi vợ có vai trò chủ yếu trong việc thờ phụng tổ tiên, chăm sóc cha mẹ chồng và nuôi dạy con cái. Chính vì vậy mà pháp luật nhà Lê đã khẳng định: “Nên nhớ rằng con dâu quan hệ cho sự thịnh suy của gia đình.[11]


[1]Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. Viện nghiên cứu nhà nuớc và pháp luật, Một sô văn bản pháp luật Việt Nam Thể kỷ XV- Thể kỷ xvniyyy Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 246

[2]Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quổc gia, Viện nghiên cúm nhà nước và pháp luật, Sđd, tr. 250

[3]Quốc triều hình luật, Chương Hộ hôn, Điều 322, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 130

[4] Quốc triều hình luật, Chương Hộ hôn, Điều 316, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 129

[5] Quốc triều hình luật, Chương Hộ hôn, Điều 338, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 135

[6]Quốc triều hình luật, Chương Hộ hôn, Điều 308, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 127

[7] Quốc triều hình luật, Chương Thông gian, Điều 401, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 157

[8] Quốc triều hình luật, Chương Thông gian, Điều 404, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 157

[9] Quốc triều hình luật, Chương Hộ hôn, Điều 309, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 127


[10] Quốc triều hình luật, Chuơng Hộ hôn, Điều 320, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2003, tr. 130


[11] Đại học viện Sài Gòn, Trường luật- khoa đại học, Hồng- Đức thiện chính thư , Đoạn 255, Nam Hà Ấn quan, Sài Gòn, 1959, tr.95.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề