Hướng dẫn bán hàng trên chợ điện tử

Trong các kênh kinh doanh online, sàn thương mại điện tử luôn là “ứng cử viên sáng giá” được đông đảo mọi người lựa chọn. Có thể nói rằng đây là “mảnh đất màu mỡ” dành cho tất cả những ai đang kinh doanh online không nên bỏ lỡ.

Điều này càng được chứng mình rõ ràng nhất khi từ đầu năm 2020 – khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, sàn thương mại điện tử lại càng tăng lượng người mua một cách nhanh chóng. Nhưng không phải ai lựa chọn bán hàng trên sàn thương mại điện tử cũng đều sẽ thành công, nhất là khi chưa biết những điều dưới đây.

1/ Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử hay sàn giao dịch thương mại điện tử là những cụm từ chúng ta vẫn thường được nghe nhắc đến. Đặc biệt là những ai kinh doanh hoặc mua sắm online sẽ không còn xa lạ với những cụm từ này. Tuy nhiên, liệu bạn có thể trả lời một cách chính xác sàn thương mại điện tử là gì không? Sàn thương mại điện tử có tên tiếng Anh đầy đủ là Electronic Commerce hay còn được viết tắt với các phiên bản khác nhau như Ecommerce, E-comm và EC.

Đây là một website thương mại điện tử được ví như cầu nối giúp các thành viên đăng ký bán hàng có thể là các cá nhân hoặc các tổ chức đăng tải các sản phẩm, mặt hàng trên giao diện với mục đích kinh doanh. Hay nói một cách đơn giản hơn thì sàn thương mại điện tử sẽ đóng vai trò trung gian, là một khu chợ “ảo” trên mạng lưới Internet để giúp người bán và người mua có thể tiến hành các giao dịch mua bán một cách dễ dàng. Thay vì bạn phải đến các cửa hàng, trung tâm thương mại hay các khu chợ trực tiếp thì sàn thương mại điện tử lúc này sẽ đảm nhận những vai trò tương tự.

Khái niệm này cũng được quy định rất rõ ràng tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 46/2010/TT-BCT các bạn có thể tìm hiểu kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, về bản chất thì đây là một website thương mại điện tử, cung cấp các nguồn tài nguôn cho những người không phải chủ website có thể đăng tải và tiền hành các giao dịch bán hàng, kinh doanh của mình. Còn với người mua hàng, khi đã đăng ký tài khoản mua sắm thành công có thể tìm kiếm, lựa chọn, thanh toán cho những sản phẩm mà mình ưng ý với một quy trình rõ ràng.

Xem thêm: Bán hàng trên Marketplace Facebook - Những kinh nghiệm “đắt giá” dành cho dân buôn

2/ Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là gì?

Thêm một khái niệm nữa cần làm sáng tỏ trong bài ngày hôm nay “Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là gì?”. Theo đó, các bạn cần tránh nhầm lẫn với những website thương mại điện tử bán hàng độc lập của các thương thiệu và sàn thương mại điện tử lúc này. Theo đó, cùng là website thương mại điện tử nhưng vẫn sẽ có hai kiểu đó là bán hàng trực tiếp cho khách hàng và bán trung gian qua một bên. Với việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử chính là thuộc về vế thứ hai, tức là người bán hàng lúc này không phải chủ sở hữu của website mà đơn thuần chỉ là một thành viên, đối tác kinh doanh của thương hiệu mà thôi.

Sàn thương mại điện tử là một trong những kênh bán hàng online được rất nhiều người lựa chọn, không chỉ có các cá nhân nhỏ lẻ mà còn có cả các công ty, doanh nghiệp cũng đã đưa thương hiệu của mình “lên sàn giao dịch”. Nhất là khi xu hướng shopping online ngày càng nở rộ trong thời gian gần đây và dấu mốc ấn tượng của điều này chính là bắt đầu từ năm 2020. Dưới tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều người phải thay đổi thói quen mua sắm của mình.

Như vậy, bán hàng trên sàn thương mại điện tử chính là việc bạn đưa những sản phẩm, hàng hóa của mình lên một website thương mại do một bên khác làm chủ để tiến hành công việc kinh doanh của mình. Đây sẽ là bên trung gian, để đăng ký bán hàng cũng như tiến hành các giao dịch cần thiết giữa mình và khách hàng. Bạn cần phải tuân thủ đầy đủ những quy định từ bên chủ của sàn giao dịch thương mại điện tử.

3/ Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có lãi không?

Thị trường thương mại điện tử đang là chủ đề rất HOT và được các thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh online quan tâm rất nhiều. Nhưng điều họ quan tâm nhất vẫn là bán hàng trên sàn thương mại điện tử có lãi không? Nếu chưa trải nghiệm thực tế trong một thời gian nhất định, bạn rất khó đánh giá được liệu bên trung gian này có mang lại mức lãi nhất định cho đối tác của mình hay không.

Nhưng với ưu thế không phải thuê mặt bằng, nhân sự cùng việc cắt giảm hàng loạt các chi phí liên quan, nên đây chính là sức hút của các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, các đơn vị đăng ký kinh doanh vẫn sẽ phải trả những mức phí chiết khấu tùy theo quy định của các sàn thương mại điện tử. Theo đánh giá chung, các mức chiết khấu của các bên chủ sàn thương mại điện tử hiện nay ở nước ta vẫn rất hợp lý và điều này mang về một mức lãi nhất định cho các đối tác.

Tất nhiều, nếu như không mang về mức lãi ổn định cho các đối tác thì chắc chắn các sàn thương mại điện tử đã không thể HOT như hiện nay. Nhưng lãi bao nhiêu, lãi có nhiều hay không còn phụ thuộc vào người bán thực tế. Bởi các sàn thương mại điện tử cung cấp một nguồn tài nguyên ổn định cho các đối tác của mình. Tuy nhiên, trên đó cũng có vô số các đối thủ mà bạn phải cạnh tranh trực tiếp.

4/ Có nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử?

Năm 2020 bắt đầu đánh dấu một thời kỳ “hoàng kim” cho sự phát triển của sàn thương mại điện tử ở rất nhiều quốc giá, chứ không chỉ riêng Việt Nam chúng ta. Có thể đại dịch là tác nhân rất lớn trong vấn đề này, tuy nhiên sự phát triển của nền tảng này thực chất là xu hướng tất yếu của thị trường. Theo dự đáo của Google-Temasek, thương mại điện tử của Việt Nam sẽ “bùng nổ” vào năm 2025 với mức doanh thu lên đến 7,5 tỷ USD. Điều này được căn cứ dựa vào tỷ số tăng trưởng luôn ổn định ở mức 20%/năm thực tế.

Vậy có nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử không? Đây có lẽ là điều khiến rất nhiều người băn khoăn. Khi đây là một kênh bán hàng online đang rất HOT và được nhiều người lựa chọn. Trong kinh doanh online, nếu bạn càng “phủ sóng” được thương hiệu của mình thì càng nâng cao hơn về khả năng tiếp cận khách hàng. Nhưng hãy khai thác thật tốt các kênh mà mình lựa chọn, bởi không phải kênh nào cũng mang về hiệu quả cho bạn. Vì vậy, nếu bạn có khả năng về quản lý tốt, kinh nghiệm phong phú thì việc bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử là điều hoàn toàn nên bắt đầu.

Tuy nhiên, cũng đừng quá phụ thuộc vào một kênh bán hàng duy nhất này, mặc dù độ HOT của các sàn thương mại điện tử ngày một gia tăng. Hãy mở rộng thêm các kênh bán hàng online của mình, điều này giúp bạn luôn ở thé chủ động trong công việc không bị phụ thuộc. Nếu trong tương lai các chính sách bị thay đổi, điều chỉnh bạn vẫn hoàn toàn có thể ứng biến tốt.

5/ Các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam

Với những ưu thế vượt trội, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam luôn khiến các nhà đầu tư “đứng ngồi không yên”. Nên không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà chúng ta còn chứng kiến hàng loạt những cái tên đến từ các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,… Vì vậy, khi nhắc về các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam các bạn sẽ có một danh sách dài để tham khảo. Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến những đại diện “áp đảo” nhất trong lĩnh vực này.

Shopee: Đây chắc chắn là cái tên không thể không nhắc đến, thâm chí Shopee còn nắm giữa vị trí TOP 1 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập website trung bình cao nhất năm qua tại Đông Nam Á vào năm 2020. Shopee luôn nhận được sự quan tâm đông đảo từ người bán lẫn người mua và là sự lựa chọn đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến với nhu cầu của mình.

Lazada: Chỉ đứng ngay sau Shopee về lượng truy cập, website này hiện nay đang có mặt ở rất nhiều quốc gia Đông Nam Á với ưu thế luôn mang đến những trải nghiệm mua sắm đầy thú vị cho người tiêu dùng.

Tiki: Ngay cả khi bạn không thường xuyên mua sắm trên các sàn thường mại điện tử, nhưng nếu luôn góp phần ủng hộ lượt view cho cá ca sĩ trẻ Việt Nam trong nhiều năm gần đây chắc chắn sẽ biết đến cái tên này. Sự thành công của Tiki đã được đánh dấu vào năm 2014 khi được bình chọn là trang thương mại điện tử được nhiều người ưa chuộng nhất.

Sendo: Thuộc quyền sở hữu của tập đoàn FPT và được thành lập vào năm 2012, nhưng chỉ sau đó 2 năm Sendo đã đạt được 14,4% trên tổng doanh thu trong nhóm ngày thương mại điện tử. Là một doanh nghiệp nội địa, nên có thể nói rằng Sendo luôn mang đến cảm giác thân thuộc và am hiểu thị trường Việt.

Adayroi: Tiếp tục là một cái tên “Made in Việt Nam” thuộc quyền sở hữu của tập đoàn VinGroup nên độ phủ sóng thương hiệu luôn khiến nhiều đối thủ phải e dè. Với sự đầu tư rất tốt, nên sàn thương mại điện tử này thu hút được đông đảo khách hàng ở hiều tầng lớp khác nhau.

6/ Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?

Kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử luôn hứa hẹn mang đế rất hiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là về khả năng tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, không có một trang nào có thể đảm bảo tuyệt đối hay được coi là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Bởi mỗi một sàn thương mại điện tử đều song hành cùng lúc cả ưu – nhược điểm. Nên vì vậy, bạn cần phải cân nhắc xem đâu là sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh của mình.

Đặc biệt, cần cân nhắc kỹ lưỡng về các quy định – chính sách do các bên đưa ra đối với các chủ kinh doanh. Đây là những yếu tố đảm bảo về quyền lợi hợp tác giữa hai bên, đồng thời làm căn cứ giải quyết khi có các vấn đề phát sinh ngoài mong muốn. Theo đánh giá chung, trong tất cả các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển hiện nay có 4 cái tên được coi là có tiềm năng phát triển lớn nhất và cũng nên lựa chọn nhất. Đó là Shopee, Sendo, Tiki và Lazada, tuy nhiên mỗi một website này sẽ có thể mạnh về ngành kinh doanh khác nhau như sau:

1. Đối với Shopee: Thế mạnh về các ngành thời trang, điện tử, mỹ phẩm, đồ nội thất, gia dụng,… 2. Đối với Sendo: Thế mạnh về các ngành điện tử, sức khỏe, làm đẹp, du lịch, dịch vụ,… 3. Đối với Tiki: Thế mạnh về các ngành sách, thiết bị văn phòng phẩm, điện tử, nhà cửa đời sống,… 4. Đối với Lazada: Thế mạnh về các ngành thể thao, làm đẹp, du lịch, sức khỏe làm đẹp, thực phẩm,…

7/ Bán hàng trên sàn thương mại điện tử cần những gì?

Việc đăng ký kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử hiện nay có thủ tục khá đơn giản, thời gian nhanh chóng và tạo điều kiện tối ưu nhất cho các bên tham gia. Tuy nhiên, để có thể khai tác tốt các tài nguyên được các sàn thương mại điện tử tất nhiên bản thân mỗi thương nhân, tổ chức, cá nhân vẫn cần phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng với những điều như sau:

+ Tài khoản bán hàng đăng ký thành công: Để bán hàng thì đây chắc chắn là điều mà các bạn cần phải có, hãy thực hiện theo các hướng dẫn để đăng ký cho mình một tài khoản kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại cụ thể.

+ Nhân lực: Các sàn có thể mang đến những công cụ hữu ích cho các đối tác, tuy nhiên bạn cần phải có nhân lực để trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan như đăng sản phẩm, tương tác với khách hàng, xác nhận chốt đơn, vận đơn,…

+ Hình ảnh, nội dung sản phẩm: Với việc kinh doanh online thì hình ảnh và nội dung sản phẩm vô cùng quan trọng. Bởi thông qua đó để khách hàng không chỉ hiểu hơn về sản phẩm của bạn mà còn thúc đẩy quyết định mua sắm của họ.

+ Quy trình xử lý và đóng gói đơn hàng: Đây là công việc mà các bạn cần trực tiếp đảm nhận, hãy thiết lập một quy trình xử lý và đóng gói đơn hàng một cách nhanh chóng. Không khách hàng nào có thể kiên nhẫn đợi một đơn hàng mãi chưa được xử lý hay mãi chưa được giao.

8/ Kinh nghiệm bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Rất nhiều người đã và đang kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử nhưng chắc chắn không phải ai cũng thành công. Nó có thể mang đến rất nhiều nguồn tài nguyên phát triển, nhưng đồng thời bạn cũng phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác nhau và hơn thế đây là một thị trường có mức độ cạnh tranh khá khốc liệt. Vậy hãy “bỏ túi” ngay cho mình những kinh nghiệm siêu hữu ích dưới đây.

Tương tác một cách tích cực và ôn hòa với mọi đánh giá của khách hàng: Tất nhiên, khi đánh giá những phản hồi không tốt từ khách hàng không ai sẽ vui vẻ cả. Nhưng hãy luôn cố gắng tương tác một cách tích cực và ôn hòa nhất, dù bạn đúng hay sai nhưng nếu cố gắng tranh đua công khai với khách hàng chỉ càng tăng thêm điểm trừ trong mắt rất nhiều khách hàng khác mà thôi.

Tối ưu các thuật toán tìm kiếm của khách hàng: Các gợi ý tìm kiếm luôn được các sàn hiểu thị theo thuật toán theo các tiêu chí nhất định. Bạn có thể mua các gói quảng cáo của các sàn để ưu tiên vị trí hiển thị. Nhưng vị trí hiển thị tốt nhất vẫn sẽ căn cứ vào điểm đánh giá của khách hàng, vì vậy hãy đẩy mạnh vào quá trình chăm sóc khách hàng để họ có thể sẵn sàng đưa ra những đánh giá tốt nhất cho bạn.

Đầu tư vào hình ảnh và nội dung: Với kinh nghiệm này bạn sẽ thu hút được sự quan tâm và tạo ấn tượng rất tốt cho khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đặc biệt, nội dung cần phải tối ưu SEO sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn. Không quá ham vào việc chạy đua về giá: Chạy đua theo các chương trình khuyến mại, giảm giá của sàn quá nhiều sẽ khiến bạn bị giảm mức lợi nhuận rất nhiều. Vì vậy, chỉ nên lựa chọn những chương trình thực sự có tiềm năng cho mình.

Xem thêm: Hé lộ 5 cách quản lý bán hàng online tăng hiệu quả 200% cho chủ shop

Dù có thể phát triển trên nhiều kênh khác nhau rất tốt, nhưng bán hàng trên sàn thương mại điện tử vẫn mang đến những lợi ích nhất định mà bạn hay chúng tôi đều không thể phủ nhận. Đây có thể là một “sân chơi” rất tốt và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh doanh của bạn lúc này. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị cho mình thật kỹ lưỡng trước khi tham gia nếu không muốn đầu tư mà mãi không sinh lời.

Chủ Đề